Lương không đủ sống
|
Chuẩn bị một bữa ãn ðạm bạc chỉ với rau muống |
Ở
thành phố Vũng Tàu có 12 công ty trách nhiệm hữu hạn các loại như giầy
da Tramatsuco, đông lạnh Hải Việt, may mặc Vieco, khu công nghiệp tổng
hợp Đông Xuyên và có hơn 16.000 công nhân đang làm việc. Với đồng lương
của một công nhân giầy da từ 850 đến 950 ngàn đồng/tháng, họ phải làm
quần quật từ 6giờ 30 phút sáng đến 11giờ 30, từ 13 giờ 30 đến 17 giờ
chiều. Số tiền ít ỏi ấy, họ phải thuê nhà trả tiền điện nước, chi phí
ăn uống, đi lại, sinh hoạt, chưa đến cuối tháng là rỗng túi. Trước đây,
2 đến 3 người thuê một phòng trọ 16 m2, nay thì 7 đến 8 người thuê cho
đỡ tốn tiền nhà. Những bữa cơm đạm bạc chỉ rau muống và đậu hũ, không
đủ để tái sản xuất sức khỏe. Nhiều công nhân đã lăn ra ốm vì áp lực
công việc và ăn uống thất thường, nhưng cũng phải cố gượng dậy để đi
làm. Vì không làm lấy gì ăn và biết tìm việc ở đâu khi không có trình
độ chuyên môn?
Vợ chồng chị Hồ Thị Xuân, Hồ Văn Can (ở số nhà
146/D2 đường Đô Lương phường 11 Vũng Tàu) lặn lội từ xã Nga Thành,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chọn thành phố Vũng Tàu làm nơi kiếm kế
sinh nhai. Chị Xuân làm công nhân giầy da ở khu công nghiệp Đông Xuyên,
còn anh Can làm công nhân bào thớt nhựa cho công ty cổ phần Đông Phương
(Hàn Quốc). Hai vợ chồng mỗi tháng thu nhập chưa đầy hai triệu đồng mà
phải trả 500 ngàn tiền thuê nhà, 150 ngàn tiền điện nước, 150 ngàn tiền
gas nấu, còn lại chỉ đủ tiền mua rau muống với đậu hũ kho mặn ăn hàng
ngày. Chị Xuân cho biết: “Cả hai tháng nay, vợ chồng em chưa mua được
cân thịt lợn, điệp khúc cơm rau muống đậu hũ kho mặn là thường. Vợ
chồng phải tằn tiện lắm mà vẫn thiếu trước hụt sau. Chưa đến tháng đã
phải ứng lương mua gạo. Giá tăng vùn vụt mà lương chúng em thì dậm chân
tại chỗ. Biết là đời sống công nhân khó khăn, song vẫn phải làm vì
không làm công nhân biết làm gì bây giờ, trong khi mình không có nghiệp
chuyên môn”!
Những công nhân ở độ tuổi thanh niên trai tráng
khỏe nhất phải ăn mì tôm thay cơm đi làm. Anh Mai Văn Ly, là công nhân
bào thớt nhựa cho Công ty An Việt. Với 890 ngàn đồng/tháng, anh phải
làm 12 giờ đồng hồ/ngày. Nếu làm ca ngày từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều
thì không có bồi dưỡng, còn làm ca đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau
thì được bồi dưỡng 2 ly cà phê/ca/đêm. Cứ thế, ngày nối ngày anh Ly như
kiệt sức vì công việc nặng nhọc và tiếng ồn. “Không phải riêng em mà
mọi người đều thế. Một ngày làm 12 tiếng đứng liên tục bên máy bào kêu
to inh tai nhức óc. Tuy công ty có phát cho mỗi công nhân một mũ bịt
tai, nhưng bọn em vẫn phải dùng bông gòn nút lỗ tai. Cuối tháng chưa có
lương bí lắm. Mấy ngày nay giá gạo tăng, chưa có lương em phải mua
thiếu mì tôm ăn đi làm.” – anh Ly tâm sự. Anh công nhân trẻ rầu rầu:
“Vợ em đang có bầu, không biết lấy gì để cô ấy ăn. Rồi lúc sinh nở nữa
chứ. Là chủ gia đình, em lo lắm, nhưng chưa biết làm cách nào để có
thêm thu nhập cho gia đình”.
Nhiều doanh nghiệp thiếu quan tâm
Trước
tình hình vật giá leo thang, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là
giúp gì để cải thiện đời sống công nhân? Nhưng câu trả lời luôn là điệp
khúc: “Làm ở đâu cũng thế, không làm thì đi nơi khác!”. Và người làm
công vẫn kham khổ thiệt thòi. Điển hình sự thiếu quan tâm đến đời sống
công nhân là Công ty may mặc Bà Rịa. Với nhiệm vụ chính là sản xuất gia
công may mặc xuất khẩu sang Đức, công nhân ở công ty này phải thường
xuyên phải tăng ca, thế nhưng không có một chế độ bồi dưỡng nào, ngay
cả khám sức khỏe định kỳ cũng bị “cúp”. Chị Nguyễn Thị Thắm -Tổ trưởng
kiểm hàng cho biết: “Tôi đã làm ở đây ba năm, nhưng vẫn chưa ký hợp
đồng lao động. Lương cơ bản hiện nay là 750 ngàn đồng/tháng, tăng ca
thì gần một triệu đồng.
Trong khi đó chúng tôi không được trang
bị bất kỳ một loại phương tiện bảo hộ lao động nào. Suốt ngày ngập
trong đống vải vóc hít thở bụi vải rất mệt. Nhiều khi tăng ca sáng đêm,
nhưng công ty không có một chế độ bồi dưỡng nào cả”. Nói về chế độ ăn
nghỉ của công nhân, ông Trần Minh Dũng-Trưởng phòng tổ chức nhân sự,
Công ty may Bà Rịa cho biết: “Chế độ ăn trưa cho công nhân là 5000
đồng/người- một bữa ăn quá đạm bạc. Chúng tôi đang đề nghị mức ăn trưa
cho công nhân cao hơn, nhưng cao bao nhiêu thì chờ Tổng giám đốc quyết”.
Nhiều
doanh nghiệp sử dụng lao động đang rất thiếu quan tâm đến đời sống vật
chất tinh thần sức khỏe của công nhân. Rõ ràng việc sử dụng lao động
của nhiều công ty ở thành phố Vũng Tàu đang vi phạm Luật lao động, Luật
bảo hiểm xã hội, Luật công đoàn. Ai sẽ bảo vệ người công nhân, cải
thiện đời sống người lao động trong từng bữa ăn ở xí nghiệp sản xuất,
giúp họ vượt qua khó khăn trong cơn bão giá thị trường hiện nay?
Trần Mạnh Tuấn