Giới
lướt net và bloggers Việt đang bàn tán xôn xao trước việc Chính phủ
Việt Nam lại đưa ra thêm một biện pháp nữa để kiểm soát nhu cầu trao
đổi thông tin của người dân.
Nghị Định 97/2008/NĐ-CP của chính phủ vừa ban hành về sử dụng và thông
tin trên internet, bao gồm các điều khoản cấm lợi dụng internet để gọi
là chống lại nhà nước, gây phương hại an ninh quốc gia, an toàn xã hội.
Trà Mi ghi nhận ý
kiến và phản ứng của một số người thường xuyên sử dụng internet và
giới blogger trong nước.
Nghị định mới ban
hành gây nhiều tranh cãi trong dư luận chẳng kém gì các nghị định trước đây về
tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với người sử dụng net, như yêu cầu khách
hàng phải trình chứng minh thư tại các dịch vụ net, hay buộc các chủ hàng net
phải khoá chặn và kiểm soát khách hàng khi họ truy cập internet.v.v...
Và cũng giống như
những lần trước, nghị định này cũng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của không ít
người thường xuyên lướt net, vì theo họ, đây là một công cụ giới hạn quyền tự
do truy cập, phổ biến thông tin và bày tỏ quan điểm của công dân trong thời đại
toàn cầu hoá.
Phản ứng của giới sử dụng net
Một blogger tại
Miền Nam không chút ngần ngại cho biết cảm nghĩ của anh khi nghe đến nghị định
này:
"Là một cư dân trong nước em cho rằng đó là
một quan điểm ngu muội. Bản thân em thì em không ủng hộ. Em cho rằng chính phủ
đang vi phạm nếu như cấm cái quyền nói lên tiếng nói của mình cũng như là cái
cảm nhận của một con nguời.
Đất nước cần nhiều nguồn tin để phát triển, chúng
ta cần phải tiếp nhận những thông tin nhiều chiều và bày tỏ quan điểm của mình
để mà thấy rằng chúng ta đang ở đâu và chúng ta cần phải làm gì. Và bờ-lốc là
một trong những phương tiện để thể hiện quan điểm."
Một cư dân mạng
từ miền Trung chia sẻ quan điểm:
"Giờ người ta đưa ra nghị định đó
để hợp thức hoá dễ dàng việc xử lý những người có tư tưởng khác với tư
tưởng của nhà cầm quyền và khác với đường hướng lãnh đạo của đảng cộng sản.
Thật sự thì những cái điều mà người ta viết trên blog không phải là chống lại
nhà nước mà nó nêu ra những mặt trái của nhà nước, những mặt trái của xã hội,
những cái cần phải sửa chửa, những cái cần phải thay đổi để làm cho xã hội này
tốt lên.
Còn nếu mà những thông tin nếu mà nó gây ảnh hưởng tới vấn đề an ninh
quốc gia chẳng hạn như là kích động, hoặc là khủng bố, hoặc là như thế nào đó,
thì có thể tôi đồng ý với vấn đề đó với nhà nước. Còn những vấn đề nhằm thúc
đẩy cái xã hội này phát triển hơn, tự do dân chủ hơn, tự do ngôn luận và
tự do tôn giáo thì những cái điều đề đó cần phải thoát ly hơn.
Còn
thế nào gọi là chống lại nhà nước, thế nào là có sự suy nghĩ khác biệt đối với
nhà nước, hai cái đó là hai mệnh đề đó khác nhau, người ta cố gắng lập
lờ nó đi. Nước Việt Nam hiện giờ cũng chỉ có một nhóm người lãnh đạo
một đường hướng duy nhứt như vậy, áp đặt người ta đi theo cái sự suy
nghĩ cuả họ."
Anh bạn trẻ này
cũng bày tỏ bức xúc về sự khác biệt giữa Việt Nam với các nước dân chủ, tiến bộ
trên thế giới khi có quá nhiều nghị định cấm đoán và giới hạn người dân:
"Những nước phát triển họ đi đúng theo
những cái gì mà trong hiến pháp và pháp luật của họ, nhất là quyền con người,
còn ở Việt Nam thì nó không có điều đó. Bản thân tôi thì tôi không hài
lòng với cái sự khác biệt đó.
Ở Việt Nam hiện giờ là luật thì
giậm chân lên hiến pháp mà nghị định lại giậm chân lên luật, rồi thì thông tư
rồi thì đủ thứ các cái mà nó ràng buộc người dân ở trong một cái khuôn khổ chật
hẹp."
Còn thế nào gọi
là chống lại nhà nước, thế nào là có sự suy nghĩ khác biệt đối với nhà nước,
hai cái đó là hai mệnh đề đó khác nhau, người ta cố gắng lập
lờ nó đi. Nước Việt Nam hiện giờ cũng chỉ có một nhóm người lãnh đạo
một đường hướng duy nhứt như vậy, áp đặt người ta đi theo cái sự suy
nghĩ cuả họ.
Một cư dân mạng miền Trung
Một blogger ở
Miền Bắc góp ý kiến:
"Quan điểm cá nhân của tôi là bất cứ cái gì
liên quan đến cái quyền của một con người thì cấm đó là một cái biểu hiện không
được văn minh lắm.
