Chủ Nhật, 2024-12-22, 2:01 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 23 » Đình Công Tiếp Tục Lan Rộng
10:25 PM
Đình Công Tiếp Tục Lan Rộng

Công Nhân công ty Pungkook của chủ nhân Đại Hàn, đình công đòi tăng ca, tăng lương trong khu công nghiệp Bình Dương 6/1/2006. (source: dongautaivietnam.com)

Đình Công Tiếp Tục Lan Rộng

• Thanh Phương, RFI

Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra gần 400 vụ đình công trên cả nước. Phần lớn đều xảy ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu sách của công nhân vẫn là đòi tăng lương, bởi vì trong bối cảnh lạm phát tăng vọt lên tới 27%, người lao động không thể sống nổi với mức lương trung bình hiện thời

Có lẽ trên thế giới chưa có quốc gia nào, tính trên tỷ lệ dân số, lại xảy ra nhiều vụ đình công như Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính từ đầu năm đến nay đã xảy ra gần 400 vụ đình công trên toàn quốc. Đại đa số các cuộc đình công xảy ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vụ gây nhiều tiếng vang nhất, được báo chí quốc tế quan tâm đặc biệt, đó là cuộc đình công ở nhà máy giày Ching Luh ở Long An vào tháng tư vừa qua. Đây là nhà máy sản xuất giày cho công ty Nike của Mỹ. Hàng chục ngàn công nhân tại đây đã đình công để đòi tăng lương 20% và cải thiện chất lượng bữa ăn ở căn tin.

Nhưng Ching Luh không phải là trường hợp riêng lẽ đối với hãng Nike. Vào tháng 12 năm ngoái, hãng Nike cho biết là trong các nhà máy gia công cho hãng này ở Việt Nam đã xảy ra 10 cuộc đình công. Yêu sách chủ yếu của các cuộc đình công vẫn là đòi tăng lương, bởi vì trong bối cảnh lạm phát tăng vọt lên tớI 27%, người công nhân không thể sống nổI với mức luơng, mà bình thường họ đã phải xài rất dè sẻn.

Theo tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày hôm nay, một cuộc điều tra xã hội học gần đây cho thấy là trong ngành may hiện nay, mức thu nhập trung bình là từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi đồng VN, mà thường họ lại là lao động chủ lực trong gia đình, nên càng khó mà sống được với giá cả đắt đỏ. Thậm chí những công nhân độc thân nay cũng không sống nổi với đồng lương hiện tại.

Tại những nước mà hệ thống công đoàn đã phát triển cao, thông thường, trước khi đình công, các công đoàn phải báo trước mấy ngày cho ban giám đốc biết về thời điểm cũng những yêu sách. Dựa trên cơ sở đó, đại diện hai bên thương lượng với nhau để cố gắng đạt thỏa thuận trước ngày đình công. Nếu đến ngày đó mà thương lượng chưa đạt kết quả thì công nhân mới bắt đầu đình công.

Nhưng ở Việt Nam thì cho tới nay hầu hết các cuộc đình công là tự phát và nói chung bị coi là bất hợp pháp, bởi vì không theo đúng trình tự quy định, thủ tục mà pháp luật quy định. Nói cách khác, đình công ở Việt Nam hiện nay xảy ra giống như kiểu phong trào, do không có phương tiện nào khác để đấu tranh với giới chủ, nên công nhân cứ đình công đại vì thấy rằng ở các công ty khác đồng nghiệp của họ đã được tăng lương nhờ đã đình công. Phần lớn các cuộc đình công cũng không hề có sự tham gia của công đoàn.

Tờ Sài Gòn Giải Phóng trong bài báo đăng trên mạng ngày 24 tháng 6 cho biết là nhiều công ty trong Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản rất muốn biết ai là người có thể đại diện người lao động để có thể đàm phán , nhưng không tìm ra được. Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Sài Gòn Nguyễn Thị Thu Hà đã thừa nhận là hiện nay vai trò của các công đoàn khá lu mờ. Công đoàn chưa bao giờ là người đứng ra lãnh đạo các cuộc đình công theo đúng trình tự quy định và đàm phán với chủ doanh nghiệp.

Theo đại diện Liên đoàn lao động thành phố, nhiều các bộ công đoàn cơ sở hưởng lương từ chính doanh nghiệp cho nên không ai dám đứng ra lãnh đạo đình công vì sợ mất việc. Chưa kể là theo quy định hiện hành, nếu đình công bị tòa xem là không đúng luật thì người đại diện cho công nhân đứng ra lãnh đạo cuộc đình công đó sẽ phải chịu trách nhiệm, trong đó có việc bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

Trong một cuộc hội thảo về làm ăn kinh doanh ở Việt Nam, tổ chức tại Đài Bắc vào tháng bảy, một đại diện của các nhà đầu tư ở Việt Nam đã thúc giục chính phủ Hà Nội chặn đứng phong trào đình công. Nên nhớ rằng, Đài Loan hiện vẫn là nước đầu tư đứng hàng thứ ba ở Việt Nam sau Nam Hàn và Singapore. Ngay từ khi Việt Nam nâng mức lương tối thiểu vào cuối tháng 12, các doanh nghiệp ngoại quốc đã than phiền và với tình trạng công nhân đình công đòi tăng lương hơn nữa, họ bắt đầu doạ sẽ cắt bớt đầu tư ở Việt Nam.

Tóm lại, phong trào đình công lan rộng đang đặt chính phủ Hà Nội trước bài toán nan giải: làm thế nào xoa dịu nỗi bất bình của công nhân, nhưng vẫn giữ chân các công ty ngoại quốc. Trong bối cảnh mà mỗi năm có thêm 1,2 triệu thanh niên gia nhập thị trường lao động, Việt Nam phải làm sao tạo đủ công ăn việc làm để duy trì ổn định xã hội. Nếu doanh nghiệp ngoại quốc rút bớt đi thì con số thất nghiệp sẽ gia tăng. Trong hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành tổng Liên đoàn lao động vào cuối tháng 7 tại Hà Nội, chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Sài Gòn đã nhìn nhận rằng, trong bối cảnh lạm phát, nếu không giải quyết vấn đề thu nhập, chăm lo đời sống cho công nhân thì không thể hạn chế được đình công.

Cũng tại hội nghị này, ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN cũng đã yêu cầu các cấp công đoàn phải giám sát việc tuân thủ pháp luật về lao động, nhất là về bảo hiểm xã hội, lương bổng và thời gian làm việc. Nhưng khi nào chưa có những công đoàn thật sự độc lập, khi nào chưa có một hệ thống an sinh xã hội công bằng để bảo đảm mức sống tối thiểu cho ngườI dân, thì đình công sẽ còn tái diễn lâu dài ./.   

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 914 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0