1. Dân Chủ Cho Việt Nam
Tuần
này là Đạị Hội Đảng Dân Chủ sẽ chính thức đề cử TNS Barack Obama làm
ứng cử viên Tổng Thống cho Đảng Dân Chủ để tranh quyền làm chủ Tòa Bạch
Ốc trong bốn năm tới. Ai sẽ là người có thể thắng cử sắp tới? Barack
Obama, hay ứng cử viên Cộng Hòa John McCain? Và cử tri Mỹ gốc Việt hy
vọng những gì nơi các ứng cử viên này?
Ước
mơ lớn nhất của hầu hết cử tri Mỹ gốc Việt là các vận động này đều có
thể tăng tốc dân chủ hóa cho Việt Nam. Thực tế nhiều thập niên qua đã
cho thấy rằng cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều sẽ giữ nguyên chính
sách đối ngoại với Việt Nam, tuy là nỗ lực đòi hỏi nhân quyền nhưng vẫn
chọn giải pháp dân chủ hóa bằng cách tiếp cận qua nhiều phương diện
khác nhau.
Tuy
nhiên, dân chủ tiệm tiến kiểu TNS Dân Chủ John Kerry, người từng là ứng
cử viên Tổng Thống Dân Chủ 2004, và kiểu TNS Cộng Hòa John McCain,
người hiện là ứng cử viên Tổng Thống Cộng Hòa 2008, chắc chắn sẽ làm
nhiều nhà hoạt động Việt Nam không hàì lòng vì tiến độ quá chậm.
Trong
số những người nóng lòng vì dân chủ hóa Việt Nam, có anh Lý Tống, người
đã từng trải qua nhiều nhà tù tại nhiều qúôc gia vì các hoạt động cho
dân chủ Việt Nam.
Và
gần nhất, là một bản tin phổ biến trên mạng từ nhà hoạt động Hongha báo
động hôm Thứ Hai 25-8-2008, đúng vào ngày Đại Hội Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ
khai mạc. Bản tin viết như sau:
"Lý
Tống sau khi rải truyền đơn tại thủ đô Cuba kêu gọi dân chúng Cuba nổi
dậy chống nhà cầm quyền cộng sản năm 2000, rải truyền đơn tại Việt Nam
trong dịp Tổng thống Clinton thăm VN, bị giam giữ tại Thái Lan.
Anh
đã có mặt tại Nam Hàn dự định rải truyền đơn tại Bắc Kinh ngày 8/8/08
dịp thế vận hội lần thứ XXIX nhưng không tìm được phương tiện, hôm nay
đã bị nhà chức trách Nam Hàn tạm giữ khi thuê mướn một máy bay huấn
luyện dự định rải truyền đơn tại Bắc Hàn, rất tiếc huấn luyện viên phi
công Nam Hàn đã ngăn chặn việc rải truyền đơn và đáp máy bay xuống phi
trường gần nhất và gọi cảnh sát tạm giữ anh, lúc 1:45pm địa phương
tương đương 1:45 am ngày 25/8/2008 giờ Hoa Thịnh Đốn.
Nếu có tin gì mới, chúng tôi sẽ loan báo sau.
Hongha." (hết trích)
Chính
phủ Nam Hàn sẽ bực bội anh Lý Tống, hai nhà nứơc Trung Quốc và CS Việt
Nam sẽ giận dữ với anh Lý Tống, nhưng chúng ta hiểu được các nỗi lo của
nhà hoạt động Lý Tống. Biết bao giờ Việt Nam mới có tự do dân chủ và
nhân quyền, nếu cứ giữ y nguyên tốc độ dân chủ hóa tiệm tiến thế này?
Thực
tế, các nhãn hiệu thường nói rằng "chủ hòa" của Dân Chủ, và "chủ chiến"
của Cộng Hòa có giúp chúng ta hiểu gì về chính sách nước Mỹ tương lai,
dù ứng viên nào thắng cử, đối với Việt Nam không? Hay thực tế chỉ là
duy trì một thế quân bình sức mạnh cho toàn vùng Biển Đông? Có lẽ, đây
là cái nhìn cụ thể nhất: Không vị Tổng Thống tương lai nào của Hoa Kỳ
hết lòng hết dạ với dân chủ Việt Nam. Họ sẽ chỉ muốn duy trì ổn định
khu vực Biển Đông, và ghìm chân để không cho Trung Quốc bành trứơng.
