Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 21 » Những đứa con rơi của Hồ Chí Minh (1)
8:20 AM
Những đứa con rơi của Hồ Chí Minh (1)



Ảnh chụp Nguyễn Tất Trung

Con người huyền thoại : Vũ Trung-Nguyễn Tất Trung

Tác giả: Nguyễn Thái Hoàng


1. Con người Huyền thoại Vũ Trung-Nguyễn Tất Trung



Vì nỗi mong mỏi tha thiết của mọi người muốn biết rõ về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Tất Trung - đứa con rơi của ông Hồ Chí Minh trong vòng tay “nhân ái yêu thương” của các đồng chí - Hoàng nghĩ mình không có quyền né tránh câu hỏi này, khi thực tế đã bày ra trước mắt.

Bạn LHA (Hoa Kỳ) viết: “Cám ơn bạn Nguyễn Thái Hoàng đã cho bạn đọc biết về tung tích của anh Nguyễn Tất Trung. Trong cuốn hồi ký "Đêm Giữa Ban Ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên có nói rằng sau khi bà Nông Thị Xuân bị ám hại, thì Nguyễn Tất Trung được giao cho Vũ Kỳ nuôi rồi sau đó không còn biết tin tức gì nữa. Tôi không hiểu tại sao cùng là hậu duệ của ông Hồ lại bị phân biệt đối xử như vậy, anh Trung cũng là con “Vua” như Nông Đức Mạnh, nhưng ông Mạnh lại được làm tổng bí thư, trong khi Trung lại quét lá đa. Cây đắng không thể sinh trái ngọt, hy vọng anh Nguyễn Tất Trung là trường hợp ngoại lệ".

Dù không muốn làm mọi người thất vọng, nhưng Hoàng cũng phải nói thật điều này: LHA nói đúng: Cây đắng không thể sinh trái ngọt. Nguyễn Tất Trung không phải trường hợp ngoại lệ mà đã bị Đảng nhuộm đỏ từ đầu đến chân. Rất có thể Hoàng có lỗi trong việc này vì đã thông tin không đầy đủ đến bạn đọc, làm bạn đọc hiểu lầm. Thực tình, cũng như LHA và rất nhiều người Việt Nam khác, Hoàng cũng tràn trề hy vọng về một Tất Trung khác, một Tất Trung vì nỗi đau xé gan xé ruột của mẹ mình, của chú, dì, và họ hàng bên ngoại mà hành xử khác, biết phân biệt đâu là chính nghĩa, đâu là trọng tội, cho dù tội ác ấy được phủ bằng màu cờ đỏ sao vàng đi chăng nữa, thì bàn tay của kẻ cầm cờ chắc gì đã sạch? đã không nhuốm máu mẹ đẻ mình? Như bao nhiêu năm anh đã từng thét vào mặt họ: "Phải làm sáng tỏ cái chết của mẹ tôi, không thằng nào khốn nạn bằng thằng bố tôi, đẻ con ra mà không dám nhận con...v.v".

Thật không ngờ Đảng đã “vững vàng đường lối, kiên trì quan điểm lập trường cách mạng” đến cùng để biến “Tất Trung” thành “Tất Nhụt”, thiếu hụt niềm tin và bản lĩnh chiến đấu, từ căm thù cái ác, cái xấu trở thành nguội lạnh vô cảm, vô đạo như hiện nay.

Để giúp mọi người hiểu rõ về Nguyễn Tất Trung, cũng là thanh minh sự lầm lẫn của mình, Hoàng xin nói dông dài một chút như sau:

Vì ảnh hưởng nghề nghiệp, trong khi chưa bị Đảng thiến hết nhân cách Hoàng vẫn lê la ở khu vực ga Trần Quý Cáp là nơi bà con từ 60 tỉnh thành trong cả nước đổ về, tụ tập, khiếu kiện vượt cấp, để tìm hiểu , hỏi han, tuy biết chẳng thể giúp được gì cho họ mà chỉ để tìm hiểu xem mức độ đểu giả độc ác của Đảng cộng sản đến đâu thôi? Trong một lần như vậy Hoàng ngồi nghỉ ở quán bia số nhà 62 cùng phố , được anh Mẫn (chủ quán) rỉ tai cho biết là Vũ Trung rất hay đến đây uống bia. Từ hôm đó Hoàng chủ động đến đó nhiều lần để chờ gặp cho bằng được con người huyền thoại này.

