Giám
mục địa phận Hải Phòng, Ðức Cha Thiên, đến thăm và cầu nguyện hiệp
thông với giáo dân tại khu đất giáo xứ Thái Hà đang đòi nhà nước trả
lại. (Hình: VietCatholic News)
|
|
HÀ
NỘI 4-9 (TH).- Hàng ngàn người vẫn đổ về giáo xứ Thái Hà để hiệp thông
cầu nguyện dù đã có một số người bị đánh, bị bắt giữ và nói sẽ bị truy
tố.
Tin
tức ngày Thứ Năm 4/9/2008 cho hay như vậy và nguồn tin VietCatholic
News còn cho hay hai vị giám mục các địa phận Thái Bình và Hải Phòng
cũng đã đến hiệp thông với giáo dân Thái Hà.
Ngày
28/8/08, công an CSVN đã bắt giam 6 người và loan báo truy tố họ về tội
“phá hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng”, hệ thống tuyên
truyền của nhà nước loan tin này cùng với những bài viết bôi bác, tường
thuật sự tranh chấp đất đai mà báo chí Công Giáo nói đều sai sự thật và
tuyên truyền một chiều.
Hàng
trăm người đã bị công an CSVN tấn công bằng roi điện, gậy, roi gân bò,
và cả hơi cay làm bị thương. Tướng công an CSVN Nguyễn Ðức Nhanh, giám
đốc Sở Công An Hà Nội, chối là không có đàn áp nhưng những hình ảnh và
video phổ biến trên VietCatholic News cho thấy sự thật hoàn toàn ngược
lại.
Sau cuộc đàn áp ngày 28/8, giáo dân không những không sợ hãi mà còn can đảm đến cầu nguyện đông hơn.
Tin
VietCatholic News cho hay ngày 2/9/08, có hơn 20 linh mục từ khắp nơi
đã về Hà Nội đồng tế trong thánh lễ cũng như đến cầu nguyện cùng với
giáo dân xứ Thái Hà. Ngày 4/9 thêm hai vị giám mục đến cầu nguyện hiệp
thông và tại hải ngoại, giáo dân nhiều giáo xứ ở California như Quận
Cam, San Jose và san Diego, cũng tổ chức cầu nguyện hiệp thông và kêu
gọi thành lập tổ chức yểm trợ giáo dân Thái Hà đấu tranh.
Trong
một bản tin của hãng tin Công Giáo Ðộc Lập (Independent Catholic News)
ở Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, Ðức Cha Ngô Quang Kiệt,
kêu gọi nhà cầm quyền CSVN “tôn trọng thỏa hiệp trả đất cho Giáo hội”,
Vietcatholic News, thuật lại.
Trong
cuộc phỏng vấn dành cho VietCatholic News, Ðức Cha Kiệt nói “vụ Tòa
Khâm Sứ đã 8 tháng nay và rồi việc đối thoại chúng tôi đã đi theo đường
hướng của Tòa Thánh để mà giải quyết bằng đối thoại, thì xem nó quá
chậm chạp và cũng chính đó là yếu tố nó ảnh hưởng đến Thái Hà”.
Ngài
ám chỉ cho thấy sự kiên nhẫn đối thoại “cho đến bây giờ cũng không có
dễ dàng, bởi vì để mà lắng nghe, để mà thuyết phục, và để mà thay đổi
được một quan điểm thì chắc chắn là rất khó.”
Ðầu
Tháng Hai, GM Kiệt gửi thư cho giáo dân, khuyên họ nên trở về nhà thay
vì tiếp tục cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ vì các lời cầu nguyện của họ đã
“có kết quả”. Tức là ngài đã nghe thấy có sự cam kết của phía nhà cầm
quyền CSVN. Nhưng trên thực tế, đến nay, nhà cầm quyền CSVN rào kiên cố
lại Tòa Khâm Sứ và cử người canh giữ cẩn thận chứ không có dấu hiệu gì
cho thấy họ muốn trả lại cho Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Ngay
như Thánh Ðịa La Vang ở Quảng Trị, báo chí nhà nước loan tin trả lại
đất từ Tháng Tư đến nay cũng vẫn không thấy có sự bàn giao.
Trong
cuộc phỏng vấn của VietCatholic News, Ðức Cha Kiệt nhận xét liên kết
hai vụ việc từ cách giải quyết Tòa Khâm Sứ theo kiểu hứa hẹn cho qua
nay đến vụ Thái Hà thì “nếu mà Tòa Khâm Sứ bế tắc thì tôi nghĩ cũng rất
khó giải quyết vấn đề Thái Hà”.
Theo
sự tường thuật của ICN, Ðức Cha Kiệt cho rằng “dân chúng đã mất niềm
tin nơi chính quyền vì chính quyền đã kéo dài quá lâu việc trao trả các
cơ sở thuộc Tòa Khâm Sứ cũ và một nữ tu viện”.
Cũng
trong ngày Thứ Năm 4/9/08 báo Wall Street Journal, một trong những tờ
nhật báo nhiều ảnh hưởng và nhiều độc giả nhất Hoa Kỳ, cho rằng vụ việc
đang diễn ra tại Thái Hà cho thấy có lý do để cho Việt Nam trở lại danh
sách “các nước cần quan tậm đặc biệt” về tự do tôn giáo. |