Thiếu úy Nguyễn Thanh Trường (người mặc áo xanh) có mặt trong vụ xô xát dẫn đến máy ảnh của phóng viên bị đập vỡ. Ảnh: A.X.
Chiều nay, trung tá Hoàng Văn Huy, đội phó đội 3, Cảnh sát giao thông,
công an TP HCM cho biết, đơn vị này đã có hình thức xử lý bước đầu đối
với 2 cảnh sát giao thông vì có mặt trong vụ tai nạn giữa xe máy với
taxi dẫn đến xô xát, trong đêm 18/8.
Hai cảnh sát giao thông bị đình chỉ công tác là thiếu úy Nguyễn Thanh Trường và trung úy Dương Thanh Hiền.
Theo biên bản ghi nhận, khoảng 22h30 tối 18/8, Nguyễn Thanh Tú (21
tuổi, Củ Chi) đi xe máy trong tình trạng có rượu bia đã đâm phải chiế
c taxi Vinasun lưu thông cùng chiều, tại đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận 10.
Giữa hai bên có lời qua tiếng lại, tài xế taxi gọi thêm đồng nghiệp là
Nguyễn Minh Giàu đến hỗ trợ. Sau đó, giữa anh Giàu và Tú xảy ra xô xát,
người thanh niên này đã dùng cây dù đập xe của anh Giàu làm rạn nứt
kính chắn gió phía trước.
Bị tài xế Giàu níu lại yêu cầu bồi thường, Tú đã gọi điện "cầu cứu"
người thân. Theo xác nhận của Phó đội trưởng đội 3 Hoàng Văn Huy, 2
người có mặt tại hiện trường lúc này là cảnh sát của đội gồm: Thiếu úy
Nguyễn Thanh Trường và Trung úy Dương Thanh Hiền. Ngoài ra, đi cùng với
Trung úy Hiền đến hiện trường còn có ông Nguyễn Hữu Đức.
Cùng lúc này, phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng 12 Giờ đang chụp ảnh,
ghi hình sự việc đã bị ông Đức đe dọa, giật máy ảnh đập mạnh xuống đất.
Tại công an phường, người đàn ông này ban đầu khai nhận tên là Nguyễn
Hữu Đức (41 tuổi, quê tại Củ Chi) là công nhân viên của UBND TP HCM.
Ông Đức thừa nhận trong lúc có rượu bia, để xảy ra sự việc đáng tiếc và
đã yêu cầu các phóng viên có mặt bỏ qua vụ việc thì "sẽ được lợi về
sau" và ông sẽ bồi thường.
Tuy nhiên, công an phường 1, quận 10 đã lập biên bản để tiến hành phối hợp với các quan chức năng xử lý.
Ngoài ra, theo tài xế Giàu, trong lúc xảy ra xô xát giữa anh và Tú,
còn
có 2 thanh niên khác, mặc quần áo bình thường có mặt tại hiện trường,
lao vào "siết cổ, đánh vào mặt", khiến anh bị bầm mắt trái và gò má,
chảy máu. Khi công an hình sự xuất hiện và rút súng định bắn chỉ thiên
thì những người này lập tức rút thẻ cảnh sát giao thông ra trình và sau
đó thì bỏ đi.
Trao đổi với báo giới chiều nay, trung tá Hoàng Văn Huy, phó đội trưởng
đội 3, Cảnh sát giao thông, công an TP HCM cho biết, cơ quan này sẽ
tiếp tục điều tra những người chưa rõ lai lịch tự xưng là người cảnh
sát giao thông trên. "Việc mặc thường phục và trình thẻ ngành trong
trường hợp này là không đúng với quy định", ông Huy khẳng định.
An Nhơn
Người CSVN có thực sự hiểu thế nào là cách mạng? Sau 63 năm, giới trí thức "công khai dạy Đảng làm cách mạng":
Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do
63 năm đã trôi qua kể từ ngày 19/8 năm 1945 - ngày nhân dân ta, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, đã làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử. Kỷ niệm ngày
này là dịp để chúng ta tiếp tục nhìn nhận về những giá trị mà Cách mạng
đã mang lại cho dân tộc.
