Bộ Giáo Dục Đào Tạo - đã và đang góp phần vào việc hủy diệt tuổi thơ Việt Nam
Hàng chục triệu cuốn sách giáo khoa sẽ phải sửa lem nhem
(LĐ) - Theo NXB Giáo dục, năm học 2008-2009 in và phát hành 99 triệu
bản SGK phổ thông các cấp. SGK vừa đến tay học sinh để bước vào năm học
mới thì một thông tin gây chấn động dư luận: NXB Giáo dục đang chuẩn bị
in 3 cuốn sách đính chính SGK.
PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) xung quanh sự kiện này.
- Thưa GS, việc NXB Giáo dục phải in tới 3 cuốn sách để đính chính
SGK đang làm dư luận hết sức quan tâm. Vì sao lại có nhiều sai sót
trong SGK đến như vậy? GS đánh giá sự kiện này như thế nào?
- SGK có nhiều sai sót, đặc biệt là sai kiến thức, thật bất lợi cho dạy
và học ở phổ thông. Điều này đã được bàn bạc ở nhiều diễn đàn quốc gia
và công luận nhiều năm nay. Việc
thiết kế chương trình và biên soạn SGK của ta trong 27 năm qua có vấn
đề, từ tư duy, từ nhận thức, chỉ đạo và tổ chức triển khai.
Sự bất cập này đã được giới khoa học cảnh báo, nhưng cơ quan có trách
nhiệm vẫn bỏ qua. Nói một cách hình ảnh, một ngôi nhà 12 tầng tương ứng
với 12 lớp ở phổ thông, chỉ cần một nhóm thợ giỏi làm, đồng bộ là đủ,
còn ta đem cắt khúc ngôi nhà này ra thành nhiều phần và thuê hàng trăm
nhóm thợ khác nhau làm theo kiểu cuốn chiếu "vừa chạy vừa xếp hàng",
lại không có ai tổng chỉ huy về học thuật, nên sai sót là không tránh
khỏi.
Dù có 3 cuốn sách đính chính cũng không giải quyết được gốc vấn đề. Tại sao? Kiến
thức trình bày trong SGK không liền mạch, thiếu logic, ngôn ngữ trình
bày xa cuộc sống, khó học và khó dạy. So với các nước, chương trình của
ta nặng hơn từ 1 đến 3 năm.
Gia đình cũng là một kênh giáo dục, nhưng không ít phụ huynh có bằng cấp TS, GS cũng chưa hẳn đã hiểu để kèm cặp cho con mình. Chương trình và SGK hiện nay nếu tiếp tục sử dụng, thật bất lợi cho sự nghiệp trồng người.
- Là người nghiên cứu chương trình và SGK trong - ngoài nước, GS có thể nói cụ thể những bất lợi?
- Chương trình nặng, nên HS phải học thêm ngay từ năm lớp 1, làm các em mất tuổi thơ.
Ngoài SGK ở lớp 1 đã có tới 59 đầu sách tham khảo! Theo kết quả điều
tra của một số tổ chức VN với Tổ chức Cứu trợ nhi đồng Anh, số tiền học
thêm rất lớn, khoảng 300 triệu USD/năm.
Việc hàng trăm ngàn HS trượt tốt nghiệp THPT và
hàng trăm ngàn học sinh bỏ học đang là vấn đề bức xúc, mà một trong
những nguyên nhân sâu xa là thiếu chương trình và SGK chuẩn.
Về việc bỏ học, GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đã
nói "ngay lập tức phải coi tình trạng bỏ học chẳng khác gì tín hiệu
SOS, ngang với thiên tai, lũ lụt... phải nhanh chóng tìm cách cứu chữa
ngay".
- Tại sao không chỉnh sửa trước khi in SGK mới, để khỏi phải in thêm sách đính chính, thưa GS?
