Thứ Ba, 2024-12-24, 9:17 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 25 » Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí
5:18 PM
Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí
Greg TorodeNguyên Hân chuyển ngữ

Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí


Trong một cuộc họp báo ít ai để ý vừa xảy ra ở Hà Nội tuần này, Hoa Kỳ đã cho thấy quan điểm của mình về chuyện phản đối của Trung Quốc qua khát vọng thăm dò dầu khí của hãng ExxonMobil ở Việt Nam.

“Chúng tôi chắc chắn không thích bất cứ ai cản trở những hoạt động làm ăn của những hãng đang cố gắng thực hiện những hợp đồng thương mãi của họ,” Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam ông Michael Michalak nói. “Tôi nghĩ rằng đó là quyết định của các công ty trong chuyện họ thích làm ăn với ai và với đối tác nào mà họ muốn làm việc với.”

Lời phát biểu của ông Michalak hôm thứ Tư ngày 20 tháng Tám chưa được công luận để ý đến nhiều. Báo chí Việt Nam vốn bị nhà nước kiểm soát thì chẳng mấy thích chọc giận Bắc Kinh trong lúc báo chí ngoại quốc có văn phòng ở Hà Nội thì đang bận săn tin siêu sao nhạc rock Gary Glitter vừa được ra khỏi tù vì tội quan hệ tình dục với trẻ em và đang bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Cố nhiên lời bình luận của ông đại sứ Michalak chắc chắn sẽ được người ta chú ý đến ở những thủ đô dầu khí trên toàn cõi Á châu, Âu châu và cũng như Hoa Kỳ khi những công ty dầu khí này đang cân nhắc, suy xét ý đồ và tính nghiêm trọng về những mối quan tâm của Trung Quốc đang chỉa vào hãng dầu ExxonMobil của Mỹ có trụ sở nằm ở tiểu bang Texas, là hãng dầu lớn nhất thế giới.

Tờ báo South China Morning Post tường thuật tháng rồi đặc sứ Trung Quốc ở Hoa Thạnh Đốn (Washington) đã liên tục nói với giới quản trị hãng Exxon là những làm ăn với Trung Hoa lục địa sẽ bị thương tổn trầm trọng nếu hãng Exxon vẫn tiếp tục hợp đồng thăm dò dầu khí với hãng dầu lớn do nhà nước Việt Nam làm chủ, là hãng PetroVietnam.

Một nhà máy lọc dầu của ExxonMobil. Nguồn: AFP
Bản hợp đồng này, là sự thoả thuận hợp tác sơ bộ được ký hôm tháng Sáu, liên quan đến chuyện thăm dò dầu khí nằm trong những khu vực (blocks) thuộc miền duyên hải trung và nam Việt Nam – là phần của lãnh hải Trung Quốc bao gồm phần có tính lịch sử nằm trong chùm đảo lớn hơn trong vùng biển Nam Hải (mà Trung Quốc cho đó là của họ). Trong lúc Việt Nam lên tiếng công bố chủ quyền của mình lúc đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh cũng xác nhận sự phản đối hãng Exxon của mình.

“Lập trường của Trung Quốc về vùng biển Nam Hải là rõ ràng và trước sau như một,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Liu Jianchao nói. “Trong trường hợp đặc biệt này, chúng tôi đã tuyên bố lập trường của chúng tôi với những bên liên hệ.”

Trong những tuần qua, các hãng dầu lớn của Anh, Pháp và Nga như BP, Total và Gazprom tất cả đều xác nhận rằng họ đều biết những quan tâm của Trung Quốc về những mỏ dầu có nhiều tiềm năng nằm ở miền nam Việt Nam.

Trong lúc các hãng dầu này bày tỏ họ muốn tiếp tục thúc đẩy những hợp đồng đang có hoặc sẽ có trong tương lai với Việt Nam, họ cũng lập lại những mối quan tâm về hãng ExxonMobil rằng sự phản đối của Trung Quốc có thể làm phức tạp rối rắm hơn cho những quyết định làm ăn trong tương lai, khi họ cân nhắc với sự quan trọng của thị trường lớn lao ở Trung Hoa lục địa có khả năng ảnh hưởng đến họ.

“Những hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng sự rủi ro với những hợp đồng làm ăn hợp lệ với Việt Nam, rõ ràng thế,” một nhà quản trị hãng dầu ngoại quốc nói. “Chúng tôi rất nhiệt tình với những dự án này, nên tất cả chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem thử Trung Quốc sẽ đẩy chuyện hăm dọa này đi đến đâu. Hiện bây giờ, chuyện gì còn đó, việc ai nấy làm.”

Cũng giống như hãng dầu ExxonMobil, những hãng dầu lớn này cho rằng họ tin tưởng vào những căn bản pháp lý về chủ quyền của Việt Nam, chiếu theo Hiệp định của Liên Hiệp Quốc và Luật Biển – là một sự xác nhận được cũng cố thêm do bởi thềm lục địa kéo dài của Việt Nam.

Lời bình luận của ông đại sứ Michalak cũng gợi ý rằng Hoa Thạnh Đốn thỏa mãn với sự hợp pháp của những quyết định của hãng Exxon, có thể đây là một sự phản ảnh những mối liên lạc thông tin rõ ràng, minh bạch của ExxonMobil với tòa Bạch Cung cũng như những ban bộ của chính phủ Hoa Kỳ. Một cách có ý nghĩa, ông Michalak cũng đã hướng các phóng viên trong nước đến bản tuyên bố chung giữa tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mới đây xác nhận sự ủng hộ của Hoa Thạnh Đốn dành cho chủ quyền quốc gia và tính toàn vẹn lãnh thỗ của Việt Nam.

Gía dầu đang làm tăng sự căng thẳng trong vùng và vốn đã được gạt qua một bên sau một thời gian dài nhân danh tinh thần đối thoại và hợp tác cùng nhau trong khu vực. Bất kỳ cảm giác tự mãn nào cũng bị phôi pha đi khi người ta nghĩ đến những những gía phải trả ngày càng đắt đỏ.

Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận chủ quyền của họ trong vùng biển này, nhưng tuồng như, họ chưa có được những gì xảy ra theo ý họ. Chuyện tranh chấp, dành giựt này hứa hẹn sẽ còn dài lâu.


© DCVOnline
Category: Chính trị | Views: 1172 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 18
Khách: 18
Thành Viên: 0