Thứ Năm, 2024-04-25, 9:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 1 » Mỹ: Bão Gustav có thể còn dữ dội hơn bão Katrina
11:38 PM
Mỹ: Bão Gustav có thể còn dữ dội hơn bão Katrina
Mỹ: Bão Gustav có thể còn dữ dội hơn bão Katrina
Sau khi "càn quét" miền Tây Cu-ba, sáng nay 31/8, cơn bão nhiệt đới Gustav đã vào vùng Vịnh Mexico và đang tiến dần tới các bang ven biển của Mỹ. Theo tin mới nhất từ TT dự báo bão quốc gia Mỹ, bão Gustav hiện đang suy yếu dần xuống cấp 3 với sức gió giảm còn 205 km/giờ.
Bão Gustav đổ bộ vào thủ đô Havana, Cuba. Ảnh : AP

Tuy nhiên, Trung tâm trên cảnh báo cơn bão Gustav vẫn có thể sẽ lại mạnh lên, thậm chí tới cấp cao nhất là cấp 5, vào cuối ngày 31/8 khi đổ bộ lên các bang ven biển phía Đông nước Mỹ, đe doạ gây ra lũ lụt nghiêm trọng hơn so với cơn bão "thế kỷ" Katrina từng tàn phá các bang này năm 2005.
Hơn 1 triệu người dân Mỹ ở các thành phố ven biển thuộc bang Louisiana, Texas, Alabama và Mississippi đã bắt đầu lên xe buýt, máy bay, tàu hoả hoặc dùng ô tô riêng đi sơ tán.
Tại New Orleans, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của cơn bão Katrina 3 năm trước, các quan chức thành phố đã huy động xe buýt và tàu hỏa sơ tán được khoảng 30.000 người già, người tàn tật ra khỏi thành phố.
Tại vùng Vịnh Mexico, 35.000 công nhân làm việc tại các giàn khoan dầu và nhà máy lọc dầu đã được sơ tán từ trước đó. Theo Cơ quan quản lý khoáng sản Mỹ, để đối phó với bão, ngày 30/8, các công ty đã cắt giảm hơn 3/4 sản lượng dầu mỏ và gần 40% sản lượng khí tự nhiên ở vùng Vịnh Mexico.
Ngày 30/8, khi tràn qua đảo Thanh niên và tỉnh Pinar del Rio ở miền tây Cu-ba, bão Gustav với sức gió lên tới 240 km/giờ (mạnh cấp 4) đã phá huỷ nhiều nhà cửa và đường xá của khu vực này.
Giám đốc Cục Phòng vệ dân sự Cu-ba Ana Isla cho biết không có thông báo về thương vong, song có rất nhiều người đã bị thương tại đảo I-xla đê la Giu-ven-tút, nơi sinh sống của 87.000 người.
Bà cho biết gần như toàn bộ hệ thống đường xá tại đảo này bị tê liệt do ngập lụt nghiêm trọng, hệ thống điện bị cắt hoàn toàn. Trên đường đi qua Cuba, cơn bão đã quật đổ nhiều cây cối, trạm điện thoại, làm vỡ kính cửa sổ và tốc mái nhiều ngôi nhà.
Bão gây mưa to còn khiến nhiều nơi xảy ra lở đất. Trước đó, ít nhất 300.000 người ở Cuba trong vùng tâm bão đi qua đã phải sơ tán.
Trước Cuba, bão Gustav đã tràn qua Hai-i-ti, CH Đô-mi-ni-ca-na và Gia-mai-ca làm ít nhất 88 người thiệt mạng.
Theo TTXVN


Trung Quốc: Tứ Xuyên lại động đất 6,1 độ richter
(LĐ) - Tỉnh miền núi Tứ Xuyên ở phía tây nam Trung Quốc lại rung chuyển trong trận động đất mới mạnh 6,1 độ richter vào lúc 16 giờ 30 phút (giờ Bắc Kinh) chiều 30.8. Sau đó còn xảy ra thêm 176 dư chấn (có tin nói 300) tính tới sáng 31.8, bao gồm 20 dư chấn mạnh hơn 3,0 độ richter.
Theo Trung tâm mạng địa chấn quốc gia (NSNC), tâm chấn của trận động đất này ở độ sâu 10km, cách thành phố Phán Chí Hoa (Panzhihua) nằm ở rìa phía tây nam, gần vùng giáp ranh giữa Tứ Xuyên với tỉnh lân cận Vân Nam 50km về phía đông nam.
Nguồn tin ban đầu cho hay, có ít nhất 25 người chết và 361 người bị thương, trong khi chưa thể thống kê hết còn bao nhiều người bị vùi lấp dưới đống đổ nát. Động đất làm khoảng 440.000 người dân bị ảnh hưởng, 656 trường học bị hư hại, phá huỷ gần 400 ngôi nhà tại thành phố Phán Chí Hoa và làm sập 1.000 nhà tại thị trấn nông nghiệp Liangshan lân cận. Tỉnh Vân Nam cũng có 130.000 ngôi nhà bị phá huỷ.
Về cụ thể, Tân Hoa xã sáng 31.8 đưa tin, tại Tứ Xuyên có 17 người được khẳng định đã chết và 3 người khác vẫn mất tích cùng 192 người bị thương tại huyện Huili; 3 người thiệt mạng tại thành phố Phán Chí Hoa; 5 người chết tại tỉnh Vân Nam. Dư chấn về sự rung chuyển của động đất lan xa tới mức có thể cảm nhận rõ ở cả thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam và thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên. Nhiều người dân đã phải bỏ chạy ra ngoài.