- Theo tôi được biết, sau khi in xong sách đính chính, Bộ GDĐT sẽ
chuyển sách đính chính về các sở GDĐT, các sở chuyển cho phòng GDĐT các
quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc, các phòng GDĐT lại chuyển
cho các trường, các trường chuyển cho các thầy cô, các thầy cô trực
tiếp hướng dẫn các em học sinh sửa bằng bút vào SGK mới mua.
Hơi lem nhem thôi, chứ không phải dùng cả SGK lẫn sách đính chính. Còn
việc tại sao không chỉnh sửa trước khi in SGK mới để khỏi phải in thêm
sách đính chính thì tôi chịu. Chỉ có Bộ GDĐT mới trả lời được.
Phan Huy
-------------------------------
Đề nghị: Ông Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo nên từ chức và qui ẩn, nếu còn liêm sỉ.
Hàng loạt gian lận tại các đại học, cao đẳng mới mở
Trong tờ trình gửi Bộ GD&ĐT, CĐ Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân 'tự
nhận' có 20 tiến sĩ, 105 thạc sĩ và 62 cử nhân là giảng viên cơ hữu.
Tuy nhiên, trên thực tế, trường chỉ có 18 giảng viên (1 tiến sĩ, 6 thạc
sĩ và 11 cử nhân).
Đây là một trong số hàng loạt sai phạm của các đại học, cao đẳng mới mở
từ năm 1998 tới nay. Để đi tìm giải pháp cho tình trạng này, sáng nay,
tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức "Hội nghị Xây dựng và hoạt động của
các trường đại học, cao đẳng thành lập từ năm 1998 đến 2008".
Theo Vụ Giáo dục Đại học, trong 10 năm, có 78 đại học và 130 cao đẳng
được thành lập và số trường ngoài công lập tăng gấp 4 lần. Nhờ đó, số
sinh viên, giảng viên tăng hơn gấp đôi. Tuy nhiên, số lượng giảng viên
là tiến sĩ lại giảm. Năm học 2007-2008, cả nước có 1,6 triệu sinh viên
ĐH, CĐ (gần 1,2 triệu sinh viên ĐH) và đạt 188 sinh viên trên một vạn
dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng, thành tích đáng kể, không ít trong
số các trường này đã gây ra hàng loạt sai phạm, gian lận dẫn tới không
đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như gây tốn kém thời gian, tiền bạc của
sinh viên...
Học sinh là người... tổ quốc thêm lo mai sau:
(dưới đây là những bản tin trích từ báo Công An Nhân Dân)
Học sinh lớp 12 dùng kéo đâm người
Ngày 27/8, Nguyễn Quốc Anh, 17
tuổi và một người bạn rủ nhau ra uống nước tại khu vực đường kè Hồ Tây.
Tại đây, Quốc Anh gặp Minh, 15 tuổi (Đống Đa) đang ngồi uống nước với
một người nước ngoài.
Quốc Anh nói vài câu khiến
Minh tự ái, hai bên đã có lời qua tiếng lại. Trong lúc đánh nhau, Quốc
Anh đã dùng chiếc kéo ở khay hoa quả đâm liên tiếp khiến Minh trọng
thương.
Hai sinh viên gây ra 18 vụ cướp giật
Ngày 28/8, Công an tỉnh Thái
Nguyên đã khởi tố Nguyễn Văn Ba, Hà Quang Tài (đều 20 tuổi, sinh viên
cao đẳng) và Nguyễn Trung Kiên, Đinh Nguyễn Thái Bằng (đều 18 tuổi) về
hành vi cướp giật tài sản. Những thanh niên này khai đã gây ra 18 vụ
cướp tài sản. Họ dùng xe máy của gia đình, buổi tối lượn lờ những khu vực vắng rồi cướp điện thoại, tài sản của những người đi bộ và xe đạp.
