Theo
dự kiến của Vụ Thị Trường thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ số gia
tăng giá tiêu dùng của tháng 9-2008 sẽ tăng không quá 1% so với tháng
Tám.
Về mặt
kinh tế, phải chăng đây là kết quả từ nổ lực kềm giá của chính phủ? Thanh
Trúc phỏng vấn chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành, hiện là cố vấn cao
cấp cho các tập đoàn kinh doanh ở Hà Nội.
Phân tích tổng quát về mức tăng
dự kiến không quá 1% trong tháng Chín mà Vụ Thị Trường Bộ Công Thương đưa ra,
ông Bùi Kiến Thành cho rằng dự kiến này không rõ ràng và khá mạo hiểm:
Theo
dự kiến của Vụ Thị Trường thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ số giá tiêu
dùng tháng Chín /2008 tăng không quá 1% so với tháng Tám. Về mặt
kinh tế, phải chăng đây là kết quả từ nổ lực kềm giá của chính phủ.
Dự kiến không rõ ràng
Theo lời phát biểu của vị
vụ trưởng này thì có sự sắp xếp giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương để làm giảm
nhiệt trong một số những mặt hàng . Nếu mà giữa hai bộ đó có sự phối hợp tốt mà
giảm nhiệt được một số mặt hàng thì cũng có thể đạt kết quả này.
Nhưng mà không phải
đây là kết quả có tánh chất ổn định lâu dàì, tại vì trong chỉ số CPI thì có mười
nhóm hàng, mà những nhóm hàng đó được có thể nói là kết quả tốt trong thời kỳ vừa
qua như sắt thép hay là xi măng chẳng hạn, thì không phải tại vì giá hạ là do nền
kinh tế vĩ mô tốt hay là do lạm phát được kềm chế tốt, mà thật sự
là do tình hình thị trường bất động sản bị đóng băng lạị, cho nên sắt thép và
xi măng bị mất giá.
Đấy là tác động của cái sự
mất hoạt động , còn gọi là kém hoạt động trong một ngành. Như vậy khi mà
ổn định trở lại thì những cái giá này nó sẽ lên lại, và không biết lúc đấy
chỉ số sẽ lên tới bao nhiêu.
Về việc mà ông vụ
trưởng nói rằng bây giờ tới cuối năm có những yêu cầu mặt hàng khá lớn,
thì trong khi bắt đầu chuẩn bị ăn Tết này nọ kia khác thì giá cả có thể
lên nhiều. Còn việc ổn định giá xăng dầu thì đây cũng là một việc nhất thời
thôi , để mà tính cái giá xăng dầu trên thị trường thế giới nó xuống.
Nhưng mà nếu giá xăng dầu tăng lên thì nó ảnh hưởng tới vấn đề vận tải ,
vậy việc khống chế giá trong nhóm xăng dầu vận tải là không thể được rồi.
Có rất nhiều vấn đề chưa
rõ ràng đâu, cho nên mong rằng sự cố gắng của nhà nước đạt được kết quả nào đó,
đồng thời mong rằng thị trường thế giới có thể là bớt tác động vào Việt Nam
thôi. Còn nói sẽ dưới 1% thì khẳng định như vậy là cũng hơi mạo hiểm đấy.
Đấy là tác động của cái sự
mất hoạt động , còn gọi là kém hoạt động trong một ngành. Như vậy khi mà
ổn định trở lại thì những cái giá này nó sẽ lên lại, và không biết lúc đấy
chỉ số sẽ lên tới bao nhiêu.
Thanh Trúc:
Theo như ông nói thì như vậy dự kiến giá tiêu dùng chỉ tăng tối đa
không quá 1% không phải là kết quả của nổ lực kềm chế lạm phát phải không?
Ô.Bùi Kiến Thành: Cái này rất là khó. Nếu nói rằng bỏ chánh sách bảo hộ giá cả về xăng
dầu và để cho xăng dầu theo giá của quốc tế thì như vậy là một chính sách rồi.
Không thể nào ngày mai lại đổi chính sách đó. Nếu trong trường hợp gía xăng dầu
trên thế giới bây giờ tới cuối năm tăng lên, thì là Việt Nam sẽ điều chỉnh lại
giá xăng dầu trên thị trường nội địa, tất cả những gì dùng tới xăng dầu nó sẽ
tăng lên.
Việc nói rằng quyết tâm giữ không quá 1% hay gì đấy thì liệu nhà nước
có thay đổi cái chính sách về vấn đề bảo hộ giá xăng dầu hay không. Đó là cả vấn
đề.
Quan trọng hơn nữa là cái
nhóm lương thực ở trong nước nó tăng lên rất là mạnh, trong trường hợp này nhà
nước sẽ làm cái gì để có thể ổn định gía lương thực trong nhóm tăng mạnh nhất
trong chỉ số CPI , thì điều này cũng chưa được nói một cách rõ ràng rằng từ
khâu sản xuất tới khâu phân phối thì nhà nước sẽ có chính sách gì để ổn định và
giảm bớt sự tăng giá của nhóm lương thực
Các cam kết
với WTO
Thanh Trúc:
Trong thời gian qua, có thể nói rõ từ lúc bắt đầu bước vào WTO Tổ Chức Thương Mại
Thế Giới, thị trường Việt Nam trở nên khá là nhạy cảm đối với những biến động
giá cả trên thế giới. Theo ông, đây là kết quả của sự hội nhập nhanh chóng?
Ô.Bùi Kiến Thành: Đương nhiên là khi Việt Nam có một số cam kết đối với WTO ví dụ
không khống chế không hạn chế một số những hàng nhập khẩu, không đánh thuế trên
một số mặt hàng nào vân vân và vân vân…thì nó cũng có tác động đến
thị trường trong nước. Nhưng nói thế cũng chưa đủ, tại vì không phải chỉ một
mình Việt Nam gia nhập WTO mà phải tôn trọng những qui định của WTO, như vậy tại
sao các nước khác không bị tác động và tăng gía trong thị trường
trong nước một cách khủng khiếp như Việt Nam bây giờ.
cái đặc thù của Việt Nam là chưa
quản lý tốt vấn đề kinh tế vĩ mô trong thời kỳ hội nhập với WTO.
Ô.Bùi Kiến Thành
Theo Bộ Kế Hoạch Đầu Tư ước
tính thì bây giờ tới cuối năm có thể lạm phát của Việt Nam lên tới 30% hay 31%
nữa. Các nước khác khi người ta vào WTO thì đâu có vấn đề đấy. Chúng ta
có thể đặt câu hỏi tại sao Việt Nam có vấn đề tăng một cách đột biến về
gía cả, và cái chỉ số CPI như vậy? Có lẽ cái đặc thù của Việt Nam là chưa
quản lý tốt vấn đề kinh tế vĩ mô trong thời kỳ hội nhập với WTO.
Hay nói chung là vấn
đề nhập vào trong nền kinh tế thị trường nó đặt ra rất nhiều việc mà
Việt Nam chưa qua được kinh nghiệm quản lý tốt. Điều này nên suy nghĩ và
xem thử phần nào đã quản lý tốt và phần nào quản lý còn kém, để có thể kiện
toàn vấn đề năng lực quản lý , ảnh hưởng đến giá cả trong thời gian lâu
dài.
Xin cảm ơn ông Bùi Kiến Thành
về thời giờ ông dành cho bài phỏng vấn này.