|
|
Theo 'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam |
Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam
hiện đang được đăng tải trên một số trang mạng của Trung Quốc.
Tờ
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong cho hay Hà
Nội đã hai lần triệu tập quan chức ngoại giao cao cấp của
Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về tài liệu mà, tuy không phải
chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam
cảnh giác vì xuất hiện với tần suất cao trong thời gian vừa
qua.
Bài viết
có nêu chi tiết quá trình xâm lược kéo dài 31ngày, khởi đầu
bằng năm ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là việc
tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ
Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.
Kế
hoạch xâm lược Việt Nam được đăng trên trang mạng Sina.com và
một số trang khác dưới tựa đề ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng
Phương án A để tấn công VN!’ viết: “Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu
nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với
sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
“Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh
phục Việt Nam."
“Từ mọi khía cạnh, Việt Nam là cái xương khó nuốt.”
’Có hại cho quan hệ song phương’
Trong
một thông cáo gửi tới tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phát ngôn
viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng xác nhận rằng phía Việt
Nam đã yêu cầu quan chức Bắc Kinh “có hành động ngăn chặn các
bài viết nội dung xấu như vậy vì chúng có hại cho quan hệ
song phương”.
|
Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục
Việt Nam.
Bài trên Sina.com
|
Ông
Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu
thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu
vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp
sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan
điểm của Chính phủ Trung Quốc”.
Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com.
Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương
án A’ là một trò đùa.
Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”.
Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ.
"Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù
chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”.
Đánh Việt Nam?
Chuyên
gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở
cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng
minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược
Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt
là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”.
Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng
thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng.
“Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.”
|
Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù
chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Bắc Kinh Tống Hiểu Quân
|
Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số
trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong.
Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn
trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.
Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có
lợi cho đảng Cộng sản.
Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với
Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc.
Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần
gấp chiến tranh’.
|