Thứ Năm, 2024-11-21, 6:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 22 » Bản tin ngày 22/08/2008
11:50 AM
Bản tin ngày 22/08/2008
Các Quan chức Vụ Công nghiệp có máu khôi hài, thích nói đùa cho vui:
Việt Nam sẽ 'ô tô hóa' vào năm 2020
Việt Nam sẽ “ô tô hóa” vào năm 2020 là dự báo quan trọng về tiến trình “ô tô hóa” ở Việt Nam của Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương tại hội thảo “Chuẩn bị cho việc bùng nổ nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam” diễn ra chiều nay 21/8 tại Hà Nội.
Xe máy sẽ nhường chỗ cho ôtô tại VN vào năm 2020 ? Ảnh : TTXVN

Theo đó, thời kỳ bùng nổ nhu cầu sử dụng ô tô ở Việt Nam sẽ bắt đầu từ năm 2020 với tỷ lệ 38 xe/1000 dân và đạt trên 50 xe/1000 dân vào năm 2025; trong đó dòng xe dưới 9 chỗ sẽ dẫn dắt sự phát triển của thị trường thời kỳ “ô tô hóa” góp phần tạo việc làm cho lao động trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ đồng thời giảm thâm hụt thương mại.
Với những dự báo này, Bộ Công Thương khẳng định: Để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô vào năm 2020, Việt Nam cần tập trung các nguồn lực sẵn có để phát triển dòng xe chiến lược (dưới 9 chỗ ngồi), có khả năng đạt được tính kinh tế của qui mô.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các chính sách bảo vệ thị trường trong nước bằng việc áp thuế ở mức cao cho xe nhập khẩu nguyên chiếc trước khi cam kết về tự do thương mại AFTA được thực hiện năm 2018.
Đồng thời, Chính phủ cần có các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ bằng cách thu hút đầu tư trực tiép nước ngoài và chuyển giao công nghệ.
Đặc biệt, giải pháp then chốt để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển chính là đề xuất các giải pháp tổng thể, đồng bộ giảm tắc nghẽn giao thông; phát triển hạ tầng giao thông và xây dựng các quy định và luật lệ toàn diện, phù hợp để giải quyết các vấn đề môi trường và giao thông.
Hình ảnh "Ô-Tô hóa" năm 2020?

Tại Hội thảo, Đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Nhật Bản (JAMA) cho rằng: Để ngành công nghiệp ô tô nhỏ bé và khả năng tranh yếu của Việt Nam hiện nay có thể phát triển hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện các chính sách phù hợp cho ô tô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp và tận dụng việc giảm thuế để đạt được tính cạnh tranh cao hơn.
Đến hết năm 2007, Việt Nam mới đạt tỷ lệ sở hữu 8 xe ô tô con/1000 dân và xếp hạng thứ 50 trong tổng số 52 quốc gia sản xuất ô tô.
Theo Nguyễn Kim Anh
TTXVN