Trong thế cờ như thế, Việt Nam muốn không bị thu hút vào quỹ đạo Trung
Quốc, chỉ có cách dựa vào Khối ASEAN và Hoa Kỳ, bởi vì mỗi bứơc nhượng
bộ là thêm một tầng nguy hiểm.
Tuy
nhiên, chúng ta vẫn nhìn như người ngoàì nứơc, và nhìn như một công dân
Mỹ. Về một hướng khác, vẫn có các nhà hoạt động dân chủ tin vào một
giải pháp nhanh chóng hơn, bởi vì CSVN đang gặp quá nhiều rệu rã. Thí
dụ, như nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế.
Trong
bàì viết nhan đề "Mưu Sinh Thoát Hiểm" phổ biến trên nhiều mạng, bác sĩ
Nguyễn Đan Quế, với tư cách nhà hoạt động từ quốc nội, nhận định như
sau, trích:
"...
Nhưng khó khăn lớn nhất là giáo dục lạc hậu, không đào tạo nhân lực có
khả năng, khiến nền kinh tế không thể cạnh tranh khi hội nhập toàn cầu.
Bắt buộc dân tộc ta phải tìm đường mưu sinh thoát hiểm để tiến lên.
Trở
ngại chính yếu là Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (BCTĐCSVN) không
có cải cách chính trị đi kèm khi mở cưả kinh tế và thương mại với thế
giới bên ngoài, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới
(WTO).
Toàn
bộ hệ thống chính trị (do BCTĐCSVN nặn ra) rất yếu kém vì bất lực,
không hấp thụ được số vốn đầu tư lớn ào ạt đổ vào Việt Nam. Khi lạm
phát xẩy ra, chính quyền lúng túng không đối phó được với giá cả tăng
cao.
Quần
chúng hốt hoảng, không tin vào các chính sách tiền tệ và tài chánh của
chính phủ, dẫn đến phản ứng dây chuyền, rộng khắp: Nhiều cuộc đình công
của công nhân đòi tăng lương và cải thiện chế độ làm việc, tổng cộng đã
có đến hơn 2300 vụ, 300 tính riêng từ đầu năm 2008; nông dân bỏ đất về
sống vất vưởng ở thành phố rất đông, dân oan khiếu kiện vì mất đất canh
tác xẩy ra gần như hàng ngày ngay trước phủ Thủ Tướng; học sinh sinh
viên chán nản bất mãn với chương trình và phương cách giáo dục quá cũ,
tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Hai triệu thí sinh dự thi đại học
năm nay, nhà nước chỉ có đủ chỗ cho 300.000.
Tham
nhũng ở mọi cấp: ngân sách giáo dục chiếm 4,3% Tổng Sản Lượng Quốc Dân
(GDP), cao hơn nhiều nước Đông Nam Á, tính bình quân lương giáo chức
phải được hơn 200 đô la/ tháng, nhưng thực tế chỉ lãnh có xấp xỉ 100.
Nạn giáo chức lương thấp phải dậy thêm, chạy trường, chạy điểm và làm
tiền phụ huynh tràn lan..." (hết trích)
Tuy
nhiên, chúng ta lại không thấy Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đưa ra hướng làm
việc có tổ chức hóa, hay có định chế hóa. Còn nếu chỉ làm với tư cách
cá nhân, hay chỉ kêu gọi toàn dân hoạt động với tư cách cá nhân từng
người, không chắc gì kết hợp nổi cho thành phong trào.
Có
cách nào để tăng tốc dân chủ hóa Việt Nam nhanh chóng hơn hay không?
Nhìn qua hướng khác thì, cách làm việc của anh Lý Tống có giá trị gây
tiếng vang và đánh thức lương tâm nhân loại, nhưng cũng là một tiếng
vang vẫn thiếu tổ chức hóa, thiếu định chế hóa.
Cách
hay nhất có lẽ, chính Bộ Chính Trị Đảng CSVN phải thỏa hiệp và nhượng
bộ ứơc mơ dân chủ của toàn dân. Còn không, thì thế giằng co sẽ còn kéo
dài, toàn dân vẫn thêm đau khổ, và đất nứơc sẽ lỡ nhiều cơ hội tiến
bộ...
Trần Khải