Giáo
dân khắp nơi tụ tập về khu đất của giáo xứ Thái Hà để cầu nguyện, bất
chấp các lời đe dọa của nhà cầm quyền địa phương. (Hình: VietCatholics
news)
Khuôn viên Tòa Khâm Sứ và tượng Ðức Mẹ Sầu Bi bị cỏ dại trùm vây phủ. (Hình: Vietcatholic News)
Một số nhân công được nhà nước đem tới dọn dẹp khuôn viên Tòa Khâm Sứ. (Hình: VietCatholic News)
Khu vực tượng Ðức Mẹ Sầu Bi bên hông Tòa Khâm Sứ đã sạch sẽ sau khi được dọn. (Hình: VietCatholic News)
|
|
HÀ NỘI 25-8 (TH).- Hàng ngàn người đã đổ về cầu nguyện tại khu đất thuộc giáo xứ Thái Hà mà giáo dân và nhà xứ đang đòi lại.
Tin
tức phổ biến trên VietCatholic News hôm Thứ Hai 25/8/2008 cho thấy giáo
dân vẫn bất chấp các lời đe dọa và vu khống của nhà nước phổ biến trên
các phương tiện truyền thông. Không những giáo dân tại giáo xứ Thái Hà
mà còn từ nhiều nơi khác cũng đến hiệp thông cầu nguyện, hậu thuẫn cho
giáo xứ đòi lại tài sản đã bị nhà cầm quyền địa phương cưỡng đoạt suốt
nhiều chục năm qua.
“Hôm
nay 24.8.2008 đúng là “ngày lên đền thánh Chúa” tại giáo xứ Thái Hà.
Lần lượt 5 thánh lễ được cử hành tại nhà thờ và sau đó là năm lần giáo
dân tiến ra linh địa cầu nguyện trước linh đài Ðức Bà.”
Bản
tin của VietCatholic News viết. Nguồn tin này nói rằng: “Cuối mỗi thánh
lễ, cả nhà thờ đều vang lên những tràng pháo tay tưởng như không dứt
sau khi bức thư của Ðức Tổng Giám Mục Hà Nội được đọc lên cho toàn thể
mọi người nghe. Nhân đó, cộng đoàn cũng được nghe bức thư cảm ơn của
Cha Bề Trên gửi Ðức Tổng Giám Mục.”
Từ
quận Cam California nơi ngài đang thăm viếng theo lời mời của Giám mục
Todd Browm, Ðức Cha Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục Tổng Giáo Phận Hà Nội
đã gửi thư về hiệp thông với giáo dân giáo xứ Thái Hà.
Từ
trưa Thứ Sáu 15/8/2008, giáo dân giáo xứ Thái Hà đã xô đổ tường rào khu
đất của giáo xứ bị nhà nước chiếm đoạt, tuy giao cho công ty may Chiến
Thắng (thua lỗ, giải thể) nhưng nay bỏ hoang. Họ dọn dẹp khu vực trước
đây vốn là nơi có đài Ðức Mẹ và liên tục đọc kinh cầu nguyện từ đó đến
nay.
Tin
tức trước đây nói giáo xứ Thái Hà đã rất nhiều lần yêu cầu nhà cầm
quyền CSVN trả lại tài sản nhưng đều bị bác bỏ. Giáo dân và tu sĩ bắt
đầu cầu nguyện tại khu đất này suốt từ ngày 6/1/2008, ít ngày sau khi
bùng nổ các cuộc cầu nguyện đòi lại cơ sở Tòa Khâm Sứ.
Trước
áp lực của giáo dân, nhà cầm quyền địa phương không những không đáp ứng
nguyện vọng của họ mà phổ biến những lời đả kích giáo dân trên hệ thống
truyền thông tuyên truyền của nhà nước.
Ngày
21/8/08, báo Hà Nội mới đăng tải một bài viết đòi hỏi “Tòa Tổng Giám
Mục Hà Nội cần sớm yêu cầu giáo sĩ và giáo dân chấm dứt hành vi sai
trái”.
Nhà
cầm quyền quận Hoàn Kiếm cũng đã triệu tập linh mục chính xứ, cha Vũ
Khởi Phụng, đến để buộc ngài kêu gọi giáo dân trở về nhà cũng như dẹp
hết ảnh tượng, thánh giá.