Học sinh lớp 8 cướp vàng của cụ bà
Theo cơ quan điều tra, trưa
22/8, thấy bà Nguyễn Thị Quản, 80 tuổi, hộ độc thân ở Quốc Oai, Hà Nội
đang ngủ, Nguyễn Thanh Bình, học sinh lớp 8, cùng xóm lẻn sang bóp cổ
bà. Thấy bà cụ ngất xỉu, Bình lấy đôi bông tai. Hai ngày sau, Bình đến một số hiệu vàng gạ bán đôi bông tai trên nhưng không được. Bình đã mang số vàng trên về giấu dưới gối. Đôi bông tai của bà Quản đã được công an thu giữ.
Thi trượt, dùng súng uy hiếp vợ thầy
Chán nản vì một trong ba môn
thi không đủ điểm đỗ, Quynh, sinh viên năm thứ hai mang súng và dao đến
uy hiếp vợ thầy giáo dạy bộ môn.
Đêm 27/8, người dân xã Vân
Cảnh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) nghe thấy tiếng kêu cứu vọng ra từ khu
nhà chị Hoàng Thị Giang. Tại đây, người bịt mặt, một tay cầm súng chĩa
thẳng vào đầu, tay còn lại cầm dao nhọn đặt ở cổ chị Giang.
9 người trong một gia đình chết cháy bí ẩn
(Dân trí) - Trong căn nhà cấp 4 khóa trái cửa bốc khói mù mịt, lực
lượng chức năng phát hiện 9 thi thể cháy đen gồm 4 nam, 5 nữ là ba thế
hệ trong một gia đình tại TPHCM. Nguyên nhân vụ cháy, nguyên nhân dẫn
đến những cái chết bi thảm đang được điều tra.
Lúc 20h25 tối 29/8, một người dân đang chạy xe gắn máy trên Quốc lộ 1A
thì bỗng thấy một căn nhà bốc cháy liền đến CA Phòng cháy chữa cháy
quận 12, TPHCM trình báo.
Lực lượng chữa cháy ngay lập tức đến hiện trường là ngôi nhà số 46/5,
tổ 33, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, cạnh quốc lộ 1A. Lực
lượng chức năng thấy khói, nhưng không thấy lửa. Vào bên trong thì cửa
ngôi nhà đã bị khóa trái, lực lượng chữa cháy phá cửa xông vào thì phát
hiện 9 người chết (4 nam và 5 nữ).
Khu đất của gia đình 9 người chết cháy từng được trả giá 25 tỷ
Khu đất mà gia đình ông Cao đang sở hữu từng có người dạm hỏi mua với giá 25 tỷ đồng.
Nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời, bởi gia đình này gần như tuyệt giao với bên ngoài 15 năm nay.
Danh tính của các nạn nhân được xác định gồm: vợ chồng chủ hộ là cụ ông
Nguyễn Văn Cao (83 tuổi) và cụ bà Nguyễn Thị Kịch (78 tuổi). 5 người
con ruột là Nguyễn Ngọc Thanh (nữ, 46 tuổi), Nguyễn Minh Quang (42
tuổi), Nguyễn Ngọc Tươi (nữ, 49 tuổi), Nguyễn Ngọc Thạch (nữ, 44 tuổi),
Nguyễn Ngọc Nhung (nữ, 38 tuổi) và 2 người cháu là Nguyễn Ngọc Thành
(21 tuổi), Nguyễn Đình Tài (32 tuổi).
Trong lúc lực lượng điều tra tiến hành kiểm tra khám nghiệm, một số
người tự xưng là người nhà của các nạn nhân trên đã cản trở không cho
đưa các thi thể đi khám nghiệm nên đã bị công an phường đưa về trụ sở
tạm giữ. Đến 0 giờ 5 phút ngày 30/8, toàn bộ hiện trường căn nhà bị
phong tỏa.
Theo ghi nhận của phóng viên, căn nhà số 46/5 (Khu phố 2, P.Trung Mỹ
Tây, Q.12) nằm trên một khu đất rộng khoảng 3.000m2 ngay mặt tiền quốc
lộ 1A. Xung quanh căn nhà cỏ dại mọc um tùm, che luôn cổng vào căn nhà.