Hơn 2.000 nhân viên cứu hộ đã lập tức được huy động, đem theo lều bạt, thực phẩm, nước và thuốc men. Nhưng mưa lớn và địa hình phức tạp cản trở các nỗ lực cứu hộ, trong khi liên lạc với vùng bị nạn rất khó khăn. Truyền hình Trung Quốc phát đi những hình ảnh nhà cửa nứt vỡ, gạch ngói văng tung toé trên đường, các nhân viên y tế cấp thuốc cho người dân trong lều bạt...
Tiếp đó vào lúc 20 giờ 46 phút cùng ngày, lại xảy ra động đất 5,3 độ richter ở phía tây bắc tỉnh Tân Cương. Cũng theo Tân Hoa xã, tâm chấn ở độ sâu 10km tại khu dân cư thưa thớt thuộc vùng núi Tianshan, dư chấn lan xa tới cả những huyện gần đó và thành phố Korla.
Tứ Xuyên là tỉnh vừa bị thiệt hại rất nặng nề trong thảm hoạ động đất 7,9 độ richter ngày 12.5 vừa qua, làm chết gần 70.000 người và hơn 18.000 người khác vẫn mất tích, 5 triệu người mất nhà cửa. Sau đó, khu vực này vẫn liên tiếp bị rung chuyển bởi vô số dư chấn.
L.L.Q (Theo China Daily, AFP...)


Gruzia rút khỏi thỏa thuận ngừng bắn Matxcơva
Tbilisi tuyên bố chính thức rút khỏi thỏa thuận ngừng bắn với vùng ly khai Abkhazia được ký kết tại Matxvơva năm 1994 mà Liên Hợp Quốc phê chuẩn.
Các binh sĩ gìn giữ hòa bình của Nga tại Abkhazia. Ảnh: AP
Bộ trưởng Tái thống nhất Gruzia Temur Yakobashvili hôm qua ra thông báo chỉ rõ hiệp định ngừng bắn ký tại Matxcơva ngày 14/5/1994 không còn hiệu lực.
Abkhazia và Nam Ossetia tách khỏi Gruzia và tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô tan rã đầu những năm 1990. Cuộc xung đột đẫm máu giữa Gruzia và Abkhazia khi đó đã làm khoảng 10 đến 30 nghìn người thiệt mạng. Hai bên đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Matxcơva năm 1994.

Việc Gruzia rút khỏi thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của Liên Hợp Quốc tại Gruzia (UNOMIG). Lực lượng này cùng binh sĩ gìn giữ hòa bình của Nga giám sát thỏa thuận ngừng bắn.
Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Gruzia Vladimir Gurgenidze ký quyết định rút khỏi mọi thỏa thuận gìn giữ hòa bình mà họ đã ký kết với Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Khối này có 9 thành viên, gồm Nga, Gruzia, Belarus, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Moldova, Tajikistan và Uzbekistan.
Động thái trên của Tbilisi được đưa ra sau khi Nga chính thức công nhận độc lập cho hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gọi đó là lựa chọn khó khăn nhưng ông cho rằng nó là cách duy nhất cứu giúp người dân ở hai vùng ly khai này.
Quyết định của Nga đã bị phương Tây lên án mạnh mẽ. Gruzia rút toàn bộ nhân viên ngoại giao khỏi Matxcơva và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.
Ngọc Sơn (theo RIA Novosti)


15 nghìn du khách mắc kẹt ở Phuket
Hơn 15 nghìn khách du lịch nước ngoài đang mắc kẹt tại thiên đường du lịch của Thái Lan do sân bay đóng cửa vì biểu tình.
Các quan chức sân bay quốc tế Phuket, phi trường lớn thứ hai của Thái, cho biết họ sẽ đóng cửa vô thời hạn vì các cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra. Quyết định này được đưa ra hôm thứ sáu, sau khi gần 5.000 người biểu tình dựng chướng ngại vật rồi tiến vào bên trong đường băng.
Người biểu tình tràn vào trong sân bay Phuket. Ảnh: AFP