Văn nghệ thời... "buộc bụng"
Phòng trà đóng cửa, ca sĩ chuyển nghề
TT- - Bỏ 1 triệu đồng thậm chí 500.000 đồng mua một vé xem ca nhạc quả là quá lãng phí đối với số đông khán giả trong tình hình đời sống còn khó khăn như hiện nay
Có thể nói chưa năm nào tình hình hoạt động của sân khấu ca nhạc ảm đạm như hiện nay. Cả sân khấu trong các nhà hát, tụ điểm ca nhạc cho đến phòng trà ca nhạc đều trong tình trạng hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa.
Khi khán giả thắt lại hầu bao
Gần như mọi dự án âm nhạc lớn của các ca sĩ dự kiến tổ chức trong năm nay đều phải gác lại. Thời buổi khó khăn, nếu không tìm được tài trợ, các sô diễn không thể thu hồi vốn từ doanh thu tiền vé. Chương trình Quốc Bảo live concert: Tình ca hồng vừa qua là một ví dụ điển hình. Một chương trình vắng khách đến nao lòng, hơn nửa khán phòng Nhà hát Hòa Bình (TPHCM) trống chỗ. Chương trình này chỉ đầu tư 800 triệu đồng nhưng lỗ đến 600 triệu đồng. Công ty tổ chức phải nợ cát sê của ca sĩ đến tháng 10-2008.
Live show Quang Dũng, vừa diễn ra, rất thành công về chất lượng chương trình nhưng nếu không có nhà tài trợ bao hết vé hạng cao thì cũng khó kéo được khán giả đến đầy rạp. Bỏ 1 triệu đồng thậm chí 500.000 đồng mua một vé xem ca nhạc quả là quá lãng phí đối với số đông khán giả trong tình hình đời sống còn khó khăn như hiện nay.
Sân khấu ca nhạc càng ế ẩm càng khiến các ca sĩ ngôi sao tranh thủ bay sô ra nước ngoài. Hoạt động ca nhạc trong nước vắng bóng ngôi sao, thiếu thương hiệu để tiêu thụ vé và thu hút người hâm mộ.
Phòng trà theo nhau đóng cửa
Phòng trà ca nhạc thường được xem là thước đo mức độ sôi động của thị trường ca nhạc. Các phòng trà hoạt động cầm chừng, ế ẩm cũng đồng nghĩa thị trường ca nhạc đang trở nên khốn khó. Nhiều phòng trà, như: Lạc Cầm, Sóng Nhạc, Tiếng Dương Cầm,... hoạt động chưa lâu đã phải đóng cửa. Phòng trà Tình Ca treo bảng thông báo ngưng hoạt động để sửa chữa, nhưng thực chất là không thể hoạt động được vì không có khán giả. Chủ phòng trà này, ca sĩ Duy Quang, phải trở về Mỹ hát sô.
Những phòng trà khác, như: Không Tên, Sax n'Art, Văn Nghệ, Đồng Dao,... hoạt động cầm chừng với những chương trình ca nhạc không mấy đặc sắc. Một vài phòng trà không đóng cửa hẳn nhưng chuyển sang đẩy mạnh công việc kinh doanh ăn uống (cơm trưa văn phòng), cho thuê phòng trà làm nơi tổ chức sự kiện, như: Yesterday, Tình Ca.
Nhiều chủ nhân phòng trà ca nhạc cho biết: “Dù đã gồng mình không tăng giá để giữ khách, nhưng cố gắng của chúng tôi đều không thu hút được khán giả vì đời sống quá khó khăn”. Chi phí cho một người đến phòng trà nghe nhạc bao gồm nước uống và phụ thu tiền ca sĩ là từ 200.000- 300.000 đồng, đó là chưa tính đến chương trình có ca sĩ hàng đầu. Chi phí này cũng không hề dễ dàng được khán giả chấp nhận trong tình hình giá cả đắt đỏ như hiện nay.
Ca sĩ chuyển sang kinh doanh
Phòng trà vắng khách, đóng cửa, đội ngũ ca sĩ phòng trà cũng rơi vào cảnh lao đao. Những giọng ca tạo được ít nhiều tiếng vang, như: Xuân Phú, Đình Nguyên, Quang Minh,... thỉnh thoảng còn có những hợp đồng thu âm với các hãng băng đĩa. Nhưng phần lớn ca sĩ lớn tuổi thì không còn cơ hội. Để có thu nhập, nhiều ca sĩ quay sang công việc kinh doanh: góp vốn mở quán cà phê, nhà hàng, quán ăn,...
“Đợi đến khi nào phòng trà xôm tụ trở lại, chúng tôi lại cầm micro phục vụ khán giả” - ca sĩ Thái Trân, một giọng ca được đánh giá cao ở các phòng trà thời gian gần đây, thổ lộ.
Theo THÙY TRANG - Người Lao Động