Căn nhà được vây lại bằng tường xi măng và lưới B40. Phía bên trái căn
nhà được che kín bằng một rừng chuối.
Trước căn phòng nơi phát hiện ra các xác chết là một khoảng sân được
che kín bằng mái tôn đặt một bộ bàn ghế bằng tre và vài tấm đệm mút,
ngoài ra không có tài sản nào có giá trị. Bên trong căn phòng bị cháy
chỉ còn lại một chiếc tủ thờ bị cháy xém; mùi xăng và mùi khét của mút
xốp bốc nồng nặc. Tất cả đồ đạc của căn phòng bên cạnh không phát hiện
dấu hiệu bị lục lọi.
Ông Nguyễn Văn Sỏi (tổ trưởng tổ 33 khu phố 2) cho biết, gia đình ông
Cao có 7 người con nhưng sống mỗi người một nơi. Gia đình ông Cao đã
sống biệt lập với lối xóm, bà con dòng họ, không giao du với mọi người
ở địa phương trong hơn 15 năm nay. Họ sống biệt lập đến nỗi không một
ai có thể vào nhà, nếu có việc cần thì chỉ đứng giao tiếp ngoài hàng
rào; đóng tiền điện, nước người nhà ông Cao trực tiếp lên trụ sở đóng.
Những người ở cạnh căn nhà trên, kể cả những người anh em họ với ông
Cao cũng thừa nhận như vậy. Ông Sỏi cho biết: “Gia đình ông Cao chỉ có
4 người đăng ký hộ khẩu với tổ dân phố là ông Cao, bà Kịch, chị Thanh
và anh Quang. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương
quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn khuyên vợ chồng ông Cao vào
Hội người cao tuổi nhưng họ đều tự chối”.
Ông Nguyễn Văn Tốt (66 tuổi, cháu họ ông Cao, trú cạnh căn nhà bị cháy)
co biết: “Lúc 19h ngày 29/8, căn nhà ông Cao vẫn còn sáng đèn. Khoảng
20h, tôi nghe tiếng nổ cùng khói bốc ra. Cách đây 3-4 ngày, tôi còn
thấy hai người con của ông Cao bước ra ngoài sân vườn hái rau muống,
nhưng sau đó thì không thấy họ ra ngoài nữa”.
Cái chết của 9 người trong gia đình 3 thế hệ này đã gây xôn xao trong
dư luận. Nhiều câu hỏi và giả thuyết đã đặt ra. Nhiều người vẫn không
thể hiểu tại sao lại xảy ra chết cùng lúc đến 9 người trong nhà mà
không ai thoát ra được. Ai là người khóa cửa ngoài? Đây có phải là một
vụ tự sát hay là một vụ án mạng?
Có tiếng nổ lớn phát ra từ nhà 9 người chết cháy
"Lúc 19h tối qua nhà cậu Cao vẫn sáng đèn. Vào khoảng 20h, tôi nghe một
tiếng nổ lớn, chạy ra thì thấy từ nhà cậu khói bốc lên, nhưng cửa đã
khóa ngoài" - ông Nguyễn Văn Tốt, cháu họ của chủ căn nhà có 9 xác chết
cháy đầy bí ẩn tại quận 12, TP HCM đêm qua kể lại.
Nhà ông Tốt (66 tuổi) nằm đối hông với nhà ông Nguyễn Văn Cao và cách
nhau một mảnh đất trống khá rộng. Khi phát hiện nhà ông Cao bốc khói mà
không phát lửa, mọi người đã báo cho lực lượng cứu hỏa.
Bọn Tầu cộng qua Việt Nam giả sư đi ăn cướp:
Buộc xuất cảnh 3 sư giả người Trung Quốc
TT- - TT (TP.HCM) - Sáng 29-8, Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA18) Công
an TP.HCM đã thực hiện quyết định buộc xuất cảnh đối với Deng Chang Hao
(46 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) do có hành vi cướp giật tài sản.