Độc lập và hội nhập
Hai giá trị to lớn nhất mà tháng Tám đã mang lại cho dân tộc ta là độc
lập và tự do. Mặc dù để bảo vệ thành công hai giá trị này, nhân dân đã
phải tiếp tục chiến đấu và hy sinh thêm 30 năm nữa.
Độc lập là giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải là một giá trị bất biến.
Nó luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc.
Đất nước Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ của
hội nhập và toàn cầu hóa. Trong thời kỳ này, độc lập vừa là sự tự chủ,
cũng vừa là sự hợp tác với bên ngoài. Độc lập vừa là tinh thần tự lực,
tự cường, cũng vừa là sự tiếp thu thành tựu của thế giới, sự tận dụng
các nguồn lực của thế giới để vươn lên.
Nếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó
lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình.
Mối quan hệ giữa tính độc lập và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân
tộc trong thế giới hôm nay là biện chứng. Không có bản sắc, không có
những giá trị đặc trưng của riêng mình, chúng ta khó lòng bổ sung được
giá trị gia tăng cho thế giới và khó lòng trở thành một phần cấu thành
hữu ích của thế giới.
Tuy nhiên, không tiếp nhận luật chơi chung, không hợp tác và không tận
dụng các thành tựu của thế giới, chúng ta sẽ bị gạt ra bên lề và bị bỏ
lại phía sau. Độc lập không loại trừ hội nhập, và hội nhập không tước
bỏ giá trị của độc lập.
Trong thời Pháp thuộc, chúng ta không có quyền tự quyết, thực dân Pháp
đã áp đặt rất nhiều thứ cho dân tộc ta, kể cả hệ thống pháp luật và chế
độ chính trị. Ngày nay, chúng ta đã giành được toàn quyền tự quyết. Tuy
nhiên, tự quyết không có nghĩa là muốn quyết thế nào cũng được.
Càng hội nhập sâu hơn, chúng ta càng phải có những quyết sách phù hợp
hơn với luật chơi chung. Cân đối giữa bản sắc dân tộc và chuẩn mực quốc
tế là một sự cân nhắc khó khăn. Tuy nhiên, ngoài tầm trí tuệ, sự nhạy
cảm và bản lĩnh của chính mình, chúng ta không thể trông chờ vào sự
mách bảo của bất kỳ ai.
Trao cơ hội cho kẻ yếu
Giá trị to lớn thứ hai mà Cách mạng tháng Tám mang lại là tự do. Tự do
cũng là một giá trị vĩnh hằng, nhưng cũng không phải là một giá trị bất
biến.
Tự do đóng vai trò quan trọng đối với sự giàu có và thịnh vượng của đất
nước. Bởi vì tự do là động lực, đồng thời cũng là công cụ để phân bổ
tối ưu mọi nguồn lực của đất nước. Không có tự do, một cá nhân không
thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh sáng tạo của mình, không thể tự
hoạch định và “mưu cầu hạnh phúc” cho mình.
Không có tự do, nguồn nhân lực và tài lực của đất nước khó có thể được
phân bổ hợp lý tối đa. Tuy nhiên, tự do không đương nhiên mang lại cho
chúng ta công bằng - một trong những giá trị mà dân tộc ta đã đổ máu
xương để theo đuổi trong gần suốt cả thế kỷ XX và cho đến nay. Ngược
lại, tự do và cơ chế thị trường có thể làm cho sự phân cách giàu nghèo
có thể ngày càng mở rộng.
Cân đối giữa tự do và công bằng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ
thống chính trị hôm nay. Bởi vì mọi sự thiên lệch đều rất dễ dẫn đến
những hậu quả bất lợi.
Nếu chúng ta chỉ coi trọng tự do, tiền sẽ chỉ được tập trung cho những
người biết kiếm ra nhiều tiền nhất, đất chỉ được tập trung cho những
người biết khai thác đất hiệu quả nhất. Kinh tế nhờ đó có thể sẽ phát
triển nhanh chóng hơn. Thế nhưng, đại đa số những người bình thường
khác thì thì sẽ ra sao? Xã hội có thể ổn định được bao lâu?