Khởi tố một phó chánh án TAND huyện
TT- - TT (Hà Nội) - Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa khởi tố vụ án hình sự "ra quyết định trái pháp luật" xảy ra tại TAND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đồng thời khởi tố bị can đối với thẩm phán Đàm Nhân Trác (phó chánh án TAND huyện Ninh Giang) và thư ký tòa Đào Văn Hùng về hành vi ra quyết định trái pháp luật.
Thông tin ban đầu cho biết thẩm phán Đàm Nhân Trác đã ký quyết định thuận tình ly hôn số 27 ngày 15-6-2007 cho chị Phạm Thị T., mà không có sự đồng ý và được tham gia phiên tòa xét xử vụ ly hôn của chồng chị T. là anh Bùi Văn K..
Sự việc bắt đầu từ tháng 4-2007, khi anh K. và chị T. nộp đơn xin ly hôn tại TAND huyện Ninh Giang. Sau khi nộp đơn, chị T. đã gặp thư ký Đào Văn Hùng đặt vấn đề chi 6 triệu đồng để nhờ Hùng giúp đỡ giải quyết vụ ly hôn càng nhanh càng tốt, thậm chí không cần có mặt chồng.
Sau đó, thư ký Đào Văn Hùng và ông Đàm Nhân Trác đã không làm thủ tục thụ lý đơn ly hôn của chị T., không mở phiên tòa mà đã ban hành quyết định thuận tình ly hôn. Khi phát hiện sự việc, anh K. đã kiến nghị tới các cơ quan chức năng đề nghị điều tra làm rõ các nghi vấn. Qua điều tra, cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao xác định bản quyết định số 27 ngày 15-6-2007 thực chất là một bản án dân sự khác do một thẩm phán khác xét xử.
M.QUANG


Bắt một thương nhân Hàn Quốc bị truy nã
TT- - TT (Hà Nội) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội vừa bắt giữ Nam Jae Hoon (47 tuổi, thương nhân mang quốc tịch Hàn Quốc) theo lệnh truy nã về tội danh lừa đảo.

Thông tin ban đầu cho biết từ năm 2006, Nam Jae Hoon đã bắt tay với Nguyễn Thị Mai Anh - giám đốc Công ty cổ phần cung ứng nguồn nhân lực Hòa Thuận - để thu tiền, ký hợp đồng cam kết đưa nhiều lao động đi Hàn Quốc mặc dù không có chức năng xuất khẩu lao động và du học nghề tại Hàn Quốc. Bằng việc làm trái phép này, cả hai đã chiếm đoạt của nhiều người lao động với tổng số tiền 137.400 USD và gần 1 tỉ đồng.
Sau khi vụ việc vỡ lở, khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì Nam Jea Hoon bỏ trốn khỏi nơi tạm trú. Cơ quan điều tra đã phát hiện Nam Jea Hoon lẩn trốn tại phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM và tổ chức bắt giữ.
M.Q.


Luật pháp tại Việt Nam "vượt chỉ tiêu":
Xây dựng cơ bản: Quy hoạch dở, luật chồng lên luật
- Quy hoạch yếu kém, cục bộ, không gắn liền với kế hoạch vốn; văn bản luật quá nhiều và liên tục thay đổi là nguyên nhân chính của những bất cập trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách pháp luật về XDCB sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2005 - 2007 đang bước vào tháng làm việc cao điểm.
Từ các cuộc làm việc và báo cáo ban đầu của các bộ, ngành, địa phương đã cho thấy những bất cập, bức xúc cơ bản trong triển khai các dự án đầu tư XDCB.

