Thứ Ba, 2024-12-03, 11:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 29 » Bản tin ngày 29/08/2008 của thegioinguoiviet.net
9:39 AM
Bản tin ngày 29/08/2008 của thegioinguoiviet.net
Học phí tăng, tiền sách tăng, chất lượng giảm...
là chủ trương ngu dân của Đảng CSVN được thể hiện qua nền giáo dục "ăn đong":
Vừa học, vừa chờ sách giáo khoa đính chính
(LĐ) - Bản thảo của 3 cuốn đính chính lỗi sách giáo khoa (SGK) đang chờ ký duyệt để đưa đi nhà in - thông tin được NXB Giáo dục đưa ra trước thềm năm học mới, được dư luận hết sức quan tâm.
Tại sao lại đính chính?
Giữa tháng 5.2008, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo về đánh giá chương trình và SGK phổ thông. Theo tổng hợp các ý kiến đánh giá Bộ GDĐT đưa ra thì "Nội dung SGK thể hiện những bất cập như sách lịch sử được viết theo lối mòn, xơ cứng, vẫn chỉ là "ta thắng địch thua", "bên chính nghĩa thì tốt, bên phi nghĩa thì xấu"; hơn nữa, thường có sự lặp lại, tạo cho học sinh cảm giác không cần học cũng đã biết rồi. Một số SGK sử dụng kiến thức không cập nhật...
Những bất cập thể hiện sự chỉ đạo thiếu sự thống nhất, xuyên suốt được thể hiện rõ trong báo cáo này là cách dùng từ, thuật ngữ, khái niệm, ký hiệu, thậm chí cách tiếp cận giữa SGK chuẩn và SGK nâng cao ở một số môn học có chỗ chưa thống nhất; có nội dung khác biệt về nội dung kiến thức. Cách tiếp cận quá khác nhau (môn vật lý)...".
Đến đầu tháng 8, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thì bộ đã tập hợp tất cả những chỗ sai sót để chỉnh sửa và đang giao NXB Giáo dục in đính chính gửi xuống các địa phương, để giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh lỗi trong sách.
Đính chính những gì?
Tuy nhiên, đến ngày 26.8, khi hầu hết học sinh đã bước vào năm học mới, thì theo ông Nguyễn Minh Khang - Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục - hiện bản thảo của tài liệu đính chính vẫn đang nằm trên bàn lãnh đạo bộ chờ duyệt lần cuối, khi nào có bản thảo là triển khai in ngay.
Số lượng tới 3 cuốn đính chính lỗi SGK cũng là "bất ngờ" với nhiều người, bởi "không ngờ SGK lại sai nhiều thế". Được biết, những lỗi cần đính chính sẽ là lỗi về nội dung, kiến thức; lỗi chính tả, dấu câu...; lỗi về kênh hình (vẽ không đúng, khó hiểu, không chuẩn xác); lỗi trích dẫn không chuẩn, thiếu nguồn trích dẫn; lỗi dịch thuật ngữ không chuẩn xác; lỗi thông tin vênh nhau giữa các SGK...
Nói về việc tại sao lại đính chính nhiều thế - ông Nguyễn Minh Khang giải thích những năm trước, việc biên soạn SGK được góp ý nhiều, tuy nhiên, sau khi trao đổi giữa ý kiến đóng góp và tác giả viết sách, chưa có đính chính mà chỉ có những sửa chữa lỗi nhỏ. "Năm nay, Bộ GDĐT tổ chức đánh giá lại toàn bộ nội dung SGK và xin ý kiến của các giáo viên, phụ huynh học sinh và các nhà sư phạm. Trên tinh thần đó, bộ rà soát lại nội dung sách và những vấn đề cần đính chính".
Và như vậy, trước mắt, nhà trường và học sinh sẽ tiếp tục học theo SGK với những lỗi chưa được chỉnh sửa.


Lại thêm một cú lừa của Đảng, nhiều kẻ vừa mếu vừa chửi thề:
Nhà đầu tư ào ạt xả hàng, Vn-Index tuột dốc
Sau những nỗ lực gần như đuối sức để bảo vệ điểm số dương của Vn-Index vào hôm qua, chứng khoán sàn TP HCM ngay khi bước vào đợt giao dịch đầu tiên hôm nay đã lộ rõ sự suy yếu.