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ coi trọng công bằng, thì không khéo động
lực kinh doanh và sáng tạo sẽ bị triệt tiêu. Trong một xã hội không ai
có động lực để làm ra của cải nhiều hơn người khác, thì kinh tế sẽ đình
đốn và sẽ xảy ra đói nghèo. Làm như vậy, không khéo chúng ta sẽ trở lại
vết xe đổ của thời kỳ bao cấp, một thời kỳ trì trệ và khốn khó.
Như vậy, phải tận dụng cơ chế thị trường, nhưng đồng thời cũng phải
phấn đấu để bảo đảm công bằng xã hội. Và nếu triết lý của cơ chế thị
trường là kẻ mạnh hơn phải thắng, thì triết lý của dân chủ là kẻ yếu
hơn phải có cơ hội.
Kết hợp cơ chế thị trường với việc mở rộng dân chủ và bảo đảm quyền
tham gia quyết định của người dân phải là phương châm hành động của
chúng ta trong thời kỳ mới.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
http://www2.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/08/799324/
Nghề mới tại Việt Nam:
Về nơi loạn “sư giả”
TP - Vùng quê xã Nghĩa Đồng, (thuộc huyện Tân Kỳ, Nghệ An) gần đây rộ
lên nạn đi làm “ sư giả”, lợi dụng việc khất thực, xin quyên góp, bán
hương giá đắt... để thu lợi bất chính cho cá nhân.
Vào làng “sư giả”
Qua bến đò Nghĩa Bình trên dòng sông Con, mới hỏi thăm “làng sư giả”
người lái đò đã trả lời ngay: Chỉ cần bước chân sang khỏi bến đò là xã
Nghĩa Đồng, nơi đó hiện đang có hàng trăm người đi làm “sư giả”.
Nếu các chú đứng đợi đến chiều, thế nào cũng gặp họ về qua. Mỗi buổi
sáng, có mấy người tầm khoảng 45 đến 50 tuổi ở xóm 4 của xã Nghĩa Đồng
sang khỏi bến đò là vào nhà tôi xin gửi quần áo.
Chỉ sau mấy phút những người này đã biến thành “sư”. Sau đó lên xe máy
phóng đi hướng Bắc của đường mòn Hồ Chí Minh. Có người đi về trong
ngày, nhưng cũng có người hai, ba ngày sau mới về, thay quần áo xong
rồi mới trở lại làng.
Qua tìm hiểu được biết, số người này thường đi “khất thực”, quyên góp
tiền làm từ thiện ở các khu chợ của một số vùng quê ở Quỳnh Lưu, Diễn
Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, TP Vinh... nhưng thực chất là lừa đảo để bỏ
túi mang về.
Rời bến đò Nghĩa Bình, chúng tôi đặt chân vào địa phận xã Nghĩa Đồng.
Một số người dân ở đây bức xúc cho biết: Bây giờ không phải riêng xóm 4
mà cả xã Nghĩa Đồng đang rộ lên nạn đó.
Một người dân cho biết: Cô H và cô N xóm 6, Nghĩa Đồng đi vào tận Đắc
Lắc để lừa đảo với hình thức đó. Cả hai đang định đi vào trung tâm của
một khu thương mại để vận động bà con quyên góp thì gặp anh Nguyễn Thế
(người cùng quê xóm 6, Nghĩa Đồng).
Sợ anh Thế phát hiện, cả hai cô bỏ chạy. Một bà cụ bán hàng tạp hóa cho
biết thêm, chưa bao giờ người dân Nghĩa Đồng rộ lên nạn đi làm “sư giả”
nhiều như hiện nay, dường như xóm nào cũng có hàng chục người đi, nhưng
đông nhất vẫn là những lúc nông nhàn.
Một số hộ gia đình lúc đầu nghèo xơ nghèo xác, nợ nần chồng chất, thế
mà chỉ sau một thời gian đi làm “sư giả” về là đổi đời. ...
Phan Sáng
Từ ngày bỏ tiền kinh doanh, Chưa có ngày khai trương
Vietjet Airlines cắt giảm nhân sự hàng loạt
Gần 30 cán bộ của Hãng hàng không tư nhân Vietjet Airlines vừa nhận
quyết định nghỉ việc vì kế hoạch bay bị đình hoãn và công ty không có
khả năng chi trả lương.
