Thứ Ba, 2024-04-16, 4:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 23 » Vụ PCI: Ai đã đưa, và Ai đã nhận hối lộ (phần 2)
10:31 AM
Vụ PCI: Ai đã đưa, và Ai đã nhận hối lộ (phần 2)

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-08-22

Theo lời khai của quan chức Nhật, họ đã nhiều lần hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông – Công Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Tên ông xuất hiện trong các “Biên Bản Trình Bày” của phía Nhật Bản trong vai trò người nhận hối lộ.
 

Photo courtesy of VietnamNet

Lễ ký kết hợp đồng xây dựng đại lộ Đông-Tây giữa đại diện Việt Nam và Nhật Bản hôm 11-1-2005. Dự án này từng được báo chí VN ca ngợi là "chắp thêm đôi cách phát triển cho TP.HCM".

Những ngày đầu tháng Tám vừa qua, hàng loạt hãng thông tấn quốc tế, đặc biệt là báo chí Nhật Bản, đăng nhiều bài viết về vụ bốn viên chức Nhật Bản hối lộ một quan chức Việt Nam số tiền lên đến hơn 2 triệu Mỹ kim để được dành quyền thầu tư vấn, không qua đấu thầu một số công trình tại Việt Nam.   

Những ngày gần đây, trên một số website và blog, người ta lại thấy một tài liệu được phổ biến mà độc giả có thể đặt giả thuyết rằng đây là bản dịch tiếng Việt của tài liệu nguyên bản tiếng Nhật được gởi cho các cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu phối hợp điều tra.  

Nhiều chi tiết của tài liệu này trùng hợp hoàn toàn với các chi tiết do các hãng thông tấn phổ biến trước đó. Chúng tôi xin tổng hợp tất cả các thông tin, của các hãng thông tấn và tài liệu vừa đề cập, để trình bày cùng quí vị.

Cũng xin nói rõ, rằng chúng tôi trình bày các tài liệu này với tất cả sự dè dặt cần thiết. Trong phần trình bày này, những thông tin được dẫn từ tài liệu được phổ biến trên Internet sẽ được gọi tắt và thống nhất là “Tài Liệu,” và cũng xin quý vị lưu ý là chúng tôi giữ nguyên văn cách viết của tài liệu ấy, cho dầu một số thuật ngữ và cách dùng tiếng Việt có thể không được quen tai.  

Trong bài trước, chúng tôi đã thuật lại lời khai của các quan chức phía Nhật Bản về nhiều lần hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám Đốc Sở Giao Thông – Công Chánh thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Quản Lý Dự Án Xa Lộ Đông – Tây.  Tên ông xuất hiện trong các “Biên Bản Trình Bày” của phía Nhật Bản trong vai trò người nhận hối lộ.  Thiện Giao trình bày tiếp.
Giám đốc Sĩ nhận hối lộ 600 ngàn đô?

Ông Sakashita, một thành viên ban Giám Đốc của PCI, nói rằng “Giám Đốc Sĩ nhận hối lộ trị giá 600 ngàn Mỹ kim vào khoảng hạ tuần tháng 12 năm 2003.”
"

Chúng tôi đã đưa tiền hối lộ cho Giám Đốc Sĩ chia thành khoảng 10 lần với mục đích được Giám Đốc Sĩ tạo điều kiện, giúp đỡ công ty PCI thầu các công việc tư vấn của dự án Đại Lộ Đông Tây… Tiền hối lộ mà chúng tôi đưa cho Giám Đốc Sĩ tổng cộng là khoảng 2 triệu đến 3 triệu Mỹ kim.
Lời khai của Sakashita


Tài Liệu tiết lộ rằng ông Sakashita cho là “mang 600 ngàn Mỹ kim vào Việt Nam là việc không ổn,” do đó ông ta “mang 400 ngàn Mỹ kim sang Việt Nam, ông Takasu mang 200 ngàn Mỹ kim sang Việt Nam.”

Tài liệu viết nguyên văn “Sau đó, ông Takasu đã gặp Giám Đốc Sĩ và đưa tiền hối lộ cho Giám Đốc Sĩ qua bàn tay.”

