Sau
khi xin phép đi biểu tình mà bị từ chối, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và
cô Phạm Thanh Nghiên đã khiếu nại nhưng không được trả lời.
Photo courtesy of Hội Dân Oan Việt Nam
Dân oan tỉnh Bắc Ninh ngồi chia nhau ít cơm nắm khi đi khiếu kiện.
Theo luật quy định thì sau 30 ngày mà không được trả lời thì có thể
khiếu kiện về hành vi hành chánh đó. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2008 luật
sư Lê Trần Luật đã hướng dẫn 2 nhà dân chủ này nộp đơn khởi kiện tại
tòa án hành chánh của thành phố Hà Nội.
Sau đây là cuộc nói chuyện của luật sư Lê Trần Luật và phóng viên Hiền Vy.
Luật sư Lê Trần Luật: Sau
khi chờ một tháng, không thấy họ trả lời, ông Nghĩa và cô Nghiên đã khởi kiện
ra toà án hành chánh của tòa án nhân dân Hà Nội, khoảng chỉ 3 ngày sau thì tòa
trả lại đơn, cho rằng không thuộc thẩm quyền của tòa. Tôi tự hỏi nếu không phải
thẩm quyền của tòa thì là thẩm quyền của ai bởi vì chức năng của tòa là giải
quyết những xung đột của xã hội, vậy thì bất cứ một xung đột nào trong xã hội,
tòa cũng phải có nhiệm vụ giải quyết. Người
ta xin cơ quan hành chánh cho đi biểu tình thì không cho, kiện ra tòa thì không
được, vậy thì ghi quyền biểu tình trong điều 69 để làm gì?
Hiền Vy: Thưa như vậy thì cô Thanh Nghiên và luật sư sẽ làm gì
kế tiếp ạ?
Mình
xin biểu tình ở một cơ quan hành chánh thì người ta không cho. Mình khiếu nại,
người ta không trả lời. Mình kiện ra tòa thì tòa nói không thuộc thẩm quyền,
như vậy thì có phải người ta cố tình từ chối cái quyền biểu tình hay không. Bản chất của vấn đề nó nằm ở chỗ là nhà cầm
quyền không muốn cho người dân có quyền biểu tình này và tòa án ngụy biện là
không thuộc thẩm quyền của mình. Như vậy thì ghi nhận quyền biểu tình trong hiến
pháp để làm cái gì?
Luật sư Lê Trần Luật
Ngụy biện và mị dân?
Luật sư Lê Trần Luật: Thật
sự là người ta đã từ chối tất cả. Mình xin biểu tình ở một cơ quan hành chánh
thì người ta không cho. Mình khiếu nại, người ta không trả lời. Mình kiện ra
tòa thì tòa nói không thuộc thẩm quyền, như vậy thì có phải người ta cố tình từ
chối cái quyền biểu tình hay không.
Bản
chất của vấn đề nó nằm ở chỗ là nhà cầm quyền không muốn cho người dân có quyền
biểu tình này và tòa án ngụy biện là không thuộc thẩm quyền của mình. Như vậy
thì ghi nhận quyền biểu tình trong hiến pháp để làm cái gì ?
Sắp
tới tôi sẽ làm một bản kiến nghị cho ông Nghĩa và cô Nghiên gửi cho các đại biểu
quốc hội, rằng hãy xóa bỏ quyền biểu tình trong hiến pháp vì hiến pháp ghi những
điều tốt đẹp như thế mà không thực hiện thì ghi làm cái gì.
Nếu
như không tổ chức được cái quyền đã ghi trong điều 69 đó thì hãy xóa bỏ điều đó,
ghi như thế là một điều mị dân.
Hiền Vy: Thưa, như vậy là trong hiến pháp, điều 69, người dân
có quyền được đi biểu tình nhưng qua những gì đã xảy ra thì quyền đó chỉ có
trên giấy tờ thôi, phải không ạ?