Một
bản tin phổ biến liên quan đến cuộc họp này cho thấy LM Vũ Khởi Phụng
đã nêu ra các điều sai trái của nhà cầm quyền CSVN, từ việc chiếm dụng
bất hợp pháp đến chia cắt tài sản này thành từng mảnh nhỏ để bán lấy
tiền dù họ không phải là sở hữu chủ. Ngài nêu ra cho biết giáo dân đã
không tụ tập bất hợp pháp mà là tập hợp cầu nguyện tại khu vực vốn là
tài sản hợp pháp của giáo xứ.
Trước
phản ứng mạnh mẽ của giáo xứ và giáo dân, phần tài sản này đang bị bỏ
hoang và nhà cầm quyền CSVN, thay vì trả lại cho giáo xứ, lại toan tính
dùng vào việc khác. Trong buổi “làm việc này”, nhà cầm quyền địa phương
không hề tranh luận gì về các điều do LM Phụng nêu ra mà chỉ đòi hỏi
giáo dân giải tán.
Bản
tin Vietcatholic News thuật lại lời nói của LM Phụng trong cuộc họp là
giáo xứ không hề “tặng” bất cứ một phần nào trong tài sản của nhà dòng
Chúa Cứu Thế và Giáo Xứ Thái Hà cho nhà cầm quyền. Hiện giáo xứ vẫn còn
đầy đủ giấy tờ chứng minh chủ quyền hợp pháp đối với các tài sản này.
Mặt
khác, theo một bản tin của VietCatholic, khi nghe tin đồn giáo dân đến
dọn dẹp cỏ dại khuôn viên Tòa Khâm Sứ và quanh tượng đài Ðức Mẹ sầu Bi,
nhà cầm quyền địa phương vội vàng cho người tới dọn vì sợ giáo dân vào
rồi không ra nữa.
“...Giáo
dân Hà Nội cũng bàn bạc với nhau và cương quyết sẽ khởi động lại một
cách mạnh mẽ vụ đòi lại Tòa Khâm Sứ vào ngày Chúa Nhật 17.8.2008,” bản
tin ngày Thứ Hai trên VietCatholic viết. “Tuy nhiên, thông tin này đã
bị rò rỉ ra bên ngoài và chính quyền địa phương Hà Nội đã biết được và
họ cho đây là cuộc “bạo loạn” sẽ được tái diễn, nên từ sáng sớm ngày 17
tháng 8 đã có chừng 100 công an đến canh gác trước cửa Tòa Khâm Sứ. Mới
đây, thấy hình ảnh của tượng Ðức Mẹ Sầu Bi bị cỏ dại che lấp
(VietCatholic đã mang vào ngày Thứ Bảy vừa qua), giáo dân lại một lần
nữa quyết định “vào” dọn dẹp cho sạch sẽ. Một lý do thật chính đáng!”
Nhưng họ đã không có cơ hội vào bên trong.
“Chính
quyền cũng đánh hơi được tin này, nên đã cấp tốc sai gần 30 nhân viên
vào làm cỏ, quét dọn, và trang trí cho đẹp nơi Ðức Mẹ ngự,” nguồn tin
trên viết. “Giả như sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ mà được chính quyền
địa phương biết ‘lắng nghe’ tiếng nói chính thức của giáo dân mà nhanh
chóng giải quyết hợp lý như vụ ‘làm sạch môi trường cho đẹp’ trước
tượng Ðức Mẹ thì có phải giáo dân sẽ được hưởng nhờ và mọi chuyện sẽ
được êm thấm. Dân chúng sẽ ‘yêu mến’ anh bộ đội và anh công an môi
trường không?”
Giáo
dân Công Giáo phát động chiến dịch đòi lại tài sản Tòa Khâm sứ từ giữa
tháng 12/2007 bằng các buổi đọc kinh cầu nguyện lên nhiều ngàn người.
Ðầu Tháng Hai, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt gửi thư cho giáo dân nói
lời cầu nguyện đã có kết quả và khuyên giáo dân về nhà. Nhưng đến nay,
gần 7 tháng trôi qua, người ta không hề thấy có tín hiệu tích cực gì từ
phía chế độ Hà Nội. |