Sakashita khai tiếp trong “Biên Bản Trình Bày,” rằng [trích] “như vậy, chúng tôi đã đưa tiền hối lộ cho Giám Đốc Sĩ chia thành khoảng 10 lần với mục đích được Giám Đốc Sĩ tạo điều kiện, giúp đỡ công ty PCI thầu các công việc tư vấn của dự án Đại Lộ Đông Tây… Tiền hối lộ mà chúng tôi đưa cho Giám Đốc Sĩ tổng cộng là khoảng 2 triệu đến 3 triệu Mỹ kim.” [ngưng trích]

Tại sao từ con số 820 ngàn Mỹ kim nay lại có con số  2 đến 3 triệu Mỹ kim hối lộ? Tài Liệu cho thấy ông Sakashita khai là PCI “đã hứa với ông Sĩ rằng, để đền ơn giúp đỡ, sẽ đưa tiền hối lộ nhiều lần trong tương lai với số tiền là khoảng 10% tổng số tiền ký hợp đồng.”

Đổi lại, phía PCI yêu cầu Giám Đốc Sĩ 2 điều. Thứ nhất là “tạo điều kiện giúp đỡ PCI có thể thầu mà không qua đấu thầu” và “tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ PCI về việc ký hợp đồng và các công việc khác.”

Sakashita khai tiếp, xin trích nguyên văn, là [trích] “khi đưa tiền hối lộ, chúng tôi và Giám Đốc Sĩ đã thống nhất rằng, mỗi lần khi chúng tôi thấy cần thiết, chúng tôi trao đổi và thống nhất với Giám Đốc Sĩ về thời gian và kim ngạch tiền hối lộ đưa cho Giám Đốc Sĩ.” [ngưng trích]

Vì đã thống nhất như vậy, “mỗi lần khi Giám Đốc Sĩ yêu cầu đưa tiền hối lộ” thì các phía trao đổi thống nhất về “thời gian và kim ngạch tiền hối lộ” và sau đó là “trao tiền qua bàn tay.”

Xin nhắc lại, bản tin của thông tấn AP, ra ngày 5 tháng Tám, cho biết phía PCI “bị cáo buộc đưa cho quan chức Việt Nam tổng số tiền có thể lên đến 2 triệu 800 ngàn Mỹ kim.”
Trách nhiệm của Chính phủ VN?

Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dầu danh tánh của nhân vật Việt Nam bị cáo buộc nhận hối lộ đã được các cơ quan báo chí nêu đích danh, tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn chưa bao giờ đề cập chính thức về điều này.

Khi đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính phủ Việt Nam trong việc công khai danh tánh quan chức nhận hối lộ, tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã từng phát biểu vào những ngày đầu khi dư luận đề cập đến vụ này:
"

Tôi hy vọng điều này sẽ diễn ra sớm theo đúng luật pháp Việt Nam. Đây là trách nhiệm đối với người dân Việt Nam mà cũng là trách nhiệm với dân Nhật Bản đóng góp viện trợ Việt Nam.
TS Lê Đăng Doanh


“Tôi hy vọng điều này sẽ diễn ra sớm theo đúng luật pháp Việt Nam. Đây là trách nhiệm đối với người dân Việt Nam mà cũng là trách nhiệm với dân Nhật Bản đóng góp viện trợ Việt Nam.”

Trở lại với bản “Đề Nghị Cùng Hợp Tác Điều Tra” mà Viện Công Tố Địa Hạt Tokyo gởi cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việt Nam, do Tài Liệu phổ biến, thì nguyên ủy cuộc điều tra bắt đầu từ “vụ án khả nghi vi phạm Luật thuế pháp nhân của Nhật Bản” và “vụ án khả nghi vi phạm Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.”

Tiến sĩ Luật sư Nguyễn Vân Nam nhận định từ Sài Gòn:

“Đạo luật thực sự có hiệu quả nhất để trị những hành vi này là luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng, luật Việt Nam, trong phần chống cạnh tranh không lành mạnh, lại không hề nêu hành động hối lộ hay tham nhũng như thế này như là hành động cạnh tranh không lành mạnh.”