Thú thật lần đầu nhìn thấy anh Trung dựng xe bước vào quán, Hoàng hồi hộp ghê lắm, tim đập, chân run, cái nhìn đầy tinh lực, chăm chú như thể của đôi tình nhân trong thơ Đàm Phố: "Yêu nhau mà mắt nhìn không chớp, thấy nhau rồi chỉ muốn nuốt trôi nhau". Sau cái mỉm cười xã giao, bắt tay với chủ quán, Trung lui về với cốc bia của mình, trở thành người khác hẳn, lặng lẽ u uẩn, câm nín, căm tức, căng thẳng. .. Về hình thể Trung rất đẹp, trẻ hơn cái tuổi 49, 50 của mình rất nhiều. Da trắng, sống mũi cao, lông mi cong vắt, môi đỏ, nói chuyện rất có duyên, miệng cười, mắt cũng cười theo. Nghiã là hoàn toàn giống mẹ, như trong "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên: "Cô Xuân 21 tuổi, khá đẹp, nước da trắng hồng, môi đỏ, nụ cười như hoa nở". Tuy cũng có dáng cao dong dỏng, nhưng không hề có dấu vết gì của ông Hồ kể từ dáng vẻ khuôn hình đến các nét trên gương mặt. Về trang phục, Trung ăn vận gọn gàng, lịch sự và bắt mắt, đến mức anh bạn đi cùng Hoàng - vốn quyền cao, chức trọng, phải thầm thì: "Thằng cha đẹp quá, mình mà là con gái, nhất định phải chửa hoang với nó, ít nhất là 7 lần". Qua nhiều lần bí mật quan sát, Hoàng cảm thấy bề ngoài Trung đóng vai lãng tử con nhà giàu, chịu chơi, nhưng bên trong là nỗi đau không lời, nỗi đau khấn bốn phương trời còn đau, thậm chí Hoàng chỉ có thể mượn thơ Thế Lữ để tả: "Ngậm một khối căm hờn trong tim óc..."

Nghĩ mãi cuối cùng dịp may cũng đến, trong số bạn thân của Hoàng có một anh thuộc diện "con ông cháu cha" vốn trước học cùng trường trung học mang tên Nguyễn Văn Trỗi ở Trung Quốc với Trung. Thế là anh vui vẻ gọi điện thoại hẹn gặp và kéo cả Hoàng đi. Trong suốt buôỉ gặp mặt vui vẻ đó, Hoàng càng củng cố thêm nhận định của mình. Lần ấy đúng dịp ông Vũ Kỳ mất, Trung nhắc đến cái chết của bố nuôi đầy quyến luyến. Từ lúc ông bắt đầu trở bệnh, đến lúc phải thở bằng ô xy, rồi 20 ngày cuối, trong lúc cả nhà xúm vào săn sóc, ông yêu cầu đưa giấy bút, kiên quyết bắt rút ống thở để ra đi, hoàn toàn tỉnh táo, không một chút vật vã đau đớn. Ngay sau đó chính phủ đã ký duyệt cho gia đình 50 triệu để xây mộ ở nghĩa trang Mai Dịch…

Trong câu chuyện hễ nhắc đến ông Hồ là Trung thay đổi thái độ, mặt cau có, căng thẳng. Mỗi khi anh bạn đưa ra những lời phủ nhận về một số phần tử "quá khích", "nói xấu" ông Hồ, Trung đều gạt đi, bảo: "Ông lạc hậu, quan liêu quá. Chịu khó lên mạng mà đọc đi, không thì nghe lời dân gian nói ấy, ông Hồ mất đi chỉ để lại: "Ba Đồng Chinh Bằng Tôn" (1) có ích mẹ gì đâu...Trong cuộc vui Trung còn đọc cả thơ "cửa mở" của Việt Phương (Thư ký riêng của Phạm Văn Đồng) cho cả hội cùng nghe (đại ý):

Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Mở đài địch như mở toang cách cửa,
Nghe nó chửi mà thấy cả ngày mai…


Sau này trong vài lần gặp lại, Hoàng có đặt thẳng vấn đề với Trung:

- Trong cuộc đời có bao giờ anh cảm thấy mình bị đối xử tệ bạc không?

Trung đáp không hề né tránh:

- Có chứ, không phải chỉ một lần mà là thường xuyên - Và Trung kết luận:

- Đến bom đạn thành cổ Quảng Trị còn không lấy nổi mạng mình, kể cũng lạ...

Biết được điều lạ lùng này Hoàng vội vã thốt lên:

- Tại sao anh phải đi lính, là con Bác Kỳ thì cùng lắm cũng chỉ là lính cậu, lính văn phòng thôi chứ, sao lại phải ra mặt trận ?

