Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Hiệp
Hội Lương Thực Việt Nam loan báo đã xuất khẩu khoảng 2 triệu 860 ngàn
tấn gạo, trị giá 1 tỷ 670 triệu đô la, tính từ đầu năm tới giữa tháng
8. Trong khi đó nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa
Hè Thu và thị trường vẫn trầm lắng ít thương lái đến mua.
Photo: AFP
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa Hè Thu và thị trường vẫn trầm lắng ít thương lái đến mua.
Mới chỉ bán chưa tới 3 triệu tấn gạo mà
các doanh nghiệp xuất khẩu đã đạt kim ngạch hơn 1 tỷ 600 triệu đô la. Quả là
tin phấn khởi về lợi nhuận của các đại gia lúa gạo, trong khi đó nông dân đồng
bằng sông Cửu Long lại tỏ ra chán nản, vì giá lúa không đạt mức bảo đảm 5 ngàn
đồng/kg như chỉ đạo của chính phủ và thương lái cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Anh
ba nông dân miền Tây bộc bạch tâm sự trong câu chuyện với chúng tôi:
“Lúa đã làm được phân nửa rồi, nhưng ghe mua
ít quá , cái giá thì cũng nằm ở 4.300đ, 4.500đ cho tới 4.600đ/kg nhưng mà ít
ghe lắm.”
Trên thực tế, tiến độ thu mua lúa ở 13
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất chậm chạp nếu không nói là bế
tắc. Báo Saigon Giải Phóng xác nhận thực trạng này và trích ý kiến các doanh
nghiệp cho rằng, người nông dân nên trữ lúa và các ngân hàng cần giãn nợ và cho
vay mới để nông dân tái sản xuất. Người dân vựa lúa miền Tây kể cho chúng tôi nghe
về chuyện khó khăn vay nợ ngân hàng:
“Ở ngân hàng mình
phải thế chấp bằng khoán, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lãi suất cho vay
1,7% một tháng. Hầu như 100% nông dân vay ngân hàng, sổ đỏ hầu như ít khi nào
được đem về nhà.”
Nhưng hầu như đa số là không có tiền, chẳng có
nhà , nếu trữ lúa một tháng thì lãi tăng này, rồi lãi mua vật tư nông nghiệp
nữa, nông dân nói tiếng trữ lúa nhưng không trữ được lâu đâu, cầm cự thêm một
vài tuần lễ cũng phải bán.
Người dân vựa lúa miền Tây
Trữ lúa, một vấn đề bất khả thi
Còn việc trữ lúa để chờ giá tốt theo
khuyến cáo cũng là một vấn đề bất khả thi. Anh nói:
“Mười người thì có ba, bốn người trữ lúa thôi,
những ngừơi kinh tế khá giả, lãi ngân hàng ít hoặc có phương án đóng lãi cho
ngân hàng thì ngừơi ta có thể trữ từ hai đến ba tháng được. Nhưng hầu như đa số
là không có tiền, chẳng có nhà , nếu trữ lúa một tháng thì lãi tăng này, rồi
lãi mua vật tư nông nghiệp nữa, nông dân nói tiếng trữ lúa nhưng không trữ được
lâu đâu, cầm cự thêm một vài tuần lễ cũng phải bán.
Đa số là trữ trên
đồng, tại bờ đê ruộng của mình, hoặc ở cặp lộ xe, người ta vô bao chất quây lại
mua cao su đậy lại che mưa nắng, một thời gian phải bán không kéo dài được.”
Nhiều tuần lễ đã trôi qua, từ khi chính
phủ chỉ đạo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, phải bảo đảm giá lúa nông dân có lời
40% và phải thu mua 4 triệu tấn lúa tồn đọng trong dân. Nhưng trong câu chuyện
này, mệnh lệnh của chính phủ tỏ ra ít có hiệu quả. TS Lê Văn Bảnh, Viện Trưởng
Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhận định:
“Chính phủ nói 5 ngàn/kg nhưng không có ai bảo
đảm là 5 ngàn được. Không có đầu ra, doanh nghiệp không thấy hiệu quả thì họ
chựng lại . Ai bán dứơi 5 ngàn thì họ mới mua, thành ra nông dân vẫn bị thiệt.”
Người nông dân trực tiếp làm ra hạt lúa
cũng tỏ ra buồn bực vì nhưng lời hứa chưa được thực hiện, trong khi vụ thu
hoạch đã gần xong, lúa gặt rồi phải bán không thể trữ lâu:
“Chính phủ nói nhưng doanh nghiệp nó không làm
theo thì làm sao bây giờ. Tôi nghe trên đài chính phủ nói từ lâu rồi, nhưng mà
ngừơi này nói để cho ngừơi khác làm thì nó đâu có hiệu quả.”
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp với
70% dân số sống ở nông thôn, kinh nghiệm xuất khẩu gạo cũng đã tích tụ từ nhiều
năm qua. Thế nhưng các chính sách liên quan đến lãnh vực này lại thể hiện nhiều
bất cập, và sự điều hành cũng khá lúng túng. Các chuyên gia kinh tế ở trong
nứơc điển hình như GSTS Võ Tòng Xuân, đã có nhiều nhận định về vấn đề này. Nhất
là sự kiện Việt Nam bỏ lỡ một cơ hội lớn, ngừng xuất khẩu gạo vào thời gian giá
gạo thế giới lên cao nhất.
|