Lê Hải BBCVietnamese.com
|
|
Làng Việt Nam không phải là một tổ chức xã hội khép kín và có tính tự trị như giới nghiên cứu thường lầm
tưởng, đó là kết luận trong nghiên cứu thực địa của tiến sĩ John Kleinen.
Trong bối cảnh Hà Nội mở rộng sang Hà Tây, vấn đề nghiên cứu đô thị trong bối cảnh kết hợp các khu vực gồm
cả nông thôn, bán nông thôn đang mang tính thời sự cao.
BBC tiếng Việt xin giới thiệu lại các quan điểm được nêu ra trong bản gốc tiếng Anh "Facing the future, reviving
the past. A study of social change in a Northern Vietnamese village".
Làng Việt Nam
"Đối
mặt tương lai, Hồi sinh quá khứ" là kết quả của một công
trình nghiên cứu thực địa hồi thập niên 1990 tại một làng nằm
giữa Hà Tây và Hà Nội, dùng lễ hội trong làng làm hệ tọa
độ tham chiếu cho các vấn đề mang tầm vĩ mô như hệ thống
chính trị quốc gia.
Vấn đề địa phương tại Việt Nam bắt đầu được các nhà nghiên cứu nước ngoài chú ý từ sau những vụ nông dân
nổi dậy như ở Thái Bình năm 1997, theo như dẫn giải của tác giả trong phần mở đầu (xem link bên).
Nhiều
vụ tương tự nhưng với mức độ nhỏ hơn được ghi nhận ở Hà Tây
hay Khu Bốn; nhiều bình luận gia như GS Carlyle Thayer và tướng
Trần Độ lên tiếng, phần nào giúp John Kleinen hướng các nghiên
cứu của mình vào mối quan hệ kinh tế, phát triển, văn hóa,
tôn giáo, lịch sử và cơ cấu chính trị diễn ra trong phạm vi
khu làng mà ông được trung tâm của Giáo sư Phan Huy Lê cấp giấy
phép nghiên cứu.
|
Trào lưu
Sự
trở lại của các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam cũng nằm trong
xu hướng chung của các xã hội như Trung Quốc, Đài Loan và Nam
Hàn, khi lễ hội và phong tục được coi là nền tảng của quá
trình chuyển đổi xã hội.
John Kleinen
|
Tính ra, công trình nghiên cứu quần thể xã hội ở mức làng ở Việt Nam được ghi nhận đầu tiên và đánh giá
cao nhất là của Gerald C.Hickey, vào năm 1964, mô tả làng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một thời gian dài đề tài làng Việt Nam bị bỏ ra ngoài các tranh luận về lý thuyết trong vùng châu Á, do Eric
Wolf khởi động từ năm 1957.
Hệ thống cân bằng
Đến
năm 1992 các nhà nghiên cứu Việt Nam mới bắt đầu quan tâm đến
đề tài làng xã nhìn từ góc độ nhân học hoặc dân tộc ký
hiện đại, và sau đó là các công trình của nghiên cứu sinh
nước ngoài như John Kleinen.
Họ nhận
thấy làng (village) không phải là "cộng đồng tự nhiên" ổn
định, mà là hệ thống cấu trúc đan xen với các khái niệm như
địa phương (locality) và cộng đồng (community), chịu sức ép cả
từ bên trong lẫn bên ngoài, mà điểm cân bằng nằm giữa khả năng
dàn xếp công việc nội bộ và bảo đảm thu thuế cho nhà nước.
Đơn vị làng cũng là mục tiêu thực hiện các chính sách thuộc địa lẫn dân tộc, nhưng các nghiên cứu của TS
Kleinen cho thấy hệ thống hành chính làng không phải là kết quả của các chính sách đó.
|
|
Làng là cơ chế thu thuế và dàn xếp nội bộ |
Nghiên
cứu sự phát triển của các tục lệ và tín ngưỡng địa phương,
chuyên gia nhân học John Kleinen cho rằng đây không chỉ đơn thuần
là sự quay lại hay hồi phục của những hoạt động văn hóa bị
cấm đoán sau 1945, mà là một tổ hợp tái cấu trúc lý thú
trong xã hội Mác-xít.
Một số
lập luận cho thấy những lễ hội mang tính tôn giáo địa phương
còn có thể được nhà nước xây dựng để củng cố quyền lực và
tính chính danh, theo như định nghĩa về "truyền thống được tạo
dựng" của Hobsbawm, là một trào lưu nổi bật hiện nay trong
nghiên cứu lịch sử.
Tác
phẩm "Facing the future, reviving the past. A study of social change
in a Northern Vietnamese village" ra mắt lần đầu năm 1999, được Xưa
và Nay dịch và trình bày trong bản tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
xuất bản gần đây. Phó giáo sư John Kleinen hiện dạy môn nhân
học và sử tại Đại học Amsterdam, là tác giả của nhiều công
trình nghiên cứu Việt Nam trong kinh tế, tôn giáo, nghệ thuật
thị giác và lịch sử thời Pháp thuộc.
|