Theo Tài Liệu, thì Điều 18 – Khoản 1 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản có đoạn viết “bất cứ ai cũng không được đưa tiền mặt hoặc các lợi ích khác cho cán bộ viên chức nào đó của nhà nước khác, hoặc thông báo trước, hoặc hứa hẹn trước những việc đó với mục đích là thao túng người đó làm hoặc không làm công việc liên quan đến chức vụ, hoặc lợi dụng chức quyền của người đó để sai khiến cán bộ viên chức khác làm hoặc không làm công việc liên quan đến chức vụ của người ấy nhằm thu được lợi ích kinh doanh bất chính trong giao dịch thương mại quốc tế.”

Tài Liệu tiết lộ rằng, Takasu Kunio bị bắt vì đã vi phạm Luật vừa nêu. Cụ thể, trích nguyên văn, là  “trong thời gian nắm chức vụ, bị can đã vận động để ký hợp đồng tư vấn cho dự án xây dựng hành lang Đông Tây và dự án nâng cấp môi trường nước do Ban Quản Lý Dự Án Hành Lang Đông Tây và Môi Trường Nước của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh chủ quản.”
Một trường hợp điển hình

Tài Liệu viết tiếp, là một khoản tiền hối lộ “được đưa cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ là Trưởng Ban Quản Lý Dự Án Hành Lang Đông Tây và Môi Trường Nước của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh vào khoảng ngày 29 tháng Tám năm 2006 tại Trụ Sở Ban Quản Lý Dự Án Hành Lang Đông Tây và Môi Trường Nước của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở nhà số 3 đường Nguyễn Thị Diệu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.”
"

Trường hợp vừa rồi là một điển hình. Nếu ở các nước khác, hối lộ và tham nhũng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp có thể bị trừng trị ngay lập tức bởi luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng ở Việt Nam thì không thể.
LS Nguyễn Vân Nam


Luật sư Nguyễn Vân Nam nói rằng vụ PCI là một điển hình của “cạnh tranh không lành mạnh:

“Trường hợp vừa rồi là một điển hình. Nếu ở các nước khác, hối lộ và tham nhũng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp có thể bị trừng trị ngay lập tức bởi luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng ở Việt Nam thì không thể. Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, hầu như khó thực hiện. Thứ nhì, tôi không biết giữa hai nước có hiệp định tương trợ pháp lý chưa. Mà nếu có rồi thì không biết Việt Nam sẽ dùng cơ sở pháp lý nào để điều tra giúp phía Nhật Bản.”

Phía Nhật Bản cũng yêu cầu phía Việt Nam “cho phép cán bộ nhập cảnh vào Việt Nam.” Các cán bộ ấy là các công tố viên thuộc Viện Công Tố Địa Phương Tokyo. Phía Nhật cam kết “chịu mọi kinh phí cần thiết khi tiến hành việc cùng hợp tác điều tra,” và yêu cầu Việt Nam trao một số tài liệu cùng tiến hành công việc điều tra “muộn nhất trước cuối tháng Bảy năm 2008.”

Trong số các văn bản phía Nhật gởi cho Việt Nam, có hai tài liệu đáng để ý: thứ nhất là những “tài liệu có thể nắm được tình hình sở hữu tài sản của ông Huỳnh Ngọc Sĩ” và thứ hai là một “Bản Hỏi” gồm 23 câu hỏi đặt trực tiếp cho ông Sĩ.

Như đã trình bày, phía Nhật Bản gởi đề nghị “cùng hợp tác điều tra” với Việt Nam hồi tháng Sáu, yêu cầu phía Việt Nam hợp tác “muộn nhất là trước cuối tháng Bảy,” thì bản tin của Kyodo News ra ngày 5 tháng Tám có đoạn “Quan chức Việt Nam đã thừa nhận có nhận tiền mặt khi ông ta bị các điều tra viên Việt Nam hỏi cung.”

Tuy nhiên, cách đây chỉ vài ngày, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam là Hồ Xuân Sơn trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam, nêu rõ “Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản để sớm làm rõ và xử lý thoả đáng các vấn đề, “nếu có,” liên quan đến Dự án.”

Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn cũng nói rằng “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin.”

Cùng lúc đó, báo chí trong nước đưa tin, cho biết rằng “Ban Quản lý dự án nói là không có hành vi tiêu cực như báo chí đã đưa.”
Thông tin liên quan:
Biên bản và lời khai của phía Nhật về vụ hối lộ quan chức Việt Nam
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 818 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0