Thứ Năm, 2024-11-21, 6:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Tám » 31 » Vay tiền đồng theo lãi suất USD: lúa gạo cá tra hết bí?
8:05 PM
Vay tiền đồng theo lãi suất USD: lúa gạo cá tra hết bí?

Câu chuyện lúa gạo, cá tra cá ba sa tồn đọng giảm giá trong thời gian qua ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nguyên nhân. Vốn không hẳn thiếu, nhưng lãi suất cho vay quá cao từ 19 tới 21% đẩy giá thành lên cao.

AFP PHOTO

Do ảnh hưởng của tình trạng lạm phát, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tăng lãi xuất tiền đồng, khiến người đi vay càng thêm khốn đốn.

Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đã khiến doanh nghiệp không mặn mà trong hoạt động  thu mua chế biến và xuất khẩu. Nay có tín hiệu mới để tháo gỡ vấn đề này, trong khi việc thắt chặt tiền tệ vẫn được tiếp tục.

Lãi xuất quá cao

Đây là chuyện ngân hàng thương mại áp dụng kết hợp các nghiệp vụ về tín dụng, thanh toán và ngoại hối. Chấp nhận cho doanh nghiệp vay tiền đồng theo lãi suất USD. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện được việc này thì đây chính là hướng mở để giải quyết nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với nông thuỷ sản  như lúa gạo và cá tra.

Trong dịp trả lời chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh nhận định về vấn đề này:

“Về tình hình một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn, hiện nay chưa mua được nhiều lúa gạo như là ngừơi nông dân mong muốn. Theo tôi  cần có sự thảo luận xem xét để có thể có biện pháp trợ giúp họ một cách tích cực.

Đúng là lãi suất hiện nay quá cao, họ muốn vay theo lãi suất  đô la vì lãi suất thấp hơn hẳn so với lãi suất  đồng VN, cho nên họ hy vọng mức chênh lệch 5% hay 6% đó có thể  giúp họ làm được việc thu mua lúa gạo.

TS Lê Dăng Doanh

Đúng là lãi suất hiện nay quá cao, họ muốn vay theo lãi suất  đô la vì lãi suất thấp hơn hẳn so với lãi suất  đồng VN, cho nên họ hy vọng mức chênh lệch 5% hay 6% đó có thể  giúp họ làm được việc thu mua lúa gạo.”

Tuổi Trẻ Online ngày 28/8/2008 nhận định rằng, hầu hết doanh nghiệp đều thoái lui khi phải chịu lãi suất vay vốn từ 20% tới 21% một năm. Càng khó hơn  khi theo qui định  mới, các doanh nghiệp không còn được vay vốn bằng ngoại tệ nếu không có hoạt động nhập khẩu hàng hoá.

Vì vậy, theo tờ báo,  các ngân hàng đã vận dụng mọi cách để tìm một mức lãi suất thấp nhất cho doanh nghiệp.

TS Lê Văn Bảnh Viện Trưởng Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long  cũng có nhận xét  về vấn đề này, khi một số  ngân hàng thương mại  hứa hẹn áp dụng lãi suất cho vay 19% thay vì 21% đối với doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Lương Thực VN:

FishermanBoat305.jpg
Để có tiền mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu... nhiều nông dân phải vay nóng với mức lãi xuất khá cao.
“Lãi suất 19% một năm, ngừơi ta vẫn còn rất băn khoăn. Như vậy doanh nghiệp mất  1/5 chi phí chỉ để trả lãi ngân hàng rồi.  Hiện nay với lãi suất cho vay cao các doanh nghiệp phải thu mua làm nhanh trong vòng 2 tới 3 tháng phải làm cho sớm để giải ngân, còn tồn trữ 6 tháng trở lên thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Nói lãi suất 18%, 19%, từ trước đến nay chưa bao giờ có lãi suất cao như vậy, áp dụng lãi suất này thì doanh nghiệp rất khó khăn.”

Nông dân vay nóng

Đó là đối với doanh nghiệp làm hàng, còn với nông dân trồng lúa thì sao. Lãi suất của ngân hàng nông nghiệp hiện áp dụng cho bà con nông dân  cũng rất cao nếu tính năm có thể lên tới  gần 21% năm, tuy nhiên nông dân thường vay tiền làm mùa với lãi suất tính theo tháng. Như lời người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết:

“Hiện nay vay lãi suất 1,7% một tháng.  Ở ngân hàng mình phải thế chấp bằng khoán, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải có sổ đỏ mới vay được. Mỗi ha mỗi năm ngân hàng cho vay từ 8 tới 10 triệu đồng”

Trong những trường hợp phải vay nóng bên ngoài, người làm ruộng phải chịu phân lời khó tưởng tượng:

“Vay nóng thì tuỳ! Thường thường người ta vay ‘70’ tới ‘80’, những người vay nhiều thì ‘50’ tức là tiền lời 5% một tháng. Có người phải vay 7%, thường vụ hè thu không có lời thì họ phải vay nóng phía ngoài để lấy tiền trả ngân hàng, rồi mới xin vay nhiều hơn để trả lãi bên ngoài, còn lại chi phí làm vụ mùa tiếp…” 

Đưa ra những thí dụ về lãi suất cho vay của ngân hàng đối với nông dân cũng như doanh nghiệp, để thấy rằng các biện pháp thắt chặt tín dụng tiền tệ tuy cần thiết để  chấn chỉnh hệ thống ngân hàng và chống lạm phát.