Bên bán sau khi đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng đã quyết định tung hàng chốt lời và người mua chịu hứng, khi nhận định mức giá gom vào ở mức hợp lý. Tâm lý của nhà đầu tư đã khá vững vàng nên các lệnh đặt mua vẫn tiếp tục được ào ạt tung ra. Diễn biến ấy khiến giao dịch thị trường sôi động và tính thanh khoản được đẩy lên cao.

Vn-Index tiến vào đợt khớp lệnh liên tục trong xu hướng đi xuống với lượng cung áp đảo, đè bẹp nỗ lực đảo chiều của chỉ số chứng khoán sàn Hose. Đà rơi ngày một tăng thêm và mã xanh thưa dần, Vn-Index chỉ còn 547,66 điểm nhưng khối lượng giao dịch đến thời điểm này ở mức kỷ lục, với 32,4 triệu chứng khoán chuyển nhượng, đạt giá trị gần 1,4 nghìn tỷ đồng.

Kết phiên hôm nay, Vn-Index chỉ còn 547,69 điểm. Có 38 cổ phiếu tăng, 5 mã đứng và 117 mã giảm điểm. Hầu như các blue-chip cùng chung xu hướng đi xuống, riêng FPT, SSI vẫn giữ mức giá tăng cho đến cuối phiên. Mã STB có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường với 4,7 triệu cổ phiếu, kế đến là SAM, SSI, FPT, REE...
Tại sàn Hà Nội, chỉ số Hastc-Index cũng đảo chiều sau 5 phiên tăng liền kề, với mức giảm 4,91 điểm (2,58%), chỉ số này chốt ở 185,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 19,9 triệu chứng khoán, tương ứng 744 tỷ đồng.
Bạch Hường


Quốc Hội CSVN, một bầy vịt ngớ ngẩn muốn được trang bị máy tính xách tay:
Họp Quốc hội: tăng tranh luận, giảm bớt tham luận
- "Đổi mới cách thức tiến hành kỳ họp QH không phải là cố gắng rút bớt thời gian mà là giảm bớt tính hình thức, ưu tiên chất lượng. Để đạt chất lượng, nếu cần vẫn phải tăng thêm thời gian", CN UB Văn hóa - Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi góp ý cho Đề án cải tiến tổ chức và tiến hành kỳ họp.

Tiến tới ĐBQH sẽ được tập huấn sử dụng mạng Internet.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Trần Đình Đàn, dù đã có nhiều cải tiến nhưng QH vẫn chưa khắc phục được bệnh hình thức. "Mà lý do là các vị ĐBQH chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm, nhiều quy trình chậm đổi mới, nhận thức về vai trò của QH cũng như hiệu lực các quyết định của QH còn chưa đầy đủ", ông Đàn nói.
Thay vì trước mỗi lần khai mạc QH lại một lần thảo luận đổi mới cách tổ chức, VPQH đã được giao chủ trì xây dựng một đề án cải tiến. Trong phiên thảo luận chiều nay (26/8), đa số ủy viên đều mong muốn thay đổi sẽ bắt đầu ngay từ kỳ họp thứ tư sắp tới.

Không tranh luận, không thể đi tận cùng vấn đề
Chủ tịch UB Dân tộc Ks’Phước nói, trước tiên phải thay đổi ngay cách thức chất vấn. "Nên nêu những vấn đề đang nổi cộm mà dư luận bức xúc hoặc Đảng và Nhà nước quan tâm để chất vấn. Những vấn đề lớn, Thủ tướng sẽ trả lời".
Trước đó, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng cũng đề đạt, sẽ không tiếp tục chất vấn từng cá nhân bộ trưởng như lâu nay.
Theo ông Đàn, làm theo cách này sẽ có điều kiện để xem xét chuyên sâu các vấn đề, tập trung làm rõ những nội cộm. Đặc biệt, sẽ tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc nghiên cứu xử lý các vấn đề đưa ra.
CN UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thận trọng: "Cũng cần tính toán để vấn đề đưa ra không mang ý chí chủ quan theo một nhóm. Khi không khí tranh luận còn ít thì không thể đi đến tận cùng vấn đề".
Ông Đào Trọng Thi tán thành: "Nên tăng phần tranh luận mà giảm bớt tham luận để ra được những quyết định lớn".

