Sau quyết định kể trên, đến giữa Tháng Tám, giá lúa ở miền Tây Nam bộ bắt đầu nhích lên chừng 100 đồng/ký đến 200 đồng/ký.
Tuy thủ tướng Việt Nam
đã chỉ đạo mua hết lúa để cứu nông dân nhưng việc thu mua lúa tồn đọng
chỉ thực hiện cầm chừng và hàng triệu nông dân vẫn trong cảnh “ôm lúa
mà như ngồi trên lửa”.
Miền
Tây Nam bộ hiện có khoảng 8 triệu tấn lúa Hè Thu không có “đầu ra”
(không ai mua). Từ lúc chính phủ “chỉ đạo giá lúa”, cả thương lái lẫn
các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực này không dám mua lúa gạo vì
sợ lỗ.
Cũng
vì vậy, nếu về miền Tây trong khoảng từ đầu Tháng Tám tới nay, ai cũng
có thể thấy lúa phơi đầy đồng và nhà nào cũng đầy ắp lúa.
Ông
Nguyễn Văn Tha, một nông dân ở xã Trường Thành, huyện Cờ Ðỏ, thành phố
Cần Thơ đang ôm hai tấn lúa, mới thu hoạch trong vụ Tháng Tám 2008,
than: “Nghe thủ tướng chỉ đạo thu mua hết lúa cũng mừng. Nhưng chờ hoài
vẫn không thấy thương lái hỏi mua. Tụi tui làm ra lúa, sống nhờ lúa đã
vài chục năm nhưng chỉ năm nay mới thấy lúa ế ẩm như vậy. Tui đã thu
hoạch lúa cả tháng, đã kêu người mua năm lần, bảy lượt nhưng họ hẹn
lần, hẹn hồi. Ðầu mùa, một số gia đình may mắn bán được lúa với giá
4,800 đồng/ký. Còn bây giờ, bán rẻ để gia đình có tiền chi tiêu nhưng
cũng chẳng ai mua”.
Nông
dân miền Tây ước tính, giá thành một ký lúa vụ Hè Thu dao động trong
khoảng từ 3,500 đồng/ký đến 3,800 đồng/ký, có vài vùng như Tiền Giang,
giá thành một ký lúa từ 3,900 đồng/ký đến 4,000 đồng/ký. Nếu theo chỉ
đạo của thủ tướng (khi mua lúa gạo của nông dân, các doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu lúa gạo phải bảo đảm bảo cho nông dân có lãi khoảng 40%
trở lên) thì giá mua lúa ít nhất cũng phải là 5,000 đồng/ký. Tuy nhiên,
trên thực tế, nông dân không thể trực tiếp bán lúa cho các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu gạo mà phải qua từ hai đến ba trung gian do vậy
nông dân chỉ có thể bán lúa với giá 4,850 đồng/ký đến 4,900 đồng/ký.
Các
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo phân bua rằng sở dĩ có sự tồn tại
của hệ thống trung gian là vì họ không đủ nhân lực, không đủ phương
tiện để tổ chức thu mua và không có kho trữ lúa.
“Chỉ
đạo” của chính phủ về giá lúa khiến lúa ế ẩm. “Chỉ đạo” của chính phủ
về thu mua lúa không khiến tình hình sáng sủa hơn. Ông Nguyễn Văn Sơn ở
xã Mỹ Ðức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, ngậm ngùi: “Tụi tôi muốn
khóc. Nghe đồn lúa không có người mua là vì nhà nước thu thuế xuất khẩu
gạo, do vậy, để có lãi, thương lái, doanh nghiệp phải hạ giá mua của
lúa để lấy khoản đó nộp thuế. Làm như vậy là không công bằng với nông
dân bởi nông dân phải oằn lưng gánh đủ thứ. Lạm phát làm giá vật tư
nông nghiệp tăng gấp đôi, gấp ba mà giá lúa lại giảm. Ai muốn thì về
đây nghe tui tính nè, chỉ tiền thuê xe bò kéo lúa ra khỏi ruộng cũng
hết 8,000 đồng/bao. Chở về nhà phải trả thêm 3,000 đồng/bao nữa. Mùa
khai giảng tới rồi, ai cũng cần bán lúa sắm sách vở, quần áo, đóng học
phí cho con nhưng không ai mua lúa!”
