Thứ Hai, 2025-01-20, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 4 » Việt Nam dự định tăng học phí
9:20 AM
Việt Nam dự định tăng học phí
 BBC

 
Học sinh Việt Nam
Bộ Giáo dục muốn sớm áp dụng mức học phí mới
Bộ Giáo dục đề nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản thông qua kế hoạch tăng học phí ở trường công lập bậc phổ thông và đại học.

Nhà chức trách hứa chính sách mới sẽ không để người nghèo phải bỏ học, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại trong xã hội.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân là người cổ vũ cho việc tăng học phí.

Mới đây trả lời báo chí, ông cho rằng sinh viên đóng tiền nhiều hơn là để “trường có điều kiện cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng tốt hơn”.

Ông cũng khẳng định những người nghèo, gặp khó khăn thì sẽ được miễn, giảm học phí và rằng “học sinh khó khăn hơn nữa sẽ được bù thêm tiền đi học”.

Sinh viên Việt Nam sẽ phải làm quen với việc vay tiền ngân hàng, vì ngay cả sinh viên sư phạm cũng sẽ không còn được miễn học phí.

Học phí ‘quá thấp’

Vấn đề tăng học phí có vẻ được đa số những người làm trong ngành giáo dục ủng hộ.

 Học phí các trường công lập hiện tại quá thấp
 
TS. Nguyễn Phương Nga

Tiến sĩ Nguyễn Phương Nga, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói học phí hiện nay quá thấp.

“Học phí các trường công lập hiện tại quá thấp.

'' Nhà nước vẫn phải trợ giá, nhưng nếu muốn đào tạo chất lượng cao, học phí như vậy là quá thấp,” Giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng Đào tạo và Nghiên cứu Phát triển giáo dục nói.

Bà Phương Nga nhận xét có thể xem tăng học phí là diễn biến tất yếu.

Tác động của chính sách mới đến người dân sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh vật chất của từng gia đình, khi mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ.

Ở bậc phổ thông, tiền học sẽ do các địa phương tự quyết định. Nhà chức trách nói những vùng người dân có thu nhập cao thì sẽ phải đóng tiền cao hơn, bù lại là chất lượng học tập tốt hơn.

Chi nhiều hơn Mỹ

Năm ngoái, chính ông Nguyễn Thiện Nhân bị nhiều người phê phán vì một phát ngôn của ông tạo cảm giác ông chấp nhận hậu quả nhiều người không thể đi học vì không có tiền.

Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nói học sinh nghèo được miễn, giảm tiền học

Và liệu tăng học phí có làm cho giáo dục Việt Nam tốt hơn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Quang Việt (ở Hoa Kỳ), ngân sách chính phủ hàng năm dành cho giáo dục Việt Nam là rất lớn.

Ông ước tính dựa trên tỷ lệ GDP chi cho giáo dục, “Mỹ chi cho giáo dục 7,2 % còn ta chi hiện nay ít nhất là 8,3 % GDP, cao hơn cả Mỹ”.

Tác giả đề nghị để “cải cách giáo dục và tăng chất lượng giáo dục, hãy làm một cuộc đánh giá toàn diện về quản lý và chi tiêu trước”.

Ba công, bốn kiểm

Bà Nguyễn Phương Nga cũng đồng ý rằng học phí chỉ là một phần vấn đề, và “tăng chất lượng thì còn cần nhiều yếu tố khác”.

Ý thức điều này, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nói từ năm học 2008-2009, sẽ có nguyên tắc “Ba công khai” để xã hội giám sát, đánh giá cả trường công và tư.

Theo đó, sẽ công khai chất lượng đào tạo, công khai nguồn nhân lực và công khai chi tiêu.

Ông cũng nêu khẩu hiệu “Bốn kiểm tra”, trong đó có kiểm tra việc sử dụng nguồn học phí có đúng hay không.

Việc dự án tăng học phí phải chờ quyết định của Bộ Chính trị chứng tỏ sự nhạy cảm của vấn đề.

Nhưng dù có được cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng thông qua hay không, phản ứng quan trọng nhất sẽ đến từ xã hội.

.........................................................................

Mai
Giáo dục được xem là quốc sách. Chính là vì quốc sách nên cần phải xem lại vấn đề đào tạo.

Việc học phí đi đôi với chất lượng là một ngụy biện vô căn cứ. Thử nhìn lại nền giáo dục của Nhật bản cách đây hơn 60 năm (sau chiến tranh thế giới lần hai)họ còn khá hơn ta hiện nay và học phí vào thời điểm đó của họ ra sao?

Chất lượng đội ngũ giáo viên họ thế nào? Ngân sách CP Nhật cho việc này được quản lý kiểu gì? Đối chiếu lại coi có như ta không?

Đừng có nói là "nền giáo dục hai nước còn nhiều khác biệt". Nước nào thì nước quốc sách giáo dục là để dân giàu nước mạnh không phân biệt ranh giới trừ khi nó có mục đích "mị dân".

Dân ta liệu ai có thể đặt câu hỏi:"Tại sao lại phải trả tiền cho cái mình không chọn học". Giáo trình môn Mác -Lê! Tư tưởng Hồ chí Minh chiếm hết 1/3 học kỳ! Thật lãng phí tiền phải đóng học phí để theo học mấy cái quái quỷ này. Tại sao phải mua kèm theo cái món hàng mà mình không thích.

Tuấn
Trời tăng học phí nữa thì làm sao đủ tiền cho con ăn học đây?

Giấu tên
Một trong những thành quả sau 20 năm đổi mới là “tăng học phí”. Tôi đã từng có mặt ở nhiều nước đông âu bất ổn và tư bản thối nát chưa thấy ở đâu đòi học sinh phổ thông đóng học phí cả.

Con em của người Việt không công ăn việc làm, không đóng thuế vẫn được đi nhà trẻ, phổ thông mà chẳng bị hoạnh họe gì, ngoại trừ phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc.

Ở quê hương thân yêu, thấm đẫm tình đồng bào lại có chuyện nhà nước của dân và do dân bắt con trẻ dân nộp tiền học kèm điều kiện ở đâu nộp tiền cao thì ở đó học tốt.

PS: Chẳng biết rồi người nghèo sẽ học được đến đâu khi học phí tăng? Dân thì nghèo mà chính phủ thòi chỉ muốn tăng thu, vậy mà luôn hô hào TRÍ THỨC LÀ RỜNG CỘT CỦA XÃ HỘI! Nghèo thì khỏi học! Buồn thay Việt Nam!!!
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1081 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0