Công
nhân đang vá một đoạn đường phố ở Hà Nội bị hư hỏng. Các dự án xây dựng
cầu đường ở Việt Nam bị báo chí nhiều lần tố cáo “chưa khánh thành đã
xuống cấp” nhưng thường các lời tố cáo như vậy đều như rơi vào quãng
không. Nhiều lắm, chỉ có các sự sửa chữa bề mặt mà không có cuộc điều
tra nào để tìm xem có dấu hiệu tham nhũng rút ruột hay không. (Hình:
Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
CSVN điều tra vụ ăn hối lộ để cho công ty PCI trúng thầu
HÀ NỘI 28-8 (TH).- “Việt Nam mới nhận được từ phía Nhật Bản hồ sơ ủy thác tư pháp đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra vụ vụ việc. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực tiến hành xử lý vấn đề này”.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN hôm Thứ Năm 28/8/2008 cho hay như vậy
trong cuộc họp báo thường lệ hàng tuần về vụ án 4 viên chức và cựu viên
chức công ty PCI (Pacific Consultants International) của nước Nhật bị
tòa án quận Tokyo truy tố về tội hối lộ cho viên chức của chính phủ
ngoại quốc.
“Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Nhật Bản để sớm làm rõ và xử lý thỏa đáng vụ việc phù hợp với luật pháp Việt Nam,” Lê Dũng nói như vậy và được kể lại trên trang nhà của Bộ Ngoại Giao CSVN.
Ngày
26/8/08, nguyên tổng giám đốc và ba viên chức cao cấp của PCI chính
thức bị tòa án Tokyo truy tố về tội hối lộ cho viên chức chính phủ
ngoại quốc mà người được nêu đích danh nhận các khoản tiền tổng cộng
$820,000 USD là Huỳnh Ngọc Sĩ, hiện vẫn là phó giám đốc Sở Giao Thông
Vận Tải thành phố Sài Gòn kiêm trưởng ban Quản Lý Dự Án Xa Lộ Ðông Tây.
Dự
án Xa Lộ Ðông Tây ở Sài Gòn dài khoảng 22 cây số nối liền với khu đô
thị mới đang xây cất ở Thủ Thiêm, bao gồm cả một đoạn đường hầm chui
bên dưới sông Sài Gòn thay vì bắc cầu. Tổng kinh phí cho dự án khoảng
$600 triệu USD.
PCI
là công ty được cho trúng thầu để làm tư vấn nghiên cứu khả thi cho dự
án xa lộ Ðông Tây. Bốn người nói trên đã nhìn nhận là, ít nhất, đã đưa
độ la tiền mặt hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ làm hai lần vào các năm 2003 và
2006 tổng cộng như nói trên.
Thật
ra, theo các nguồn tin báo chí Nhật liên quan đến vụ án, PCI đã phải
hối lộ cho quan chức CSVN một số tiền tương đương với 10% trị giá gói
thầu tư vấn, tức khoảng $3 triệu USD mà con số nói trên chỉ là một phần.
Vụ
án trở thành tin tức sôi nổi trên báo chí Nhật trong khi tại Việt Nam
thì báo chí bị “bịt miệng”, theo các nguồn tin từ trong nước. Không
những vậy, khi thấy báo chí Nhật đua nhau khai thác sôi nổi vụ án, Hồ
Xuân Sơn, thứ trưởng ngoại Giao CSVN hồi tuần trước đòi hỏi chính phủ
Nhật cấm báo chí khai thác tin tức vụ việc và phủ nhận là “không có
tiêu cực như báo chí Nhật đã đưa”.
Hồi
Tháng Sáu 2008, Viện Công Tố Tokyo gửi một bản câu hỏi thẩm vấn đến
Huỳnh Ngọc Sĩ và tòa đại sứ Nhật ở Hà Nội để chuyển lại cơ quan tư pháp
CSVN. Họ cũng ngỏ ý muốn được gửi điều tra viên tới Việt Nam để mở cuộc
điều tra trực tiếp. Nhưng đã gặp sự kháng cự của Hà Nội.
Nay, chính phủ Nhật đành gửi tài liệu điều tra để yêu cầu nhà cầm quyền CSVN “hợp tác”.
Trong
một phiên họp trước đây về viện trợ và cấp tín dụng phát triển, một
viên chức chính phủ Nhật Bản đã biết có tham nhũng nặng nhưng cũng chỉ
dùng ngôn ngữ ngoại giao để nhắc nhở chế độ Hà Nội nên dùng đồng tiền
viện trợ “cho hiệu quả hơn” vì đó là tiền thuế của nhân dân Nhật Bản
đóng góp.
Cho
tài khóa 2008, các nước và các tổ chức tài trợ quốc tế đã cam kết viện
trợ cho Việt Nam $5.4 tỉ USD để thực hiện các dự án phát triển, xóa đói
giảm nghèo. Trong số này, riêng Nhật Bản yểm trợ $1.1 tỉ USD.
Một
số người viết báo mạng cá nhân (bloggers) bình luận rằng Huỳnh Ngọc Sĩ,
thật ra chỉ là kẻ đứng bình phong nhận tiền hối lộ. Ông ta chỉ là phó
giám đốc sở GTVT. Bên trên ông ta còn có giám đốc sở. Bên trên giám đốc
ở thì có bộ trưởng, thứ trưởng GTVT ở Hà Nội. Bên trên các ông này là
thủ tướng mà thành phố Sài Gòn, theo qui chế riêng, đi trực tiếp với
thủ tướng. Bên trên ông Sĩ, ngay tại thành phố Sài Gòn, còn có chủ tịch
UBND Lê Thanh Hải (đi lên từ phó chủ tịch UBND, bây giờlà thành ủy).
Trong hệ thống đảng, lại có người trên đầu cùng là thành ủy, thời đó là
Nguyễn Minh Triết.
“Áo
không mặc qua khỏi đầu,” một blogger viết. Ý vị này muốn nói Huỳnh Ngọc
Sĩ chỉ là kẻ lộ diện để cầm tiền hối lộ. Những người quyền hành hơn ông
ta mới là những người quyết định số tiền đó chia chác ra sao.
Theo
một số nguồn tin, Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Thanh Hải đều xuất thân từ tổ
chức “Thanh Niên Xung Phong”. Sĩ lại là cháu của bà Trương Mỹ Hoa,
nguyên phó chủ tịch nước. Các mối quan hệ ngang dọc về thân tộc, quyền
lợi phe đảng và những kẻ đàng sau “không thể bị lộ diện” sẽ có thể làm
cho cuộc điều tra này trở thành một thứ “đầu voi đuôi chuột” tại Việt
Nam.
Một
độc giả từ Sài Gòn gửi điện thư cho nhật báo Người Việt viết như vầy:
“Tôi có người bạn làm trong Ban Quản Lý Dự Án Xa Lộ Ðông Tây. Anh ta
bảo tôi mỗi tối anh phải đi nhậu với đối tác và sau mỗi cuộc nhậu như
vậy thường kèm theo phong bì.” |