Hình chụp một xưởng may tại Sài Gòn. Nếu so với năm ngoái, đến cuối Tháng Bảy năm nay, lạm phát đã lên tới 27%. Hinh: AFP
|
|
* Cuối 2008, đầu 2009 có thể sẽ có “làn sóng phá sản hàng loạt”
Hà
Nội (NV) - Trong 5 tháng vừa qua, chính sách “siết chặt tín dụng”, nhằm
ngăn chặn lạm phát của chính quyền CSVN đã khiến 20% doanh nghiệp vừa
và nhỏ bị phá sản, 60% đang thoi thóp.
Những
số liệu kể trên do ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước,
nay là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ tiết lộ với báo điện
tử VietNamNet.
Ông
Kiêm ước đoán: “Hiện nay, chỉ có một phần năm doanh nghiệp vừa và nhỏ
có khả năng thích ứng với tình hình và có thể tiếp tục phát triển nhờ
nhiều vốn, áp dụng kỹ thuật mới và có thương hiệu tốt”.
Những
doanh nghiệp đã “đột tử” theo cách gọi của báo chí Việt Nam, cũng như
các doanh nghiệp đang thoi thóp đều là nạn nhân của tình trạng suy
thoái kinh tế ở Việt Nam. Những doanh nghiệp này không cân đối được
“đầu vào, đầu ra” do giá nguyên liệu tăng quá cao và đặc biệt là vì
thiếu vốn mà không được ngân hàng tiếp tục cho vay, tuy lãi suất cho
vay đã lên tới 21%.
Theo
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng
350,000 doanh nghiệp tư nhân có qui mô vừa và nhỏ (có vốn dưới 10 tỷ
đồng và sử dụng từ 300 nhân công trở xuống).
Nếu
dựa trên nhận định của ông Cao Sĩ Kiêm thì số doanh nghiệp đã “đột tử”
khoảng 70,000. Số doanh nghiệp thoi thóp khoảng 200,000 doanh nghiệp và
số doanh nghiệp còn “khỏe mạnh” chỉ chừng 70,000.
Trả
lời đài RFA, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát
Triển IDS - một tổ chức tư nhân ở Hà Nội - nhận định: “Tôi nghĩ dự đoán
khu vực tư nhân sẽ đổ vỡ là hơi bi quan. Chắc chắn sẽ có nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn nhưng khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam có lẽ là
khu vực sáng sủa nhất của nền kinh tế và sức sống của nó rất mãnh liệt.
Tôi tin rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ vượt qua được khó khăn này,
vì trong những hoàn cảnh khó khăn hơn họ vẫn tìm được cách vươn lên
được.
Sản
lượng công nghiệp của cả tư nhân trong nước lẫn tư nhân nước ngoài -
nghĩa là khu vực đầu tư có vốn nước ngoài - chiếm 75% sản lượng. Nếu
khu vực tư nhân có đổ vỡ hàng loạt thì đấy sẽ là một tai họa. Song tôi
nghĩ rằng dự đoán như thế không sát thực tế lắm”.
Cùng
bàn về vấn đề này, Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, cho
rằng: “Trong những năm gần đây, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam tạo ra 92% việc làm mới. Tuy nhiên, việc hạn chế tín dụng
khiến nhiều doanh nghiệp cạn vốn và khó duy trì hoạt động. Lạm phát,
chi phí đầu vào cao đã gây khó khăn lớn cho họ, chưa kể các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa thể tiếp cận nguồn ngoại tệ để thực hiện hoạt
động xuất nhập khẩu”. Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh bảo rằng: “Các doanh nghiệp
đang cố gắng duy trì hoạt động, đặc biệt họ có ý thức là phải duy trì
công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên một số chuyên gia cho
rằng, có thể vào cuối năm 2008, đầu năm 2009, có thể có một số doanh
nghiệp nhỏ và vừa kiệt sức. Tôi nghĩ là tình huống đó có thể xảy ra. Vì vậy tôi rất mong chính quyền nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Khi
trả lời báo điện tử VietNamNet, ông Cao Sỹ Kiêm, tỏ ra lo ngại: “Trong
giai đoạn lạm phát, kinh tế khó khăn, chủ nhân thiệt một, người lao
động thiệt mười. Số việc làm giãn ra, thu nhập của người lao động càng
ít, trong khi giá sinh hoạt tăng cao. Ðây là một vấn đề lớn đối với nền
kinh tế”. Ông Kiêm tiên đoán: “Một bộ phận người lao động sẽ quay về
nông thôn và điều quan trọng là giải quyết hậu quả của những doanh
nghiệp phá sản, cần giúp đỡ những người thất nghiệp”. (G.Ð.) |