Trung bảo:

- Không có đâu, 10 năm trên khắp các chiến trường đông, tây, nam, bắc, nhưng căng thẳng nhất vẫn là thành cổ Quảng Trị và mặt trận Căm-pu-chia. Trong hai thời điểm khắc nghiệt ấy, trung bình mỗi ngày mình phải chia tay với vài chục thằng bạn, chúng nằm lại thành cổ, bên kia bờ sông Thạch Hãn, hoặc đạp phải mìn bị thương phải chuyển lên quân y viện...

Hoàng thăm dò:

- Có bao giờ anh nghĩ mình là con người của huyền thoại, luôn bao bọc quanh mình cả một lớp huyền thoại hư thực không?

Trung trả lời, mắt như có lệ:

- Mình cạn khô nước mắt khóc mẹ từ lâu rồi, đừng hỏi nữa.

Lúc này Hoàng mới kịp nghĩ ra là trong tất cả những lần gặp gỡ, chưa khi nào Trung được phép đi một mình mà luôn luôn có các "ông bạn" cặp kè bên cạnh.

Thú thật đêm đầu tiên sau lần gặp, Hoàng trằn trọc băn khoăn không ngủ nổi, càng lên mạng càng đọc được thông tin về ông Hồ, Hoàng càng mong muốn được gặp lại, thậm chí Hoàng đã nghĩ, dù có dao kề cổ Hoàng cũng phải viết về con người này...

Tất nhiên ý nghĩ ấy là viễn vông ở Việt Nam, vì tất cả các tổng biên tập, các giám đốc nhà xuất bản đều đã nhận được một bài học nhớ đời sau vụ tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Minh Hạnh mất chức vì đã dại dột đăng tin về người vợ Trung Quốc của ông Hồ.

Lần cuối cùng Hoàng gặp Trung tại quán cà phê bông giấy 2, đường Lê Thành Nghị, Hà Nội. Người Chủ quán là vợ Trung, trẻ, đẹp, duyên dáng tên Duyên. Tại đây, qua những lời bộc bạch chân tình của chị Duyên về sự quan tâm săn sóc của chú Khải, chú Lương, chú Mười, anh Mạnh v.v., Hoàng biết Trung đã bị Đảng dùng chức tước mua chuộc và bị nhuộm đỏ từ đầu đến chân, ít nhất là từ mười năm nay. Trước đó theo lời Trung thú nhận: anh luôn có "cận vệ" theo sát, cấm vận mọi điều, chỉ khoảng 10 năm trở lại đây mới được quyền đi đó đi đây vào Nam thăm bạn hay thăm lại đồng đội xưa", v.v. Hiện ngôi nhà cũng là quán cà phê của anh chính là nhà được phân theo tiêu chuẩn cấp tướng tá của Tổng cục 2, tương đương chức thứ trưởng các bộ, ngành, với diện tích 160 m2 (2).

Điều đặc biệt quan trọng mà Hoàng biết được là sau khi gia nhập Tổng cục 2, Trung đã từng cùng Nguyễn chí Vịnh, con Nguyễn Chí Thanh tham gia các phi vụ mua bán máy bay, vũ khí đểu để trang bị cho Tổng Cục bằng nguồn vốn kếch sù của Bộ quốc phòng và phất lên nhanh chóng. Hiện tại Trung là một trong số 7 người giàu nhất Việt Nam (còn goị là nhóm G7) gồm Phan Minh Hoàn (con Phan văn Khải), Nguyễn Hoài Bảo (con bà Lê thị Hoài), Lê Khả Diễn (con Lê Khả Phiêu) v.v. Trong số 5 đứa con của ông Vũ Kỳ gồm: Nhung - Quang – Trung - Vinh - Minh, thì Trung giàu ức vạn lần, kể cả cậu Vinh đang ở Đức cũng chỉ có số tài sản bằng một phần nhỏ của Trung.