Trang bị máy tính xách tay cho ĐB
Làm thế nào để rút ngắn tối đa những yếu tố còn "hình thức" để kỳ họp đi vào thực chất cũng là vấn đề chưa được thống nhất. Nên tiến hành phiên trù bị trước hay ngay trong buổi khai mạc kỳ họp? Có nên gửi tài liệu điện tử qua mạng cho ĐB để tiết kiệm chi phí vì sắp tới sẽ trang bị máy tính xách tay cho ĐB. Thời gian phát biểu có nên rút từ 7 phút xuống còn 5 phút hay không?...
Ngoài ra, các ủy viên còn chưa ngã ngũ về việc không cần đọc tài liệu trước Hội trường, để dành thời gian thảo luận vì tài liệu đã được gửi cho ĐB tham khảo trước đó hay vẫn tiếp tục đọc cho ĐB tiện theo dõi vì đa số không có thời gian mà tài liệu lại nhiều.
Lê Nhung


Sẽ có bao nhiêu con dê bị đưa ra tế thần để cứu nguy bộ mặt nham nhở của Đảng?:
Nhật đề nghị VN điều tra vụ PCI hối lộ quan chức
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết Nhật Bản vừa gửi hồ sơ ủy thác tư pháp đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra vụ cán bộ PCI hối lộ quan chức Việt Nam.
Lê Dũng
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 28/8, ông Lê Dũng cho biết Việt Nam mới nhận được từ phía Nhật Bản hồ sơ ủy thác tư pháp đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra vụ 4 cựu quan chức của công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) bị truy tố về tội hối lộ quan chức Việt Nam.

Theo ông Lê Dũng, hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực tiến hành xử lý vấn đề này.
"Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Nhật Bản để sớm làm rõ và xử lý thỏa đáng vụ việc phù hợp với luật pháp Việt Nam, không để vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn ODA và quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản".
Người phát ngôn cũng khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là kiên quyết thực hiện phòng, chống tham nhũng. Mọi hành vi tham nhũng, đưa hối lộ cũng như nhận hối lộ đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ ai.
"Việt Nam đã và đang quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ODA để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt coi trọng chống thất thoát, tham nhũng trong quá trình sử dụng ODA".

Trước đó, báo chí Nhật Bản đưa tin ngày 4.8, các công tố viên Nhật Bản đã bắt giữ ông Masayoshi Taga - cựu Chủ tịch Công ty PCI, cùng với 3 quan chức của một Cty xây dựng có trụ sở tại Tokyo.
Những người này bị cáo buộc đã hối lộ một quan chức TP.HCM có liên quan tới một dự án làm đường.
Xuân Linh


Ở đâu có bóc lột, ở đó có đấu tranh:
Giải “bài toán” đình công: Vẫn chuyện “cơm, áo, gạo, tiền”
(HNM) - Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng gần 400 cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Trong khi đó, năm 2006 có 387 vụ và năm 2007 có 541 vụ.

Đáng chú ý, tất cả đều là tự phát, không đúng thủ tục, trình tự, không do Công đoàn lãnh đạo và đều có chung nguyên nhân đòi lợi ích, tăng lương, phụ cấp, để bảo đảm cuộc sống...

Những “cơn sốt” đình công
Gần đây, khu vực phía Nam liên tục xảy ra hàng chục cuộc đình công tự phát với quy mô từ hàng chục cho đến hàng chục nghìn công nhân lao động (CNLĐ). Điển hình như vụ đình công vào ngày 26-7 của gần 14 nghìn công nhân Công ty Hwa Seung Vina tại KCN Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, hoặc vụ ngừng việc tập thể của khoảng 10 nghìn CNLĐ của Công ty Shyang Hung Cheng Industrial tại cụm sản xuất An Thạnh, Thuận An, Bình Dương. Hầu hết các cuộc đình công đều có chung nguyên nhân là đòi tăng phụ cấp từ 100 đến 300 nghìn đồng/người/tháng vì mức lương trung bình một công nhân chỉ từ 1 đến 1,2 triệu đồng, không đủ chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống cho công nhân để hạn chế tình trạng đình công. Ảnh: Nguyệt Ánh

Tuy không diễn ra “rầm rộ” với tần suất lớn như ở khu vực phía Nam, nhưng kể từ trung tuần tháng 7 đến nay, ở khu vực Hà Nội cũng đã xuất hiện 3 vụ đình công, trong đó có hai doanh nghiệp vận tải taxi vì lý do giá nhiên liệu tăng khiến cho chủ DN áp dụng mức khoán mới, làm giảm đáng kể phần thu nhập của NLĐ. Ngày 12-8 tại KCN Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, gần 2 nghìn công nhân của một công ty sản xuất đồ chơi cũng đã ngừng việc vì mức lương họ được hưởng quá thấp (800 nghìn đồng/người/tháng), tiền phụ cấp ăn trưa cũng quá “ít” chỉ 5 nghìn đồng/người/bữa. Tháng 6 vừa qua, khi các mặt hàng rục rịch tăng giá, tại KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cũng đã diễn ra 13 vụ đình công với nguyên nhân cơ bản xoay quanh chuyện “cơm áo gạo tiền”.

