Thứ Năm, 2024-11-28, 4:03 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 5 » Vụ PMU18: sẽ bắt thêm 3 nhà báo?
4:02 PM
Vụ PMU18: sẽ bắt thêm 3 nhà báo?

Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-09-04

Ông Nguyễn Việt Tiến vừa chính thức bị cách chức thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải vì liên quan đến vụ PMU 18. Những nguồn tin khác thì cho biết sẽ có thêm vài nhà báo bị bắt vì đưa tin về vụ tham nhũng lớn nhất từ trước đến nay.
 

Photo courtesy of VietnamNet.

Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến lúc bị công an bắt giải về trại tạm giam hôm 4-4-2006 vì liên quan đến vụ tham nhũng đánh bạc PMU18. Photo courtesy of VietnamNet.


Trong khi đó, giới quan sát cho rằng chưa bao giờ dư luận lại có vai trò quan trọng như thời điểm hiện nay. Và hiển nhiên, dư luận sẽ gắn liền với báo chí và phóng viên. Biên tập viên Thiện Giao có bài tìm hiểu sau đây.
Bị bắt, phục hồi đảng, cách chức

Ngày 28 tháng Tám vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã ký quyết định cách chức thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải đối với ông Nguyễn Việt Tiến. Quyết định của ông Dũng có thể nói là đã đặt dấu chấm hết chính thức cho sự nghiệp của ông Tiến.


Khi nói “dấu chấm hết chính thức,” thì có nghĩa là đường sự nghiệp của ông Tiến thăng trầm rất nhiều, nhưng chưa bao giờ “chính thức chấm dứt” kể từ tháng Tư năm 2006 khi ông bị bắt và khởi tố bị can trong vụ tham nhũng PMU 18.
"

Thuần tuý về mặt Đảng, 3 lần xử lý với 3 cách khác nhau cho thấy Đảng không có sự nhất quán. Sự thiếu nhất quán này có thể đến từ các áp lực của nội bộ Đảng hoặc từ dư luận.

Từ thời điểm đó đến nay, ông Tiến đã 3 lần nhận quyết định về mặt kỷ luật Đảng ; một lần tước sinh hoạt Đảng, một lần khôi phục sinh hoạt Đảng, và lần cuối cùng: cách chức tất cả các chức vụ Đảng, đặt nền tảng cho quyết định hành pháp của thủ tướng Dũng hồi cuối tháng Tám vừa qua.

Một nhà báo cho rằng các quyết định về sinh hoạt Đảng, mang tính cốt lõi đối với hệ thống khen thưởng, kỷ luật tại Việt Nam, cho thấy các áp lực của dư luận:

 
 
Việc cựu Thử trưởng Nguyễn Việt Tiến được tuyên bố trắng án hôm 28-3-2008 được coi là một khúc quanh quan trọng của vụ PMU18. Photo courtesy of Laodong online.
“Thuần tuý về mặt Đảng, 3 lần xử lý với 3 cách khác nhau cho thấy Đảng không có sự nhất quán. Sự thiếu nhất quán này có thể đến từ các áp lực của nội bộ Đảng hoặc từ dư luận.”


Thực tế là dư luận đã đóng vai trò quan trọng trong vụ tham nhũng được xem là lớn nhất từ trước đến nay. Ngay lý do để bắt ông Tiến cũng ít nhiều dựa trên dư luận. Bản tin trên báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, từng đăng lời của ông Hoàng Nghĩa Mai, phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, nói rằng “chắc là cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra với ông Tiến, vừa có cả vấn đề về pháp lý, vừa có cả vấn đề dư luận.”