Dự toán trên 7.000 tỷ đồng, giải ngân 500 tỷ
Làm việc với Ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về dự án xây dựng ĐHQG HN tại Hòa Lạc (Hà Nội), đoàn giám sát của UBTVQH được nghe đầy đủ nguyên nhân một dự án “chậm điển hình”.
Sau 6 năm, phần lớn các hạng mục Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chỉ "hoành tráng" trên mô hình. Ảnh: Internet
Sau 6 năm có quyết định đầu tư, dự án có tổng giá trị dự toán năm 2002 là 7.230 tỷ đồng (đến nay có thể gấp đôi do trượt giá) mới chỉ giải ngân được… 500 tỷ. Đa số các dự án thành phần có tốc độ giải ngân chỉ bằng 30% kế hoạch.
Ban quản lý dự án ĐHQG lý giải do quy hoạch chung thiếu ổn định, khi bắt tay thực hiện thì ĐHQG phải mời tư vấn quy hoạch của nước ngoài. Địa giới mà Chính phủ giao cho ĐHQG làm dự án lại nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tây (cũ) - Hòa Bình nên rất khó khăn cho phê duyệt quy hoạch. Thêm vào đó, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư cũng khiến dự án chậm triển khai.

Báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk cũng thừa nhận rằng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vẫn còn "mang tính tình thế", "nhu cầu đến đâu phát triển đến đó, quy hoạch chưa gắn kết với khả năng huy động vốn".

Tại Cần Thơ, trong buổi làm việc với đoàn giám sát, phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Sếp kiến nghị: "Để tránh dàn trải, lãng phí và đầu tư có hiệu quả, công tác quy hoạch phải tính đến tầm nhìn cân đối vốn, dựa trên cơ sở khoa học, tránh sửa đổi tùy tiện. Công tác lập các dự án đầu tư cũng theo quy hoạch và các kế hoạch dài hạn theo ngành, vùng, lãnh thổ và địa phương".

Văn bản luật thay đổi "xoành xoạch"
Công viên Tuổi trẻ (Hà Nội) được phê duyệt từ năm 2002, nay tiến độ dự án vẫn dậm chân tại chỗ, “mặt tiền” bị biến thành nơi tập kết phế thải xây dựng và xe thu gom rác. Ảnh: An ninh Thủ đô
Sự ra đời hàng loạt của các văn bản quy định về đầu tư XDCB ở đủ mọi cấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây trậm trễ khi tiến hành thủ tục đầu tư. Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long lên đoàn giám sát, nếu căn cứ theo các quy định của văn bản pháp luật thì tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình một dự án nhóm A mất 1.250 ngày, tương đương 42 tháng. Thời gian đối với dự án nhóm B là 29 tháng và với dự án nhóm C là 23 tháng.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng cho biết: "Chỉ cần lên mạng tìm kiếm các văn bản có chữ XDCB thì số lượng văn bản cả cũ và mới khoảng 1.000". Ông Nguyễn Văn Sếp cũng than thở: “Người phụ trách lĩnh vực XDCB chỉ nghiên cứu các nghị định đã oải rồi, nói gì đến thông tư”.

Vẫn theo ông Sếp, điều mà nhiều người bức xúc nhất là văn bản quy định về đầu tư XDCB thay đổi xoành xoạch, mỗi bộ quy định một kiểu nên “mỗi khi xử lý một công việc lại phải bày 3-4 văn bản trước mặt để đối chiếu”.
Đơn cử, tháng 2/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 16 thì tháng 9/2006 đã ban hành Nghị định 112 sửa đổi nghị định này. Sau khi có hai văn bản, Bộ Xây dựng áp dụng mô hình ban quản lý dự án một kiểu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại cho ra đời một kiểu khác.
Diệp Linh


