|
|
Đại lộ Đông Tây là một trong các dự án gây tranh cãi ở Việt Nam gần đây |
Bốn cựu quan chức của công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã bị truy tố hôm 25/8 vì hối lộ quan chức Việt Nam hàng
trăm nghìn đôla trong một dự án nhận nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật.
Các bị cáo, trong đó có cựu chủ tịch 62 tuổi của PCI, Masayoshi Taga, bị buộc tội hối lộ một quan chức của TP HCM hồi năm
2003 và 2006, vi phạm Luật chống cạnh tranh không bình đẳng của Nhật Bản.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, đây là lần đầu tiên các công tố viên muốn đưa một vụ hối lộ liên quan tới quan chức nước ngoài ra
xét xử kể từ khi sửa đổi luật hồi năm 1998, theo đó các vụ hối lộ như vậy bị coi là bất hợp pháp.
Ngoài ông Taga, ba bị cáo còn lại là Kunio Takasu, 65 tuổi, cựu quản lý của PCI, Haruo Sakashita, 62 tuổi, cựu giám
đốc điều hành và Tsuneo Sakano, 59 tuổi, người từng là giám đốc văn phòng Hà Nội của PCI.
Các bị cáo đã hối lộ tổng cộng 90 triệu yen (820.000 đôla), lần đầu là tháng 12/2003 với 600 nghìn đôla, và lần hai là
tháng 8/2006 với 220 nghìn đôla.
Nêu đích danh
Cả hai lần trao tiền này đều là để 'cảm ơn' việc PCI thắng thầu.
Báo Nhật đã nêu danh tính vị quan chức VN bị cáo buộc là đứng đầu đường dây ăn hối lộ.
|
Truyền thông Nhật có một số bài viết không khách quan và không đúng sự thật, gây nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng
của Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn
|
Đó là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây.
Chưa rõ ông Sỹ sẽ bị phía Việt Nam xử lý như thế nào.
Năm 2001 và 2003, PCI thắng thầu tổng trị giá 3,1 tỷ yen cho dịch vụ tư vấn trong một dự án xây dựng đại lộ Đông-
Tây của TP HCM.
Trong một tuyên bố bất ngờ, hôm 17/8, Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ việc này.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã đề nghị truyền thông Nhật cũng như Việt Nam không nên đưa tin bài về vụ PCI
hối lộ khi chưa có kết luận cuối cùng.
Trong khi đó, ông thứ trưởng cũng dẫn lời ban quản lý dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây TP HCM nói ‘dự án không có hành vi
tiêu cực như báo chí đã đưa’.
Truyền thông trong nước từng viết và mổ xẻ nhiều về những tồn tại trong dự án này.
Mới đây nhất là về những vết nứt tại công trình hầm Thủ Thiêm do nhà thầu Nhật Obayashi Corporation thi công và PCI tư vấn
thiết kế.
White Rice, Mekong Delta Người
đưa hối lộ đã bị truy tố rồi, không biết kẻ nhận hối lộ sẽ ra sao đây.
Các báo Việt Nam, các vị thẩm phán, quan tòa, các ông công an, các nhà
chức trách Việt Nam thực hiện đường lối "đi đúng lề" của đảng nên bây
giờ kẻ nhận hối lộ vẫn ung dung ngồi chễnh chệ. Tham nhũng "nội địa" đã
quá đủ làm nghèo đất nước VN rồi, bây giờ phấn đấu tham nhũng "quốc tế"
để định hướng đất nước này đi đến "dân nghèo, quan chức mạnh, xã hội
công vòng và tục hậu".
Cam Ranh, Sai Gon Đến
nước này thì chính phủ nên thừa nhận sự việc và tiến hành điều tra các
đối tượng bị cáo buộc hơn là bao che bịt miệng công luận. Tôi tin tưởng
rằng các nhà điều tra Nhật Bản phải có bằng chứng không thể chối cãi
thì mới có thể bắt giam công dân của họ. Vì sao? vì pháp luật của họ
luôn tôn trọng và bảo vệ người dân của họ hơn pháp luật Việt Nam rất
nhiều, nên nếu họ bắt người trái phép họ sẽ bị trả giá rất đắt.
Minh, Sai Gon Ho Chi Minh Việt
Nam có truyền thống là đóng cửa dạy nhau, dạy nhau xong lại đưa nhau về
chỗ cũ.Tôi thấy điển hình là vụ PMU18, nhiều nhà báo đã bị rút thẻ vì
vịết chống tham nhũng mạnh tay quá. Dự án đại lộ Đông Tây rồi cũng im
ắng như đêm 30 giống như PMU 18. Chán lắm rồi.
hatjsanj, hanoi Truyền thông Nhật có một số bài viết không khách quan và không đúng sự thật, gây nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng
của Việt Nam. Ôi Việt Nam!
|