Từ chỗ coi mình là người "ngoài luồng", không chịu mang họ Vũ, không muốn sống cuộc đời thứ 2, lúc nào cũng đòi được Đảng buông tha để đi khắp thế gian, la lớn cho cả thế giới biết về cái chết oan nghiệt của mẹ mình (“Tiếng oan dạy đất, oán ngờ loà mây”!), Trung đã bị Đảng trừng phạt nặng nề trong chính ngôi nhà 66 Thợ Nhuộm Hà Nội. Nào tống đi lính để thành "anh hùng thời đại", nào tiêm thuốc độc cho trí não u mê, tiêm thuốc triệt sản để thành một zôm-bi - vật vờ như một cái bóng, chỉ làm hùng hục như trâu (3) không có trí khôn để nhận biết mình là ai, cũng không biết ai ngoài mình, kể cả chuyện tình ái... Thấp tay và tàn bạo hơn hẳn các thầy pháp Châu Phi - điểm huyệt cho người chết sống lại để điều khiển, sai khiến như những zôm-bi, Đảng đã làm ngược lại, biến một cơ thể trẻ trung, khoẻ mạnh thành một xác chết biết đi... cho đến khi liều lượng của thuốc hết tác dụng, Đảng kịp thời dở lại chiêu bài dụ dỗ mua chuộc kèm doạ nạt, cưỡng bức... Sống giữa lòng Đảng, xa rời nhân dân, kết cục Trung đã được nặn tạo lại từ đầu, thành một quan chức cao cấp thành đạt trong quân đội, càng ngày càng cố hợp pháp hoá mình trong vai đứa con ngoan của Vũ Kỳ để yên bề, thoát hiểm, và làm giàu.

Việc Trung đến các bậc lão thành cách mạng để tìm hiểu về cái chết của mẹ đẻ là việc hoàn toàn có thật, chính Hoàng đã gặp Trung trong ngôi nhà của ông Ngô Thế Nùng - một tướng lĩnh cũ trong quân đội. Chỉ vì anh rể là Hoàng Minh Chính mà cả hai vợ chồng ông Ngô THế Nùng bị trượt dài vì lý lịch, không sao leo lên được nữa. Hôm Hoàng đang ngồi với bác gái - nói chuyện về việc cụ Chính chuẩn bị sang Mỹ chữa bệnh thì Trung lò dò tìm đến, anh Hà ra mở cửa đưa vào, Hoàng vừa kịp nghe Trung nói: "Tôi phải gặp mẹ ông để tìm hiểu về cái chết của mẹ đẻ tôi", vì lý do tế nhị Hoàng buộc phải ra về, sau đó gặp lại ở quán cà phê... Khi đã phát hiện ra chân tướng thật của Trung thì không bao giờ muốn gặp lại nữa (trước đó hỏi về nghề nghiệp, lần nào Trung cũng bảo: Tự mở một công ty trách nhiệm hữu hạn, thu nhập bấp bênh và hoàn toàn không liên quan gì tới đám G7)...

Bạn Nguyên Cam nhắn tin: Hoàng tìm cách chụp ngay một tấm hình của Nguyễn Tất Trung và chuyển ra hải ngoại để mọi người có thể nhìn thấy đứa con rơi của ông Hồ, hy vọng "Đàn chim Việt" sẽ là nơi đầu tiên đăng ảnh Nguyễn Tất Trung cho toàn thế giới biết...

Điều này thật dễ lại thật khó, vì cả thế giới khi biết đến "tin mật" này trên mạng thì cánh "solôchôm" của chính quyền sẽ theo sát anh Trung từng bước và mạng sống của Hoàng rất có thể sẽ bị phơi trên "gác bếp" của Đảng ngay, chẳng thể "tung tăng" lên mạng mà tiếp tục gửi ảnh đâu. Hoàng đã nghĩ nhiều cách, kể cả nhờ các bậc bô lão vốn được anh Trung quý mến, tiếp đón niềm nở, nhưng họ cũng sợ lôi thôi với công an Việt Nam nên không dám chụp, đành chờ dịp khác vậy. Trong 4 triệu đồng bào Hà Nội, Hoàng nghĩ, nhất định sẽ có người thay Hoàng làm việc này, thậm chí cả quang cảnh quán cà phê "Bông giấy", cách bày biện trang trí trong nhà và cả gia đình anh Trung gồm chị Duyên và cháu Vũ Thành nữa.

Thư đã dài, hy vọng lời nhắn của bạn Nguyên Cam sẽ sớm thành hiện thực: Ngày thần tượng Hồ Chí Minh sụp đổ cũng chính là ngày Đảng cộng sản Việt Nam sụp đổ vì họ không còn bám vào đâu được nữa.

Còn cả 113 ý kiến tha thiết chân tình khác, từ Anh Đông (CHLBD) Trần Thế Hiển (USA) Martin Dang vandang123 (Germany), Lỗ Trí Thâm (Battlefield- USA), độc giả “Thế giới không cộng sản", Hồ Ngọc (San Diego) v.v mà Hoàng rất muốn trao đổi, tâm tình, đành chờ dịp khác vậy ...


Gửi tới các bạn đọc lời chào chân tình.

Hà Nội, 9/ 2005
Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 3763 | Added by: danchu | Rating: 2.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0