Tại một khu nhà trọ ở đội 7, thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh), chúng tôi chứng kiến cuộc sống sinh hoạt vô cùng đạm bạc của công nhân Nguyễn Thị Khương (ở tỉnh Hòa Bình), công nhân Công ty HOYA vốn của Nhật Bản, đóng tại KCN Thăng Long cho biết, với mức lương 1,1 triệu đồng/ tháng, Khương phải tằn tiện chi tiêu, vì tiền thuê nhà, điện nước mỗi tháng đã “ngốn” hết gần 300 nghìn. Do đó, mỗi bữa chị chỉ dám ăn không quá 6 nghìn đồng và không dám mơ đến việc mua một chiếc xe máy vì có xe cũng không đủ tiền đổ xăng...

Cần bảo đảm đời sống NLĐ
Theo ông Phạm Minh Huân, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công Bộ LĐ-TB-XH, từ năm 2006 đến nay, cả nước có gần 1.400 vụ đình công, con số này tăng lên mỗi năm và đều là tự phát. Phần lớn các cuộc đình công đều đòi hỏi lợi ích chứ không yêu cầu về quyền như trước đây. Riêng năm 2007, trong hơn 800 yêu cầu của công nhân đưa ra từ các cuộc đình công, có tới 571 yêu cầu về lợi ích. Nhiều chủ DN đổ lỗi đình công tự phát là do công nhân thiếu hiểu biết pháp luật thì chính họ lại chưa tạo điều kiện cho việc tuyên truyền pháp luật, vì không muốn NLĐ hiểu biết rõ những lợi ích mà họ có quyền yêu cầu DN phải thực hiện.

Bà Nguyễn Lan Hương - Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB-XH ) cho rằng, cái gốc để giải quyết đình công là phải nâng cao được năng suất lao động, cải thiện đời sống NLĐ. Cần sớm hoàn thiện pháp luật lao động, phù hợp với tình hình thực tế, tăng cường sử dụng công cụ pháp luật thay vì áp dụng biện pháp hành chính vốn rất phổ biến nhưng không hiệu quả như hiện nay...
Kiều Oanh


Nhà Nước sắp biểu diễn ảo thuật?
Thu hồi toàn bộ diện tích đất của Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vận tải xi măng đang sử dụng
(HNM) Ngày 27-8-2008, UBND thành phố đã có Công văn số 733 gửi các cơ quan chức năng của thành phố, Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vận tải xi măng, Công ty Điện lực Hà Nội về việc tiếp tục xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Công văn nêu rõ: Để xem xét, xử lý nghiêm về trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tài sản tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng, UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và môi trường khẩn trương chủ trì phối hợp với UBND quận Đống Đa lập hồ sơ thu hồi toàn bộ diện tích đất của Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vật tư vận tải xi măng đang sử dụng; giao cho UBND quận Đống Đa quản lý, nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ chung cho dân cư khu vực. Sở Tài nguyên và môi trường, UBND quận Đống Đa có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và yêu cầu Công ty may Chiến Thắng và Công ty Vật tư vận tải xi măng và các tổ chức liên quan giữ nguyên hiện trạng sử dụng nhà, đất; có biện pháp bảo vệ chặt chẽ tài sản, đất đai được giao quản lý để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước có quyết định thu hồi.

UBND thành phố giao thanh tra thành phố tổ chức thanh tra, kết luận, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài sản, trật tự xây dựng đô thị tại khu vực 178 phố Nguyễn Lương Bằng; đề xuất, kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND thành phố.
Nhóm PV Nội chính