Nhưng ở phương diện khác các biện pháp ấy,  đã ảnh hưởng không ít  tới hàng triệu gia đình nông dân làm lúa, nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, khi lúa  được mùa mất giá, còn cá thì đầy ao quá lứa phải bán lỗ trong những tháng vừa qua.          

Áp dụng lãi xuất đồng đôla

Một giải pháp về vấn đề lãi súât cho vay có vẻ đã thành hình và đang trong giải đoạn thử nghiệm. Tuổi Trẻ Online cho biết, Eximbank  tức Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu VN bắt đầu thực hiện cho vay tiền đồng nhưng áp dụng lãi suất 8, 4% của tín dụng cho vay bằng USD.

Mức lãi suất này chỉ tương đương 60% lãi suất cho vay tiền đồng VN hiện hành.  Eximbank  đi đầu trong sáng kiến này, ngân hàng đã kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối và thanh toán để có thể thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi này.

Có người phải vay 7%, thường vụ hè thu không có lời thì họ phải vay nóng phía ngoài để lấy tiền trả ngân hàng, rồi mới xin vay nhiều hơn để trả lãi bên ngoài, còn lại chi phí làm vụ mùa tiếp.

Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Bước đầu Eximbank đưa ra 2.000 tỉ đồng để cho vay với  lãi suất 8,4% một năm. Theo Tuổi Trẻ, sau một tháng triển khai các doanh nghiệp  đã vay khoảng 1.000 tỉ đồng  trong thời hạn từ 3 tới 4 tháng, phù hợp  với thời hạn  làm hàng xuất khẩu.

Theo đó  cứ 100 tỉ đồng vốn vay, mỗi tháng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm  được hơn 1 tỉ đồng tiền lời ngân hàng. Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi 700 triệu đồng thay vì 1 tỉ 750 triệu đồng. Cách làm của Eximbank được báo Tuổi Trẻ mô tả chi tiết. 

Doanh nghiệp khi có hợp đồng hoặc tín dụng thư xuất khẩu,  được ngân hàng  giải ngân vốn bằng tiền VN nhưng theo lãi suất vốn vay bằng ngoại tệ USD. Doanh nghiệp dùng tiền vay thu mua  nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu.

Khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng từ bạn hàng nước ngoài, ngân hàng sẽ  mua lại số ngoại tệ đó  theo tỉ giá được hai bên thoả thuận tại thời điểm ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp vay trước đây.

Vẫn theo Tuổi Trẻ Online, ông Trương Văn Phước tổng giám đốc Eximbank xác nhận rằng, chương trình cho vay đồng VN với lãi suất USD, được doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu thanh toán sòng phẳng. Vì vậy Eximbank  đã quyết định tăng hạn mức cho vay lên 5.000 tỉ đồng, áp dụng lãi suất 8,4% một năm.

Ông Phước còn cho biết  Eximbank đang đưa nhân viên về đồng bằng sông Cửu Long để mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản  ở khu vực này.

Theo tin vừa nói, một ngân hàng thương mại khác là ACB cũng bắt đầu áp dụng một chương trình cho vay tiền đồng VN với lãi suất đặc biệt, ngang với lãi suất cho vay ngoại tệ của họ. ACB đã dành 20 triệu đô la cho chương trình lãi suất ưu đãi xuất khẩu, ngân hàng sẽ ưu tiên cho ngành hàng xuất khẩu như thuỷ sản, lúa gạo, đồ gỗ và mủ cao su.

Nếu tất cả các ngân hàng thương mại còn nguồn vốn  tốt ở VN đều thực hiện các nghiệp vụ kết hợp như Eximbank và ACB, thì có lẽ đây là tín hiệu tốt về việc  tháo gỡ bế tắc  cho chính hoạt động của ngân hàng, cũng như cho thị trường lúa gạo và cá tra cá basa  ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cho dù Eximbank vẫn còn ràng buộc một điều kiện khó, đó là doanh nghiệp phải có hợp đồng trước hoặc bạn hàng nước ngoài đã mở tín dụng thư.

Xin nhắc lại rằng, hồi đầu năm 2008, Hiệp Hội Lương Thực VN buộc doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có hàng trong kho mới được ký hợp đồng xuất khẩu để tránh việc lỗ lã.

Category: Kinh tế | Views: 1759 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Tám 2008  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 82
Khách: 82
Thành Viên: 0