Thứ Tư, 2025-01-15, 6:55 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 21 » 63 năm cuộc cách mạng tháng Tám
2:28 PM
63 năm cuộc cách mạng tháng Tám


 
 
Một nông dân Việt Nam
Cuộc cách mạng tháng Tám từng đặt ra mục tiêu người cầy có ruộng
63 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vào tháng 8/1945.

Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc và đang là một trong những quốc gia được Liên Hiệp Quốc khen ngợi về thành tích xoá đói giảm nghèo tích cực trong số các quốc gia đang phát triển.

Hàng năm, đến ngày 19/8, các cơ quan truyền thông, tuyên truyền của Nhà nước lại có dịp đăng tải các bài vở về ý nghĩa của cuộc Cách mạng và đi liền với đó là việc tôn vinh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam như một lựa chọn vĩnh viễn của lịch sử dân tộc.

Thế nhưng, như lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, chuyên gia nông thôn từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện đang có một cái nhìn thay đổi với sự kiện này từ trong nước:

"Cuộc Cách mạng tháng 8, vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề lớn nhất. Khát vọng của Việt Nam hàng trăm năm từ thời thực dân Pháp đô hộ, đến bây giờ người ta cảm thấy đã được giải quyết."

 Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi
 
GS. Tương Lai

"Thế nhưng vấn đề của ngày hôm nay không còn là chuyện đó nữa. Khát vọng đã được thực hiện. Vấn đề bây giờ là phát triển, nên khi kỷ niệm cái này, khát vọng phát triển sẽ được nói nhiều hơn."

Nhớ lại lịch sử, hai mục tiêu cao nhất đã được đặt ra bởi cuộc cách mạng tháng 8 là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Một câu hỏi được đặt ra là ngày nay, người nông dân ở nông thôn Việt Nam đã và đang sống ra sao, họ đã được hưởng thụ những gì từ cuộc cách mạng 63 năm tuổi.

Chịu đựng nhiều nhất

Giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC Việt ngữ, nhận xét:

"Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi."

Người từng đứng đầu ngành xã hội học Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 1980 tới giữa những năm 1990 đúc kết những cái 'nhất' trong sự được mất của người nông dân Việt Nam:

"Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất là thứ hai. Hưởng thụ ít nhất là thứ ba. Thứ tư là họ được giúp kém nhất. Thứ năm là họ bị đè nén thảm nhất. Thứ sáu là họ bị tước đoạt nặng nhất. Thứ bảy, họ cũng là những người cam chịu lâu dài nhất. Nhưng thứ tám, họ là người tha thứ cao cả nhất."

Những người nông dân gánh hàng rong vào đô thị
 Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được
 
TS. Nguyễn Đức Truyến

Sau 63 năm, xã hội và đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng nông dân cũng như người dân ở nông thôn Việt Nam hiện vẫn là bộ phận cư dân quan trọng nhất của đất nước.

Bộ phận này chiếm 80% dân số cả nước và do đó nhiều câu chuyện về nông thôn, nông dân Việt Nam, vốn từng là đối tượng và chủ thể chính của cuộc cách mạng 63 năm về trước, cũng là câu chuyện chung, mối quan tâm chung của cả nước.

Khoảng cách quá xa

Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, cố vấn trong nhiều chương trình nghiên cứu nông dân nói chung và nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, nhận định vấn đề thời sự của đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay:

"Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được."

"Bởi vì khẩu hiệu xoá bỏ ngăn cách đô thị nông thôn từ lâu đã nói, nhưng không những không đạt được, mà ngày càng doãng ra và liên quan cả đến vấn đề phân hoá giàu nghèo nữa. Đến bây giờ chính đây là mối lo lớn."

Công bằng xã hội là một vấn đề khác liên quan tới giá trị của cuộc Cách mạng mà những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đương chức hiện nay luôn tuyên bố là người thừa kế.

Đã xảy ra hàng nghìn cuộc khiếu kiện đòi đất của người dân trong nước trong mấy năm qua
 Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng.
 
GS. Tô Duy Hợp

Giới quan sát nhận thấy số vụ việc người dân biểu tình đòi đất đai, công lý và chống tham nhũng trong những năm gần đây hiện càng ngày càng có xu hướng gia tăng.

Báo chí và truyền thông trong nước đưa tin hàng trăm vụ 'khiếu kiện đông người' lớn nhỏ đã nổ ra tại hàng loạt địa phương trong cả nước những năm gần đây vì những vấn đề này.

Bình luận về một trong các vụ việc nông dân đòi đất và chống tham nhũng trong cả nước, đang diễn ra ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình suốt mấy tháng nay, Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia nghiên cứu biến đổi xã hội, nhận định:

"Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng."

"Sự kết hợp giữa lợi ích không chính đáng của nhiều nhà doanh nghiệp kết hợp với tình trạng tham nhũng của chính quyền làm thiệt hại đến người dân gây ra nhiều bức xúc."

Hơn sáu mươi năm sau cuộc cách mạng độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xem ra Việt Nam vẫn đang tiếp tục phải tìm câu trả lời cho những vấn đề xã hội cơ bản, từ mưu sinh cho đến tự do và công bằng xã hội đích thực.

Category: Chính trị | Views: 1225 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 9
Khách: 9
Thành Viên: 0