Thiếu niên Hà Nội thi nhau lập công mừng ngày 2/9:
Những băng cướp đường phố ở thủ đô
Trong tháng 7 và 8, trên địa bàn Hà Nội xảy ra hàng chục vụ cướp giật điện thoại di động, máy ảnh, dây chuyền vàng. Công an Hà Nội cho biết, thủ phạm gây án chủ yếu là các thanh thiếu niên. Cá biệt trong số này có Phạm Phú An khi gây án mới 13 tuổi. Để có tiền chơi game, An cùng hai thanh niên khác quen nhau qua mạng đã dùng dao chém liên tiếp Khẩn, một sĩ tử vừa thi xong đại học để cướp chiếc điện thoại.
Đeo kính cận, dáng vẻ thư sinh, ít ai nghĩ Tuấn Anh là thủ phạm đã gây ra nhiều vụ cướp giật điện thoại. Tại trụ sở cảnh sát, cậu học sinh này nói: "Lần đầu tiên đi cướp cháu cũng run lắm, nhưng những lần sau thấy quen dần".
Cùng có thú đam mê với game, 30 thanh niên ở lứa tuổi dưới 20, hầu hết đã bỏ học cũng thành lập "bang 666". Họ sẵn sàng đi cướp bất kể lúc nào khi hết tiền tiêu. Chiêu thức của nhóm chuyên dùng hung khí khống chế cướp tài sản của người đi trên đường vắng.
Khi đưa về cơ quan điều tra, hầu hết các trẻ vị thành niên đều tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm. Vẻ mặt lì lợm, gây ra gần chục vụ cướp giật điện thoại, máy ảnh trong những ngày tháng 8 nhưng khi hỏi về gia đình, Lê Ngọc Tùng, 18 tuổi sụt sùi, ngấn lệ: "Bố cháu đã chết, mẹ thì bỏ đi, ở với bà thiệt thòi đủ thứ. Gần đây, bà ốm không biết làm sao kiếm được tiền mua thuốc, cháu đã quyết định làm liều".
Ân hận về những vụ cướp mình đã gây ra, tại cơ quan điều tra, Trường 17 tuổi cũng nài nỉ các điều tra viên cho giấy và bút viết thư gửi về cho gia đình: “Ngàn lần con xin lỗi mẹ. Giờ đây con đã biết lỗi lầm mình gây ra. Giờ đây con muốn về với mẹ và em, lỗi gây ra con chịu, mong mẹ hãy tha thứ cho con…”.
Nhiều tên cướp nhí đã khóc nức nở khi thấy điều tra viên chụp ảnh. “Các chú đừng chụp ảnh, các bạn ở trường mà biết cháu đi cướp sẽ mách bố mẹ. Lúc đó cháu sẽ bị đánh đòn”, Hoàng, thủ phạm cướp giật dây chuyền nói.
Một điều tra viên tiết lộ với VnExpress.net, thủ phạm các vụ cướp giật đa phần đều thuộc con nhà khá giả. Tuy nhiên, do mải mê làm kinh tế các bậc phụ huynh không quan tâm đúng mức, cộng lối sống thích hưởng thụ của giới trẻ khiến tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng.
Tuấn Anh


Lâm Đồng: “Khai tử” gần 900 cây thông để xây... 20 căn nhà
TTO - Tin từ Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cấp giấy phép cho các đơn vị liên quan chặt hạ 855 cây thông ở tiểu khu 156 thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên, để Công ty TNHH Tam Hà xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cạnh đường đèo Mimosa, Đà Lạt.
Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định cho phép doanh nghiệp nêu trên thuê khoảng 35ha đất lâm nghiệp ở khu vực nói trên trong thời hạn 50 năm, đồng thời cho chuyển mục đích sử dụng để xây khu du lịch sinh thái với quy mô ban đầu khoảng 20 căn nhà, tám con đường nội bộ...
Hiện việc chặt hạ số thông ở khu vực rừng cảnh quan tuyệt đẹp nói trên đang được đơn vị liên quan triển khai từ gần một tuần qua.
NHẤT HÙNG

25 năm sau... vẫn thế!
Những "hoàng đế" vỉa hè
Nhà xây trên vỉa hè, tắm giặt, nấu ăn, rửa bát... đều làm dưới lòng đường, hơn 40 hộ dân suốt 25 năm nay sống chung một số nhà 50 phố Đào Duy Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ví đùa cuộc sống của mình như những hoàng đế vỉa hè.
Dãy nhà của những "hoàng đế" vỉa hè