Dân số..."vượt chỉ tiêu":
Dân số Việt Nam mỗi năm tăng bằng... 1 tỉnh
- Ngày 21/8, Tổng cục dân số và kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế) cho biết, 6 tháng đầu 2008, tính ở 59/64 địa phương đã có gần 511.000 trẻ mới sinh, tăng 5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số tỉnh, thành có con thứ 3 gia tăng đáng kể.
Những tỉnh có số trẻ sinh ra tăng nhiều nhất là Bạc Liêu, Đồng Tháp, Điện Biên, Quảng Ngãi, Gia Lai… mức sinh tăng từ 21-39% so với cùng kỳ năm 2007.
Đối với tình trạng sinh con thứ 3, 37/58 tỉnh, thành phố báo cáo có số con thứ ba cao đột biến. Trong 6 tháng đầu năm 2008, số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên là 55.605 cháu, tăng 4.412 cháu (khoảng 9%) so với cùng kỳ năm 2007.
Một số tỉnh thành có số người sinh con thứ 3 trở lên tăng rất cao là Bạc Liêu (134%), Cà Mau 118%, Trà Vinh 71%, Sóc Trăng 48%...
Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, theo đánh giá của Bộ Y tế thì dân số của Việt Nam mỗi năm tăng thêm sẽ bằng 1 tỉnh.
LHà


Khi cậu ấm dựa hơi bố ra đòn:
Con phó công an phường đánh trọng thương cảnh sát
- Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, “cậu ấm” huy động cả bố mình là phó công an phường tới can thiệp và “dựa hơi” để ra đòn khiến một cảnh sát hình sự và cán bộ toà án phải nhập viện.

Tối ngày 19/8, ông B., một cán bộ Công an tỉnh Đồng Nai đang trên đường về nhà tại khu phố 2, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa thì thấy Nguyễn Hữu Tài (SN 1992), học sinh lớp 11 Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đang đứng giữa đường, dựng xe đạp điện nói chuyện với bạn. Thấy hành vi thiếu ý thức, cản trở giao thông nên ông B. dừng xe mô tô xuống nhắc nhở.

Thấy bị hỏi đến, Tài liền to tiếng: “Ông là cái gì mà dám hỏi tôi ?” Bất bình, ông B. hỏi tiếp: “Mày con ai mà ăn nói hỗn vậy?” Tài lên giọng “Tôi là con của ông phó công an phường này”, rồi buông lời chửi thề tục tĩu. Không đôi co, ông B. dắt xe về nhà.
Khoảng 20 phút sau, khi ông B. đang có mặt tại nhà cùng anh Võ Xuân Bắc - công tác tại phòng PC14, Công an tỉnh Đồng Nai và anh Võ Xuân Sơn (em ruột Bắc), thư ký Tòa án tỉnh Đồng Nai thì “cậu ấm” Nguyễn Hữu Tài xuất hiện. Lúc này, đi cùng Tài là cha đẻ - trung tá Nguyễn Hữu Đức - Phó Công an phường Tân Hiệp.

Khi nhóm người trong nhà ông B. vừa bước ra cửa 10 phút thì bất ngờ Nguyễn Hữu Tài rút trong người ra một ống tuýp sắt (dài khoảng 40cm) đánh thẳng vào mặt anh Bắc. Thấy anh mình bị tấn công, anh Võ Xuân Sơn tiến tới can ngăn thì lập tức cũng bị Tài giáng một tuýp sắt vào trán, gây chấn thương phải nhập viện cấp cứu.

Điều đáng nói là việc “cậu ấm” Nguyễn Hữu Tài tấn công hai anh Bắc và Sơn diễn ra trước mặt ông Nguyễn Hữu Đức, nhưng ông này đã không can ngăn mà làm ngơ để con mình giở thói côn đồ. Hậu quả là hai anh Bắc, Sơn bị chấn thương nặng trên mặt và đầu.
Trao đổi với báo chí, trung tá Lê Văn Phái - Phó Công an phường Tân Hiệp cho biết, công an phường đã xác nhận học sinh Nguyễn Hữu Tài là con trai của ông Nguyễn Hữu Đức - Phó công an phường sở tại.
Theo ông Phái, sau khi cãi lộn với ông B., Tài đã dùng điện thoại gọi cho ông Đức đang trực chỉ huy, sau đó hai cha con cùng đến “hiện trường”.