Sáng qua, khoảng 1.000 người thuộc Liên minh dân chủ vì nhân dân (PAD) tiếp tục chặn lối vào sân bay. Wicha Nurnlop, giám đốc sân bay Phuket, cho biết những người biểu tình từ chối thương lượng về việc giải phóng đường băng. "Sân bay Phuket phải đóng cửa vô thời hạn", ông nói.
Một du khách người Australia bày tỏ sự tức giận: "Tôi muốn về nhà. Tôi chả liên quan gì đến tình huống này hết".
Theo Wicha, hơn 100 chuyến bay đã bị hủy kể từ khi sân bay dừng hoạt động, trong đó có 25 chuyến quốc tế. Ông cũng cho biết thêm hành khách được cung cấp phòng ở miễn phí cho đến khi sân bay hoạt động trở lại.
Phuket là một trong ba sân bay của Thái Lan phải đóng cửa vì các cuộc tuần hành rầm rộ chống chính phủ do PAD khởi xướng. Sân bay Krabi vẫn chưa hoạt động trở lại trong khi sân bay Hat Yai đã mở cửa sáng qua cho một chuyến bay của Thai Airways.
Hệ thống xe lửa của Thái cũng bị ảnh hưởng bởi khoảng 30% các tuyến đường không hoạt động được vì biểu tình. 35 chuyến tàu liên tỉnh xuất phát từ Bangkok đang bị tê liệt.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan bắt đầu hôm thứ ba, khi có khoảng 35.000 người bao vây các tòa nhà chính phủ và xông vào đài truyền hình quốc gia, khiến chương trình phát sóng bị gián đoạn vài giờ liền. Vụ lộn xộn tại đây chỉ được kiểm soát sau khi cảnh sát đột kích và bắt đi khoảng 80 người.
Các nhà tổ chức cho biết người dân xuống đường là để phản đối chính phủ đương nhiệm và yêu cầu Thủ tướng Samak Sundaravej từ chức. Họ cáo buộc ông Samak là con rối và đang điều hành Thái Lan thay cho cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.
Họ còn cho rằng đương kim thủ tướng Thái đã sửa đổi hiến pháp nhằm giúp Thaksin tránh được hàng loạt các tội danh tham nhũng, đồng thời chỉ trích chính phủ không chịu truy tố Thaksin đến cùng bằng cách dẫn độ ông này từ Anh về nước xét xử.
Ngọc Sơn (theo AFP, Reuters)


Lễ Hội Cà Chua: Dùng 120 tấn cà chua để… ném nhau
TPO - Lễ hội “Tomatina” hay còn gọi là lễ hội ném cà chua ở vùng Valencia – Tây Ban Nha năm nay đã sử dụng tới 120 tấn cà chua chín để… ném nhau. Ngày hội truyền thống này đã mang lại cho những người tham gia một cuộc vui hết sức thú vị và thoải mái.
Vào ngày 27/8 vừa qua, có khoảng 40.000 người Tây Ban Nha và khách du lịch đã tham gia vào lễ hội “Tomatina” diễn ra tại Bunol – Valencia – Tây Ban Nha.
Lễ hội này có từ năm 1945 và được tổ chức hàng năm tại nơi đây. Ở cuộc vui năm nay, người ta đã dùng những chiếc xe tải để chở đến lễ hội 120 tấn cà chua chín.
Tất cả những người Tây Ban Nha, các khách du lịch đến từ Châu Á, người Nga, người Pháp, người Đức, người Anh …tham dự vào ngày hội này đã ném những quả cà chua vào nhau trong không khí hết sức vui.
Đây là một lễ hội có tính truyền thống, nó được diễn ra vào đúng ngày thứ tư của tuần cuối cùng trong tháng 8 hàng năm.
Điều đặc biệt của lễ hội “Tomatina” năm nay là có sự góp mặt của đội bóng nước Tây Ban Nha sau khi trở về từ Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.





Thế giới từ 25-31/8:

00:57' 01/09/2008 (GMT+7)

- Việc John McCain, ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa chọn nữ Thống đốc Alaska - Sarah Palin làm bạn đồng hành, được coi là "canh bạc chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ". Tuy nhiên, thế giới tuần qua không chỉ chứng kiến một canh bạc. Căng thẳng trên chính trường Thái Lan, bất đồng Nga-Mỹ-NATO đều là những "canh bạc" lớn mà kết quả cuối cùng vẫn còn là ẩn số.