Theo tài liệu của PA18, ngày 15-8 Deng Chang Hao tới một cửa hàng trên
đường An Phú Đông (Q.12) mua đồ, khi chủ quán đưa tiền trả lại thì y
giật lấy và bỏ chạy. Tuy nhiên, do không đủ yếu tố để xử lý hình sự nên
Hao chỉ bị buộc xuất cảnh.
Cũng trong ngày 29-8, PA18 phát hiện Lin Jayan (54 tuổi) và Lu Xianger
(49 tuổi, cùng quốc tịch Trung Quốc) có hành vi giả sư đi khất thực tại
Q.5. PA18 đã ra quyết định buộc xuất cảnh hai người này. Trước đó ngày
28-8, PA18 cũng buộc xuất cảnh một người Trung Quốc có hành vi giả sư
đi khất thực.
P.M.Đ.
Bài học cho những kẻ ngây thơ tin theo Cộng Sản:
Một gia đình chính sách nằm “ngoài vùng phủ sóng”
TP - Đó là gia đình mẹ Hồ Thị Huân, 93 tuổi ở thôn Ruộng, xã Hướng Hiệp
(Đakrông, Quảng Trị). Thuở thanh xuân, mẹ Huân đã cống hiến toàn bộ sức
lực cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc.
Mẹ Huân và người con trai bị thiểu năng trí tuệ (trái)
Nhà mẹ có 13 người thì 2 người bị tàn tật nằm liệt giường, trong đó có
người con trai bị nhiễm chất độc da cam, chân tay co quắp… nhưng đến
nay gia đình mẹ vẫn không được hưởng quyền lợi gì từ chính sách.
Không được hưởng chế độ, chính sách nào
Vào một sáng cuối tháng 8/2008, chúng tôi tìm đến nhà mẹ Huân ở thôn
Ruộng, nằm cách Quốc lộ 9 của trục xuyên Á nối Đông Hà - Lao Bảo (Quảng
Trị) chưa đầy 200 mét. Trong ngôi nhà xập xệ rách nát, mẹ Huân và người
con trai tàn tật tên Diện đang nằm trên một cái chõng tre, được che
thêm một tấm bạt chống mưa dột.
Người con trai cả mẹ Huân là ông Hồ Văn Tiếp, kể: “Thời đánh Mỹ, mẹ tôi
là du kích địa phương, rồi dân quân hoả tuyến, được cấp trên điều động
đi phục vụ chiến trường ở nhiều nơi. Nay già yếu, mắt mù, tai điếc, nằm
một chỗ đã mười năm nay rồi nên khổ lắm. Thế nhưng, mẹ tôi không được
hưởng bất kỳ một chế độ, chính sách nào hết.
Còn đây là chú em Hồ Văn Diện, bị teo liệt từ nhỏ do bị nhiễm chất độc
da cam thời mẹ tôi đi chiến trường, nhưng cũng không được hưởng chính
sách gì cả”.
Chị Hồ Thị Huê, vợ của anh Hồ Văn Xá - chủ ngôi nhà và là người trực
tiếp làm lụng nuôi 13 miệng ăn trong gia đình, bảo: “Nhà tôi cũng không
được hưởng chế độ hộ nghèo nên việc khám chữa bệnh, học phí cho con đi
học đều phải nộp tiền hết. Mà nhà thì quá nghèo, tôi bắt con gái phải
bỏ học rồi…”.
Gần 9.000 người ở Quảng Trị chưa được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 67
Ông Lê Văn Dăng - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội
Quảng Trị ngày 29/8, thừa nhận, hiện nay ở Quảng Trị gần 9.000 người
vẫn còn thuộc 9 nhóm đối tượng chưa được hưởng chế độ theo Nghị định 67
của Chính phủ.