Ông Phái còn cho biết thêm, đến giờ này ông Đức vẫn chưa nộp tường trình theo đề nghị của Trưởng Công an phường. Về hướng xử lý, ông Phái nói: “Quan điểm của phường là điều tra làm rõ, còn xử lý ra ra sao thì phải chờ người bị hại có yêu cầu”.
Đến tối ngày 19/8, Công an TP. Biên Hoà đã giao biên bản cho Công an phường Tân Hiệp để điều tra, sau đó triệu tập các đương sự lên lấy lời khai.
Thiện Tuấn


Giết vợ vì một phút nóng giận
- Đã chung sống gần 30 năm, có với nhau tới 4 mặt con nhưng chỉ trong chốc lát, ông Nguyễn Ngọc Hùng (1955), tổ 6, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã trở thành kẻ sát hại vợ mình sau một cuộc cãi cọ.
Từ mấy năm nay, giữa ông Nguyễn Ngọc Hùng (1955) và vợ là bà Võ Thị Nở (1958) đã có chuyện “cơm chẳng lành, canh không ngọt”.
Chán cảnh vợ chồng, ông Hùng thường bỏ nhà đi lang thang đến nhà bạn bè nhậu rượu. Trưa 19/8, sau khi đi nhậu về, ông Hùng bị vợ mắng. Ông nhịn, bỏ ra trước nhà nằm thở dài.
Tưởng làm một giấc ngủ trưa sẽ qua mọi chuyện, nào ngờ khi bà Nở ra rửa chén, “chiến tranh” giữa vợ chồng ông lại nổ ra. Chợt nhớ đến số tiền bà Nở vay mẹ mình, ông Hùng hỏi: “Đã trả tiền cho bà chưa?”. Nghe chồng hỏi đến chuyện tiền nong, bà Nở lên ngay cơn xẵng giọng: “Không trả đấy, ông làm gì nào?”.
Đang sẵn có hơi men, ông Hùng nóng gáy vùng lên chỉ vào mặt: “Mất dạy, tao chém chết mẹ mày bây giờ”. Bà Nở thách thức: “Có giỏi thì chém đi”. Ông Hùng chạy vào nhà lấy con dao chạy ra đâm liên tục vào ngực bà Nở nhiều nhát. Bà Nở la lên chạy được mấy bước thì ngã gục giữa sân.
Các con của ông Hùng, bà Nở và bà con xóm làng chạy đến định đưa bà đi bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên bà đã trút hơi thở cuối cùng. Ngay sau đó, ông Nguyễn Ngọc Hùng cũng đến Công an thị trấn Ninh Hòa đầu thú.
Ngày 20/8, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can về tội “giết người” đối với ông Nguyễn Ngọc Hùng, sinh 1955, trú tổ 6, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; đồng thời bắt tạm giam ông Hùng để tiến hành điều tra vụ án, xét xử theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Xuân