Tôi cũng không hiểu người ta định nghĩa như thế nào là phương
hại đến an ninh hay là chống lại quốc gia thì cũng phải tuỳ trường hợp. Cá nhân
tôi thì tôi cực kỳ phản đối.
Quyền tự do là quan trọng nhất. Cái
nghị định, cái thông tư đó chính bản thân nó lại vi phạm luật. Chính nó lại
chỏi cái luật, vi hiến pháp. Hình như các quốc gia khác không có đâu."
Thế nào là chống nhà nước?
Xem chừng nội
dung gây phản ứng gay gắt nhất trong cộng đồng cư dân mạng đối với nghị định 97
của Thủ Tướng chính phủ vừa ban hành chính là ở điểm "cấm các hành vi sử
dụng internet vào mục đích chống lại nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Thế nhưng,
như thế nào được xem là "chống nhà nước" hay "gây phương hại đến
an ninh quốc gia" vẫn là một vấn đề đầy tranh cãi.
Luật sư Trần Vũ
Hải ở Hà Nội, người từng tham gia các vụ án chính trị về tội "tuyên truyền
chống phá nhà nước" khi được hỏi ý kiến về nghị định bày, phát
biểu:
"Chống nhà nước, an ninh quốc gia v.v. là
những cái định nghĩa chung chung. Bất kỳ văn bản nào của Việt Nam cũng hay
có những cái đấy, chứ còn thế nào là nói xấu một mức nào, ví dụ người
ta nói đúng sự thật thì có phải nói xấu hay không chứ?
Nói vu khống hay chỉ nói
đúng sự thật là câu chuyện cần bàn. Và tôi cảm tưởng rằng đây cũng là một
công cụ để có cơ sở để áp dụng một biện pháp nào đấy. Người dân khi mà bị chận
đứng một cái quyền tự do nào đấy của mình, họ vẫn có quyền kiện ngược lại chính
quyền là họ đã vi phạm cái quyền tự do của tôi theo hiến pháp và theo
luật. Nhưng mà đáng tiếc là trên việc này chưa có, không có vụ việc nào
xảy ra, chỉ có vấn đề là kích động bạo lực.
Còn cái quyền tự do của tôi, tôi
nhận định về ông thủ tướng, tôi bảo ông thủ tướng làm không được việc, tôi bảo
bộ trưởng này làm kém, đại khái đó là quyền phát biểu tự do của tôi, anh không
thể nào phạt tôi được.
Luật pháp của Việt Nam vẫn tự do, vẫn còn được phép,
nhưng mà người ta đưa ra những nhóm chữ chung chung như an ninh quốc gia, nói
xấu lãnh đạo v.v. là người ta không hạn chế."
Chống nhà nước,
an ninh quốc gia v.v. là những cái định nghĩa chung chung. Bất kỳ văn bản
nào của Việt Nam cũng hay có những cái đấy, chứ còn thế nào là nói xấu một mức
nào, ví dụ người ta nói đúng sự thật thì có phải nói xấu hay không
chứ? Nói vu khống hay chỉ nói đúng sự thật là câu chuyện cần bàn.
Luật sư Trần Vũ Hải, Hà Nội
Nhiều người cho
rằng luật Việt Nam, tội nói xấu hay chống lại nhà nước đã có những điều khoản
trừng phạt khá nặng tay, và nghị định 97 mới công bố chỉ là một bằng chứng tái
khẳng định, hoặc bổ sung thêm những trói buộc gắt gao của chính phủ đối với các
nhân quyền căn bản của người dân vốn đã được quy định trong Hiến pháp cũng
như được nhà nước cam kết với quốc tế, như ý kiến của luật sư Thanh Hải
tại Sài Gòn:
"Góc nhìn của người luật sư thì nói xấu
xuyên tạc nhà nước thì cái chuyện này nó không cần thiết phải có một nghị định
mà luật pháp đã có sẵn rồi. Tổ 2 điều luật thứ nhất là điều 88 là "tuyên
truyền chống nhà nước", điều luật thứ hai là "lợi dụng các quyền tự
do dân chủ" thì trong đó có quyền tự do ngôn luận để chống nhà nước, đã có
sẵn hai cái luật như thế.
Những cái người đã từng bị bắt về những tội danh
chống nhà nước thì hầu như người ta không chứng minh được mà người ta vẫn bắt
bỏ tù. Hai cái luật đó nó đã đủ nặng nề rồi chứ không cần thiết phải có nghị
định nữa để răn đe cái chuyện đó nữa. Đấy chẳng qua nó là một sự đe
doạ hoặc một sự răn đe nặng hơn thôi."
Trà Mi vừa ghi
nhận một vài phản hồi của giới sử dụng net tại Việt Nam liên quan nghị định
97/2008/NĐ-CP về quản lý thông tin điện tử trên internet mà thủ tướng vừa ký
ban hành.
Quan điểm của quý thính giả như thế nào? Xin hãy chia sẻ với chúng
tôi qua địa chỉ vietweb@rfa.org
hoặc hộp thư thoại 001-202-530-7775.