Thứ Ba, 2024-11-05, 8:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 4 » Độc lập và Nhân quyền
1:57 PM
Độc lập và Nhân quyền
Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An

Hơn nửa thế kỷ trước, vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, một văn bản lịch sử, bản Tuyên Ngôn Độc Lập, đã được trịnh trọng tuyên đọc tại vườn hoa Ba Đình ở Hà Nội để loan báo với thế giới sự ra đời tại Việt Nam của một nền Cộng Hoà dân chủ.

RFA photo

Nội dung tấm biểu ngữ được treo trên thành cầu vượt Lạch Tra, Hải Phòng sáng ngày 16-8-2008. RFA photo.

Bản văn lịch sử ấy mở đầu bằng hình ảnh của con người với những quyền tự nhiên không ai có thể xâm phạm được và kết thúc bằng sự khẳng định rằng nước Việt Nam thật sự đã thành một nước tự do độc lập.

63 năm đã trôi qua, biên tập viên Nguyễn An hôm nay đề nghị Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, nhìn lại đất nước dưới ánh sáng của Tuyên Ngôn Độc Lập ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945.  Xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài ACTD.

Tuyên Ngôn Độc lập 2.9.1945

Nguyễn An: Xin chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Luật sư thuộc thế hệ những người đã nghe tận tai hay đọc tận mắt , vào thời điểm bản văn lịch sử này được tuyên đọc trước công chúng. Ngày hôm nay, hơn sáu mươi năm sau, ông còn giữ được những kỷ niệm gì và ông có cảm tưởng ra sao khi thấy nhắc lại bản văn lịch sử ấy?

Trần Thanh Hiệp: Xin chào ông Nguyễn An. Đúng là tôi là một trong những người trong đời mình đã nghe tận tai và đọc tận mắt Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 vào lúc nó được tuyên đọc tại thủ đô Hà Nội. Và bây giờ tôi vẫn còn giữ lại được trong trí nhớ

Nhưng mỗi năm khi thấy nhắc đến nó thì những kỷ niệm cũ về nó ở trong tôi cứ mờ nhạt dần để nhường chỗ cho một tâm trạng mới, đậm nét hơn, mang những cảm tưởng của thiếu vắng, hụt hẫng và thất vọng.

Nguyễn An: Nhưng dù sao thì không ai có thể chối cãi được rằng bản văn lịch sử này, ngay trong đoạn mở đầu của nó đã nói lên được những điều lúc nào cũng làm nức lòng người và mở đường cho lạc quan, cho hy vọng. Nguyên văn  đoạn mở đầu ấy, như sau, đã chứng minh cho nhận xét này: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Trần Thanh Hiệp: Chính vì thế mà tôi đã thất vọng, đi từ ngạc nhiên này đến  những ngạc nhiên khác. Và khi nhìn vào thực trạng đất nước ngày hôm nay thì tôi cho là phải nói rằng Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 đã chỉ ra đời để loan báo một tin, những ngày mai ca hát mà một tương lai đầy thảm họa.

Vì nhìn vào thực tế trước ấy thì con người sống dưới chế độ hiện hành ở trong nước đang phải lặn ngụp trong một cuộc sống hoàn toàn không có nhân quyền. Họ không được quyền bình đẳng. Họ chỉ là những công dân hạng nhì với một thân phận hạng dưới, so với những quan chức cách mạng cộng sản cấp cao cũng như cấp thấp trong bộ máy cầm quyền.

Thử hỏi tìm đâu thấy những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ghi trong bản Tuyên ngôn 02-09-1945? Ngày nay đọc lại bản văn này và đem đối chiếu nội dung của nó với cuộc sống thực tế của dân chúng trong cả nước theo tôi chúng ta có những lý do rất xác đáng để kết luận rằng không thể đặt ngang hàng Tuyên ngôn 02-09 với bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ hay bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân 1789 của nước Pháp được. Mà phải xếp loại nó vào những cương lĩnh cầm quyền của các chế độ độc tài toàn trị. Tôi không thấy có thể bình tâm để lạc quan để hy vọng được khi nhắc đến Tuyên ngôn 02-09.

Độc lập, Tự do, Nhân quyền?

Nguyễn An: Dù sao, không thể phủ nhận được rằng bản văn ấy đã minh thị trích dẫn hai bản văn đã đi vào lịch sử nhân loại là bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ và bản Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân 1789 của Pháp.

Trần Thanh Hiệp: Việc trích dẫn này, theo tôi, chẳng những không thay đổi gì được cách tôi xếp loại Tuyên ngôn 02-09,  trái lại còn làm tăng thêm tính xác đáng của cách xếp loại đó. Vì hai lý do.  Một mặt, tác giả hay những tác giả của bản văn 02-09 đã cố tình cắt xén hai bản văn 1776 và 1789.

Lẽ ra bản văn 02-09 khi trích dẫn bản văn 1776 của Mỹ không nên cắt bỏ đoạn trong bản văn này chủ trương nếu những người cầm quyền nào lạm quyền tiếm quyền để đi vào con đường chuyên chính thì phải bị lật đổ.

Cũng vậy, những đặc điểm nhất của bản văn 1789 của Pháp đã không được bản văn 02-09 trích dẫn. Đó là những quyền liệt kê trong bản văn 1789 không do cách mạng sáng chế ra mà là những quyền bẩm sinh con người sinh ra đã sẵn có rồi. Tuyên ngôn 1789 chỉ có mục đích nhắc lại và nêu lên để tuyên xưng mà thôi. Hay là quyền của người dân được dùng bạo lực để nổi dậy nếu thấy bị áp bức.

Mặt khác, bản văn 02-09 không trích dẫn những tiền lệ Mỹ và Pháp để tuyên xưng tự do của con người được thể hiện thành những nhân quyền mà chỉ mượn những tiền lệ ấy để dọn đường cho độc tài phi nhân quyền, dưới danh nghĩa thực hiện quyền tự do tập thể, quyền dân tộc được độc lập. Rồi nhân danh quyền dân tộc được độc lập ấy mà hạn chế tối đa đến mức tước đoạt hết quyền tự do của con người cá thể.

Nguyễn An: Như vậy ít nữa thì cũng thoả mãn được nhu cầu độc lập…

Trần Thanh Hiệp: Nếu hiểu rằng độc lập chỉ có nghĩa là huỷ bỏ những áp bức của ngoại bang mà thôi, còn những người cầm quyền bản địa thì lại được phép áp bức. Rõ ràng là nếu thế thì độc lập không đi đôi với tự do, với nhân quyền của người dân.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1168 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 544
Khách: 544
Thành Viên: 0