Phố Đào Duy Từ đang thẳng tắp bỗng xuất hiện một đoạn dài khoảng 100 mét thắt lại, với gần 40 ngôi nhà được gá tạm ngoài vỉa hè, lụp xụp.
Trong gian nhà xây tạm bợ trên vỉa hè 15m2, chật ních đồ đạc, ông Mai Văn Ân, 74 tuổi, tổ 23 phường Hàng Buồm, lôi từ gầm gường ra chiếc ghế nhựa, lựa trước nhìn sau xếp chỗ cho khách. "Tôi đã cố xếp gọn, nhưng nhà chật quá va chạm khẽ là đồ đạc rới xuống, ngại nhất là có khách, chẳng biết mời ngồi đâu", ông Ân nói.
Ông Ân cho biết, gia đình ông sống tại vỉa hè này từ năm 1963 đến nay đã hơn 25 năm, nhiều thế hệ con cháu của ông đã sinh ra và lớn lên ở đây. Trước kia cả nhà 7 người chỉ có một cái giường. May, mấy cô con gái lớn đều đã đi lấy chồng hết. Chỉ vào gian phòng rộng hơn 1m2 vừa làm bếp vừa làm nhà tắm, ông Ân nói: "Nhà tôi còn may mắn có công trình phụ, nhà bên cạnh 3 gia đình phải sinh hoạt chung".

Cũng sống trên vỉa hè nhưng ông Trần Minh Hoàng, lại nói về căn nhà của gia đình khá hài hước: "Ở Hà Nội có lẽ không có phố nào người dân được làm hoàng đế... vỉa hè". Ông Hoàng cho biết, gần 40 hộ dân đang sống trên vỉa hè này là cán bộ, nhân viên nghệ sỹ rạp hát Quảng Lạc trước đây. Năm 1960 rạp hát xuống cấp, không có điều kiện tu sửa nên được sử dụng làm nơi ăn chốn ở cho gia đình các diễn viên, nhân viên của đoàn chèo.
Tháng 3/1983 một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi rạp Quảng Lạc tại địa chỉ số 50 phố Đào Duy Từ. Sau trận hỏa hoạn, những hộ ở tầng một thì tiếp tục quây lại để ở. Những hộ sống trên sân khấu và lan can nhà hát bị cháy rụi phải ra vỉa hè sống. "Ban đầu chúng tôi cũng chỉ dựng lều, bạt ở tạm chờ quận bố trí nhưng chuột bọ nhiều quá mà mãi không thấy được di dời nên cứ xây lên ở tạm", ông Hoàng nói.
Đang buồn, giọng ông Hoàng bỗng hứng khởi: “Tôi nói điều này chẳng biết có nên tự hào không, riêng các hộ dân của số nhà 50 Đào Duy Từ này, mỗi khi gia đình có việc ma chay, hiếu hỉ thì nghiễm nhiên “được phép” làm... ách tắc giao thông. Cũng chẳng ai muốn thế đâu, nhưng bà con ở đây cũng chẳng còn cách nào khác”.
Trong căn nhà chưa đầy 12m2 kê vừa 2 chiếc giường cho 3 cặp vợ chồng trẻ và 3 đứa nhỏ anh Đinh Bá Nghìn cho biết, giường vừa là nơi tiếp khách, vừa để sinh hoạt hàng ngày. "Từ hơn 10 năm nay chúng tôi sinh hoạt trên giường. Một gian phòng chưa đầy 12m2 chia cho 3 anh em lấy đâu ra diện tích".
Xây nhà trên vỉa hè còn giặt quần áo thì dưới lòng đường

Còn chị Nà, vợ anh Nghìn phân trần, nhà chật chội quá không thể bố trí nổi một phòng tắm, vì thế mọi việc giặt giũ, nấu ăn... chị đều phải làm dưới lòng đường. "Tội nghiệp mấy đứa con gái gần 10 tuổi mà phải tắm, giặt ngay ngoài đường. Bản thân vợ chồng chúng tôi cũng phải hạn chế tắm giặt tới mức tối đa, vài hôm mới sang tắm nhờ hàng xóm một lần", chị Nà nói.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm cho biết, lần nào tiếp xúc cử tri, phường cũng nhận được các kiến nghị, chất vấn của bà con khu phố.
Theo ông Thắng, nếu tính từ ngày rạp Quảng Lạc bị cháy đến nay, phường đã trải qua 6 đời chủ tịch. Đời nào cũng văn bản, kiến nghị thành phố sớm có một phương án di dời cho dân đỡ khổ, nhưng không hiểu vướng mắc ở khâu nào mà đến nay vẫn chưa thấy có hồi âm.
"Phường cũng chỉ biết kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm, còn việc tiến triển đến đâu và bao giờ mới giải quyết dứt điểm cho dân thì vẫn nằm ngoài tầm của địa phương", ông Phó chủ tịch nói.
Theo Xuân Tùng
Category: Tin tức | Views: 4287 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 57
Khách: 57
Thành Viên: 0