Tin Hải Phòng - Làn sóng đình công đòi tăng lương của giới công nhân lao động Việt Nam
lan tới Hải Phòng vì đồng lương không đủ sống. Ngày hôm qua hơn 1000
công nhân công ty Yen of London chuyên sản xuất quần áo thời trang 100%
vốn nước ngoài, tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh thành phố Hải
Phòng đã đồng loạt đình công, yêu cầu tăng lương. Theo các công nhân,
mức lương công ty đang trả cho người lao động quá thấp, không đủ bảo
đảm cuộc sống. Trước khi đình công, tập thể công nhân đã có đơn gửi
lãnh đạo công ty yêu cầu được điều chỉnh lương, tuy nhiên công ty chỉ
đồng ý tăng từ 963,000 lên 1,011,000 đồng một tháng nên dẫn đến đình
công. Từ đầu năm đến nay, hơn 400 vụ đình công đòi tăng lương đã xảy ra
tại Việt Nam
nhưng hầu hết đều không được báo chí trong nước loan tải. Phần lớn các
cuộc đình công diễn ra ở khu vực các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương và Saigon. Trước đó hôm thứ sáu tuần trước, khoảng 800 công nhân hãng Dục Quân vốn đầu tư Ðài Loan ở quận 8 Saigon)
đã đình công. Ba ngày trước đó, 7 vụ đình công đã xảy ra tại nhiều tỉnh
và ngay tại Hà Nội với hàng chục ngàn công nhân tham dự. Ðáng kể là vụ
đình công của 2,000 công nhân công ty sản xuất đồ chơi trẻ em vốn đầu
tư Trung Cộng đặt tại khu công nghệ Nam Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.
Tại đây một cai thợ người Trung Cộng, đã xông vào bóp cổ công nhân và
còn buông lời khiếm nhã. Nguồn tin này nói chủ Trung Cộng không chịu
nhượng bộ và nói nếu không chấp nhận mức lương không đủ sống hiện nay,
người ta cứ nghỉ việc. Cho tới nay, luật lệ lao động về đình công tại
Việt Nam
rất phức tạp và phải đi qua nhiều tầng nấc khó khăn. Hệ thống công đoàn
đều do Ðảng cài đảng viên vào để cầm đầu và không giúp công nhân tranh
đấu đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Vì vậy, hầu như tất cả các cuộc đình
công tại Việt Nam
đều do người lao động tự đứng lên để tranh đấu. Nhà cầm quyền Hà Nội đã
đe dọa nhiều lần là sẽ bắt công nhân bồi thường cho chủ nếu cuộc đình
công bị coi là bất hợp pháp. |