Nguyên nhân là do cán bộ thực thi công việc còn lúng túng, năng lực
chuyên môn yếu kém hạn chế, nhiều địa phương còn thờ ơ quan liêu, không
thể hiện hết trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn thủ tục hồ sơ
làm chế độ cho bà con...
Hữu Thành - Công Lý
Coi chừng bị mắc lừa:
Cung cấp thông tin về tham nhũng được thưởng 10 triệu đồng
TP - Chiều 29/8, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo về phòng, chống
tham nhũng tỉnh Kon Tum Thái Thị Thơm cho biết, sẽ thưởng tối đa 10
triệu đồng cho người dân cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực.
Những thông tin đó phải là tin mới, có tính xác thực và có thể sự dụng được…
Cơ quan này sẽ giữ bí mật tuyệt đối cho người cung cấp thông tin, song
khi trao tiền thưởng về thủ tục tài chính buộc người nhận tiền thưởng
phải ký nhận, nên cũng sẽ khó khăn cho việc giữ bí mật danh tính - bà
Thơm nói!
Thanh Cát - Mang Yang
UBND huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị khen thưởng người tố cáo tiêu cực
TP - Tại trụ sở UBND xã Vĩnh Thành, ngày 29/8, Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã trao Giấy khen (kèm 200.000 đồng
thưởng/người) của Chủ tịch UBND huyện cho bốn nông dân tố cáo sai phạm.
Bốn nông dân này gồm Nguyễn Thuận Trưởng, Ngô Minh Phiện, Lê Văn Lương
và Nguyễn Văn Vinh, được khen thưởng do đã có thành tích trong việc
phát hiện, tố cáo sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng tỉnh lộ 70.
Từ sự tố cáo của 4 nông dân Trưởng, Phiện, Lương, Vinh về việc một số
cán bộ xã Vĩnh Thành có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng xảy ra tại dự án
đền bù tỉnh lộ 70, cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện, thu hồi
cho Nhà nước trên 74 triệu đồng bị tham nhũng.
Tuy nhiên, quá trình tố cáo của 4 nông dân này gặp vô vàn khó khăn (bị
gây thương tích, bị đe dọa khủng bố, tài sản cá nhân bị phá hoại...) do
chính những người sai phạm hoặc thân nhân của họ gây ra.
Hữu Thành
3 khúc ruột được nhà nước CSVN quảng cáo:
Ba doanh nhân Việt kiều được tặng bằng khen
Chiều 29/8, Bộ Ngoại giao CSVN đã trao bằng khen cho 3 kiều bào đã có
đóng góp đặc biệt cho sự phát triển của TP HCM. Đây là các doanh nhân
trở về từ Mỹ, Trung Quốc đã đầu tư tại Sài Gòn từ năm 1994.
1. Khúc ruột thứ nhất: Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn
Việt Nam, ông Dương David Trung (Việt kiều Mỹ), được tặng bằng khen vì
đã xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại huện Bình
Chánh. Tổng mức đầu tư dự án này là 90 triệu USD, xử lý rác cho TP HCM
với công suất 3.000 tấn mỗi ngày. Ông còn có biệt danh là "vua rác".
2. Khúc ruột thứ hai: Bà Nguyễn Cao Thăng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ
phần dược phẩm OPV, đang kết nối công nghệ của quốc tế vào ngành dược
Việt Nam. Nữ Việt kiều này từ Hoa Kỳ trở về quê hương, kỳ vọng sản xuất
được các dược phẩm đạt chất lượng tốt nhất cho cộng đồng.
3. Khúc ruột thứ ba: Cũng là khúc ruột già của TQ. Sinh ra và lớn lên ở
khu Chợ Lớn, rời Việt Nam từ năm 1972, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần
Siêu Thanh, ông Yung Cam Meng, Việt kiều Trung Quốc, bắt đầu kinh doanh
máy photocopy vào năm 1994. Ông được trao bằng khen vì đã tích cực...
bán được nhiều máy Photocopy tại SaiGòn trong nhiều năm qua.
|