Chủ
các cơ sở kinh doanh lúa gạo ở An Giang, Ðồng Tháp và Cần Thơ cũng
than: Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo ở miền Tây đều
đang ôm hàng đống gạo tồn kho, vốn đã từng mua với giá cao, đồng thời
còn phải chịu lãi ngân hàng cao khi vay để mua gạo với mức cao không
kém (1.75%/tháng) nên không ai muốn vay thêm để tiếp tục mua gạo dự trữ
khi chưa ký được hợp đồng xuất khẩu mới. Giới thương lái ngưng hoạt
động cũng vì tình hình bất lợi. Giá lúa gạo “khật khừ”, không ổn định,
nhiều người đã thua lỗ. Thương lái cũng như tụi tôi, gặp cả khó khăn về
vốn, muốn vay tiền ngân hàng, chịu trả lãi cao cũng không dễ vay”.
Một
vài thương lái chuyên thu mua lúa gạo, giải thích thêm: “Chất lượng lúa
của vụ hè thu không bằng chất lượng lúa vụ đông xuân, trong khi bây giờ
đang giữa mùa mưa, nếu mua lúa ướt hoặc xem xét không kỹ, mang về sấy
không đạt thì khi ra gạo sẽ không bán được cho các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo”.
Lúa
vẫn chỉ được mua cầm chừng. Hình như Trời không thương nông dân nên
liên tục có mưa dầm, bất lợi cho cả việc thu hoạch lẫn bảo quản. Người
nghèo bán tống, bán tháo mồ hôi, nước mắt ngay khi vừa thu hoạch xong.
Mà lúa ướt, lúa tươi thì đâu được giá nhưng họ không được phép lựa chọn
khác. Nợ ngân hàng, nợ áo cơm, vốn cho mùa tới,& thì gì cũng phải
tính liền. Người khá hơn thì ôm lúa mà như ngồi trên lửa.
Nông
dân Việt Nam nói chung và nông dân miền Tây nói riêng xưa sao, nay vậy.
Vẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ðầu tắt mặt tối quanh năm
suốt tháng nhưng vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Lạm phát tháng
này đã lên tới 28.3%. Mức cao nhất trong 17 năm qua và nông dân trân
mình chịu đựng.
Hồi
còn đang vận động để gia nhập AFTA, gia nhập WTO, nhà nước tuyên truyền
đó là tiền đề của chuyện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh”. Giờ không rõ nhà nước quản lý ra sao, điều hành thế nào mà cay
cực chỉ tăng chứ không giảm.
Nghe
đồn, AFTA và WTO qui định các quốc gia thành viên phải cắt giảm thuế
nhập khẩu hàng hóa, kể cả nông sản xuống chỉ còn từ 0%-5%. Trong bối
cảnh không còn có thể dùng thuế nhập khẩu như một thứ “hàng rào”, nhà
nước của người ta vắt óc để tìm cách bảo hộ nông nghiệp, nông dân trong
nước sao cho hợp pháp thì nhà nước Việt Nam lại dựng hàng rào với lúa
gạo đem đi... xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo đời
nào cam tâm gánh thứ thuế “Trời ơi, đất hỡi” như vậy. Cuối cùng gánh
nặng bất tử đó cũng chuyển qua vai nông dân.
Dù
vẫn đang là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng
lâu lắm rồi không còn nghe ai nói “liên minh công nông là lực lượng
tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam” nữa. Hình như người ta không nói không phải vì quên mà vì ngại công nhân, nông dân vả... tét mỏ!