Khi trống đánh xuôi, kèn thổi ngược:
"Quận quyết một đằng, phường quyết một nẻo"
(LĐ) - Cụ Nguyễn Thị Siển - ở số 6, tổ 30 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội - có đơn gửi Báo Lao Động, nêu việc cụ bị ông Nguyễn Văn Sơn (hàng xóm) tố cáo lấn chiếm đất, hồ sơ công nhận liệt sĩ của chồng cụ "không đúng trình tự, thủ tục".
Cụ Siển cũng cho rằng trước tố cáo này của ông Sơn, UBND phường Dịch Vọng đã giải quyết khiếu nại tố cáo không khách quan, không đúng thẩm quyền, khiến ông Sơn lợi dụng văn bản này đi nói xấu, làm mất uy tín, danh dự gia đình cụ.
Giải quyết các khiếu nại này, ngày 23.6.2008, bà Nguyễn Thị Vân Khanh - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy - đã có "thông báo xử lý vụ việc", trong đó kết luận: "Hồ sơ, trình tự công nhận thủ tục liệt sĩ của chồng cụ Siển là đúng thủ tục, không có sự giả mạo. Còn đối với việc tranh chấp đất đai, đề nghị hai bên hoà giải, thương lượng để giữ gìn tình cảm lâu dài giữa các gia đình; nếu không thoả thuận được thì có thể gửi đơn ra toà án để giải quyết theo luật định, vì hai gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc giải quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính".
Mặc dù thông báo vậy, nhưng sau đó (ngày 8.7.2008), UBND phường Dịch Vọng lại ra bản "thông báo giải quyết vụ việc" và khẳng định "phần đất gia đình ông Nguyễn Văn Dương (con cụ Siển) có khoảng 4m2 lấn sang nhà ông Nguyễn Quang Huy (con rể ông Sơn). Toàn bộ việc đo đạc để đi đến kết luận này đều do cán bộ phường tự thực hiện.
Cũng theo "thông báo" này thì diện tích đất của ông Dương đo năm 2000 là 64,6m2, mới đây phường đo lại là 79,3m2 - tức tăng 14,7m2. Còn diện tích đất nhà ông Sơn, phường khẳng định "đúng hiện trạng, không có sự lấn chiếm". Ai cũng thấy, từ hai thông số này mà kết luận cụ Siển "lấn" sang ông Sơn 4m2 là phi logic, bởi đơn giản khi đất ông Sơn "đúng hiện trạng" thì không thể kết luận có sự lấn chiếm.
Cụ Siển cho biết, năm 2000 gia đình cụ có mua thêm 14m2 đất của ông Nguyễn Minh Đài - hàng xóm, nên tổng diện tích đất gia đình cụ đã tăng thêm. Tuy nhiên, cụ Siển khẳng định phần đất cụ chia cho con trai vẫn không thay đổi. Sau khi có thông báo của phường, cụ Siển đã thuê Cty địa chính Hà Nội đo lại, kết quả đo đạc cho thấy phần đất của ông Dương vẫn là 64,6m2, không phải 79,3m2 như kết quả tự đo đạc của UBND phường.
Thiết nghĩ, trước sự việc trên, UBND phường Dịch Vọng nên thu hồi lại "thông báo" số 37/TB-UBND - ngày 8.7.2008, bởi văn bản này vừa trái thẩm quyền, vừa chứa đựng nhiều nội dung không thoả đáng và dành quyền giải quyết vụ việc cho toà án theo như chỉ đạo của UBND quận, chứ không nên hành xử trái các phương án giải quyết mà cấp trên đã yêu cầu.
Sơn Đà


TPHCM: Kỷ luật cảnh cáo về Đảng đối với nguyên Giám đốc Sở Y tế
TP- Nguồn tin của Tiền phong ngày 20/8 cho biết, Ủy ban kiểm tra T.Ư vừa ban hành Quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Thế Dũng- nguyên Giám đốc Sở Y tế TPHCM.
Theo đó, ông Dũng nhận mức kỷ luật với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng. Quyết định cũng nêu rõ, với cương vị là Giám đốc Sở Y tế TPHCM, ông Nguyễn Thế Dũng đã không hoàn thành nhiệm vụ là người đứng đầu cơ quan, đã không thực hiện được việc kiểm soát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, để cấp dưới lạm quyền cho gia hạn chậm công bố hàm lượng chất 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào trái với Quyết định số 11 ngày 25/3/2005 của Bộ Y tế, gây hậu quả xấu cho xã hội.
Trước đó, khi Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hồng Quân có quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật với hình thức cách chức Giám đốc Sở Y tế TPHCM đối với ông Nguyễn Thế Dũng, ông Dũng đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ Nội vụ để kêu oan.
Lê Nguyễn
Category: Tin tức | Views: 1291 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 75
Khách: 75
Thành Viên: 0