1. "Cơn địa chấn trên chính trường Mỹ"
Mọi sự lựa chọn dù lớn hay nhỏ đều luôn nhận được hai luồng ý kiến khen chê. Khi Barack Obama chọn Joseph Biden liên danh tranh cử, không ít người đã nhận định đó là một nước cờ mạo hiểm.
Hai bộ đôi John McCain-Sarah Palin (trái) và Barack Obama-Joseph Biden. (Ảnh: Corbis)


Tương tự, khi John McCain công bố chọn nữ Thống đốc Alaska, Sarah Palin làm "phó tướng", dư luận cũng có hai luồng quan điểm trái ngược nhau. Bà Palin được khen là người có quyết tâm chống tham nhũng và nạn phá thai nhưng lại bị chê là non nghề.
Cựu ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, Pat Buchanan, đã gọi sự lựa chọn này là "canh bạc chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ".
Tuy nhiên nếu đem so sánh quyết định chọn lựa của hai ứng viên tranh cử Tổng thống, thì việc John McCain chọn Sarah Palin làm người liên danh tranh cử quả thực là một cơn địa chấn đối với chính trường Mỹ.

2. Lối thoát nào cho chính trường Thái Lan?
Chính trường Thái Lan tiếp tục là điểm nóng ở châu Á. Những cuộc thị uy đường phố do Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) phát động từ hôm 25/5 đã lên tới đỉnh điểm khi hôm 26/8 những người biểu tình tấn công vào các cơ quan Nhà nước, chiếm lĩnh dinh Thủ tướng, đài truyền hình quốc gia và cố thủ tại đó cho đến hôm nay (31/8) vẫn chưa có dấu hiệu từ bỏ.
Chính trường Thái Lan vẫn bất ổn. (Ảnh: Corbis)


Nhiều chuyên gia nhận định tình hình Thái Lan hiện nay chỉ có thể giải quyết nếu có sự bắt tay giữa Chính phủ và quân đội. Tuy nhiên, tướng Anupong Paojinda, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan, hôm 30/8 tuyên bố quân đội sẽ đứng ngoài cuộc và đề nghị Thủ tướng Samak Sundaravej nên từ chức hoặc giải tán Hạ viện để xoa dịu tình hình.

3. Khẩu chiến Nga-Mỹ-NATO
Grudia hôm 29/8 đã cắt đứt các quan hệ ngoại giao với Nga, làm gia tăng sự đối đầu giữa hai nước láng giềng đúng vào thời điểm Moscow đang phản kích làn sóng chỉ trích của phương Tây. Tuyên bố được đưa ra 3 ngày sau khi Nga chính thức công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, hai tỉnh ly khai thuộc Grudia, là các quốc gia độc lập.
Nga-Mỹ-NATO tiếp tục khẩu chiến về Grudia. (Ảnh: Corbis)


Việc Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, càng làm cho mối quan hệ với Mỹ và NATO bị kéo căng. Thêm vào đó việc Mỹ và NATO tăng cường tàu chiến tới Biển Đen, cũng gây thêm căng thẳng cho an ninh tại khu vực này. Hôm 28/8, Kremlin đã cảnh báo về khả năng đối đầu trên biển.
Trong một động thái khác, hôm 28/8, Nga đã phóng thử thành công một tên lửa Topol RS-12M, tầm xa 6.000km. Mục đích Nga phát triển tên lửa này là để đáp trả kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên việc thử nghiệm tên lửa Topol vào đúng thời điểm căng thẳng hiện nay, theo các chuyên gia phân tích, sẽ càng đổ thêm dầu vào lửa.

4. "Giai đoạn đen tối" của hàng không quốc tế?
Tuần qua có thể gọi là một "giai đoạn đen tối" của ngành hàng không thế giới, khi liên tiếp các vụ tai nạn, không tặc xảy ra ở nhiều nơi. Khi những thương tâm sau thảm họa cháy phi cơ ở Madrid hôm 21/8 còn chưa qua, thì đêm 24/8, một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng khác đã xảy ra ở Kyrgyzstan khiến 68 trong số 90 hành khách đã thiệt mạng.
Phải chăng tuần qua là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử hàng không thế giới? (Ảnh: AFP, AP)

Tiếp đó, ngày 25/8, 10 nạn nhân đã thiệt mạng khi chiếc máy bay TG-JES gặp nạn tại một ngọn đồi gần El Puente nằm ở phía đông quốc gia Nam Mỹ Guatemala. Cùng ngày, một chiếc máy bay chở hàng loại C-130 của không quân Philippines gồm phi hành đoàn 9 người đã mất tích ngay sau khi cất cánh ở sân bay Davao, miền nam Philippines.
Hôm 26/8, một chiếc máy bay chở 100 người của Sudan bị không tặc, phải hạ cánh xuống Libya, tuy nhiên sau đó bọn không tặc đã đầu hàng nhà chức trách Libya.
Category: Quốc Tế | Views: 1204 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0