Hiển nhiên, việc cách chức Thứ Trưởng, và trước đó là cách chức trong hệ thống Đảng đối với ông Tiến, phải đến từ một cấp cao hơn. Giới quan sát cho rằng, dư luận trong vụ PMU 18 là rất lớn vì có cả thân nhân của một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam làm việc tại Tổng Công Ty này.
Mâu thuẫn trong nội bộ công an

Trong khi đó, một nguồn tin đáng tin cậy từ Hà Nội thì nói rằng những đấu đá trong nội bộ giới Công An đóng vai trò đáng kể trong toàn bộ sự việc.

Một thời gian dài, báo chí trong nước liên tục đề cập đến 2 tướng công an, là Phạm Xuân Quắc và Cao Ngọc Oánh.
Tướng Quắc, nguyên là Trưởng Ban Chuyên Án PMU 18, nghỉ hưu hồi cuối năm 2006, rồi đến năm 2008, bị khởi tố vì tội danh “lợi dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi hành công vụ.”

Trong khi đó, tướng Oánh, hồi giữa năm 2006 bị cách chức Trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, đến nay thì lại được phong hàm Trung Tướng công an.

Nguồn tin từ Hà Nội nói rằng, chính những mâu thuẫn giữa hai tướng Quắc và Oánh đã góp phần làm nên vụ PMU 18.

 
Dư luận Việt Nam xôn xao trước tin 2 phóng viên nhiều uy tín của hai tờ báo lớn nhất nước bị bắt giam và khởi tố vì những bài viết về vụ tham nhũng đánh bạc PUM18. AFP PHOTO.
Cho đến nay, vụ Nguyễn Việt Tiến có thể xem là chấm dứt. Tuy nhiên, dư âm vụ PMU 18 vẫn còn, và ít nhất cũng vẫn còn cho đến khi hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải được mang ra xét xử.

Sẽ còn nhiều bất thường khác

Nhận định về việc 2 nhà báo, một của Thanh Niên, một của Tuổi Trẻ, bị bắt vì đưa tin trong vụ tham nhũng PMU 18, nhà thơ Bùi Chí Vinh từng đưa ra nhận định:

“Họ là công chức nhà nước, nên đây là chuyện xử lý nội bộ của nhà nước. Những phóng viên đó đều là đảng viên. Về mặt Đảng, họ làm gì sai thì Đảng biết và Đảng xử lý.”

Trong khi đó, một nhà báo khác thì nhận định rằng vụ bắt này cho thấy sự phân hoá giữa hai mảng an ninh và cảnh sát thuộc Bộ Công An.


“Về mặt kỹ thuật, có một số điểm bất thường. Ở Việt Nam, Bộ Công An có hai mảng rõ rệt. Một mảng là An Ninh; một mảng là Cảnh Sát. Mỗi một cơ quan điều tra của từng mảng thì họ chịu trách nhiệm điều tra về từng chương có liên quan trong bộ luật hình sự. Trách nhiệm điều tra của Cục An Ninh Điều Tra là những tội qui định trong chương về các tội vi phạm an ninh quốc gia.

Tương tự, quyền của Cục Cảnh Sát Điều Tra nằm trong chương trách nhiệm an toàn xã hội. Tội mà cơ quan an ninh điều tra khởi tố hai phóng viên Thanh Niên và Tuổi Trẻ nằm trong chương liên quan đến trật tự và an toàn xã hội. Cho nên chuyện Tổng Cục Cảnh Sát Điều Tra điều tra vụ PMU 18 và An Ninh Điều Tra điều tra các nhà báo đưa tin vụ PMU 18 là điều bất thường.”

Nguồn tin từ Hà Nội cho biết sẽ có tối thiểu 2 phóng viên nữa bị bắt và xử chung với 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến. Các phóng viên nằm trong danh sách bị bắt là người của 2 tờ báo lớn tại Hà Nội.

Cách xử vụ này sẽ tái định hướng dư luận đối với PMU 18, đồng thời cũng là một tín hiệu dự đoán báo chí sẽ bị xiết chặt hoặc được thả lỏng như thế nào trong tương lai.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1331 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 7
Khách: 7
Thành Viên: 0