Trong thông báo phát đi sáng nay, có khoảng 16 nhân viên thuộc nhiều bộ
phận kinh doanh, khai thác đường bay, marketing... của Vietjet Airlines
nằm trong diện giảm biên chế. Đây là đợt cắt giảm nhân sự thứ hai kể từ
khi Vietjet Airlines nhận giấy phép thành lập hãng hàng không tư nhân
đầu tiên tại VN.
Hồi giữa tháng 7, do giá nhiên liệu tăng cao, Vietjet Airlines công bố
hoãn kế hoạch mở đường bay đến tháng 4/2009, đồng thời cho thôi việc
với khoảng 10 nhân viên ở một số bộ phận. Đợt cắt giảm nhân sự đầu tiên
này có tổng giám đốc điều hành Brian Presbury - người được đánh giá là
có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hành không.
Hiện chỉ còn khoảng 15 nhân lực được giữ lại làm việc tại hãng với các vị trí khác nhau.
Trao đổi với VnExpress, một quan chức của Vietjet Airlines cho hay hầu
hết những cán bộ nằm trong diện tiết giảm đều có năng lực và được mời
từ các cơ quan thuộc ngành hàng không. Do vậy, phải nói lời chia tay
với những nhân viên này là bất khả kháng và do công ty không có khả
năng trả lương khi kế hoạch bay bị hoãn.
Tại thời điểm nhận giấy phép kinh doanh hồi tháng 12/2007, kế hoạch đặt
ra là tháng 12/2008 chuyến bay thương mại đầu tiên sẽ cất cánh. Thế
nhưng từ đó đến nay, giá nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao và đã
chiếm trên 60% chi phí. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, hãng phải cân
nhắc lại kế hoạch một cách hợp lý hơn.
Hồng Anh
Chuyện bò ăn cỏ nhai đi nhai lại:
Để phòng chống tham nhũng: Cần công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền
TT - Ngày 18-8, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đối
với dự thảo chiến lược phòng chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020. Bên
lề hội thảo, cục trưởng Cục PCTN Trần Đức Lượng, tổ trưởng tổ biên tập
chiến lược, đã trao đổi với Tuổi Trẻ về một số giải pháp đảm bảo thực
hiện mục tiêu của chiến lược, trong đó chú trọng đến việc tăng cường
tính công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền.
Theo ông Lượng, việc công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền có
ý nghĩa quyết định hiệu quả công tác PCTN. Liên quan đến nội dung này,
vấn đề sửa đổi danh mục bí mật nhà nước là vấn đề cần thiết hiện nay,
các ngành, các cấp đều phải tiến hành rà soát.
Cái gì thật sự là bí mật nhà nước, các vấn đề có thể hiểu là phương hại
đến lợi ích quốc gia, ảnh hưởng đến an ninh chính trị thì thuộc diện bí
mật. Còn cơ bản các hoạt động khác phải công khai, ví dụ như kết quả
thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra... Trường hợp những gì không
có lợi cho cái chung mới bí mật, không công khai.
Trả lời câu hỏi “theo ông, nói kết quả thanh tra phải công khai cho dân
nhưng tại sao hiện nay vẫn còn nhiều kết luận thanh tra đóng dấu mật?”,
ông Lượng cho biết hiện nay có sự không thống nhất của Luật PCTN với
một số luật khác, trong đó có pháp lệnh về bí mật nhà nước.
Theo Luật PCTN thì kết luận thanh tra được công khai, nhưng một số quy
định khác nói nó thuộc bí mật nhà nước. Do đó cần rà soát, xem những
quy định nào vênh với luật, các quy định thì chỉnh sửa theo hướng thu
hẹp danh mục bí mật nhằm thực hiện giải pháp công khai, minh bạch.
MINH QUANG
---------
Nếu chỉ nói chuyện phòng chống tham nhũng thì
1000 năm nữa vẫn vậy. Muốn chấm dứt tệ nạn này thì phải có biện pháp
trừng trị bọn tham nhũng. Hãy nhìn vào nhà cửa, tài sản của các quan
chức CSVN, hỏi chúng tiền ở đâu ra? Câu trả lời là ở chỗ đó! Đảng có
dám để cho người dân và báo chí nhập cuộc chơi này không? Chắc là
không, vì tham nhũng là chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng. Nhất là
trong giai đoạn vơ nhanh vét lẹ để rồi còn kịp bỏ chạy.