Luật sư Lê Trần Luật: Vâng,
bây giờ thì chúng tôi đã có đầy đủ chứng cớ để chứng minh rằng nhà cầm quyền
ghi điều đó trong hiến pháp nhưng không thực hiện trên thực tế. Nếu chúng tôi
không xin phép biểu tình thì nhà cầm quyền có thể bảo rằng tại người dân ViệtNam
không xin biểu tình, chứ nếu xin thì sẽ được. Bây giờ chúng tôi đã xin, nhưng lại
bị từ chối. Họ có thể lập luận là từ chối thì anh có quyền khởi kiện lên tòa
coi ai đúng ai sai.
Chúng tôi cũng đã khởi kiện lên tòa thì tòa lại bảo là tòa
không thuộc thẩm quyền. Như thế có phải là họ cố tình từ chối cái quyền này
không. Tôi sẽ kiến nghị tất cả các đại biểu quốc hội Việt Nam hãy xoá bỏ hoặc sửa
chữa thế nào đó hay bỏ cái quyền biểu tình ra bên ngoài bởi vì chúng tôi có bằng
chứng là nhà cầm quyền không cho biểu tình thì đừng ghi quyền đó vào.
Tự do, dân chủ, nhân quyền?
Hiền Vy: Ngày 2 tháng 9 là kỷ niệm 63 năm của bản Tuyên Ngôn Độc
Lập, nội dung trong đó có nhiều điều rất
lý tưởng, thưa ông, tại ViệtNam bây giờ có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc như trong bản tuyên ngôn nói không?
Luật sư Lê Trần Luật: Thực
sự ở ViệtNam có quyền tự do ngôn luận hay không ? Không có! Quyền biểu tình có
không ? Không có! Tôi có cảm giác nhà cầm quyền Việt Nam lôi tất cả những cái
điều luật tốt đẹp nào trên thế giới đã có, chép vào trong hiến pháp của mình để
mị dân chứ không tổ chức thực hiện. Rất nhiều nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt
vì bị cho là tuyên truyền chống chế độ hoặc là đã lợi dụng quyền tự do dân chủ.
Rồi
quyền bầu cử có không? Không có! Quyền tự ứng cử có không ? Rất nhiều người tự ứng
cử, thì nhà cầm quyền cho rằng họ bị tâm thần, kiếm cách này cách khác chuyển
những người này vào nhà thương điên. Rồi quyền biểu tình thì xin phép không
cho, kiện thì không được. Ghi những quyền này trong hiến pháp nguy hiểm ở chỗ
là người dân nghĩ rằng hiến pháp đã qui định cho mình quyền đó thì người dân bắt
đầu thực hiện quyền đó, mà thực hiện không khéo thì sẽ bị truy bắt. Như vậy có
phải là vừa mị dân, vừa bẫy dân vào con đường phạm tội hay không.
Hiền Vy: Thưa, theo luật sư, nếu có tự do, nếu có dân chủ và nếu
có nhân quyền thì có lợi gì cho nhà nước và có hại gì cho nhà nước, nếu những
quyền đó thực sự có ở ViệtNam?
Luật sư Lê Trần Luật: Bất
kỳ một nhà nước nào cũng hướng tới tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Một
nhà nước không hướng tới những điều đó thì không thể gọi là nhà nước mà phải gọi
là một nhóm người cầm quyền, một đảng nào đó cai trị người dân, chứ không phải
nhà nước. Tất cả sự tự do dân chủ đều mang lại lợi ích cho nhà nước.
Hiền Vy: Trong lần trước, ông có nói là tại ViệtNam quyền lực đang
khống chế pháp luật, thì vai trò của người luật sư trong xã hội ViêtNam bây giờ
như thế nào, thưa ông?
Thực
sự ở ViệtNam có quyền tự do ngôn luận hay không ? Không có! Quyền biểu tình có
không ? Không có! Tôi có cảm giác nhà cầm quyền Việt Nam lôi tất cả những cái
điều luật tốt đẹp nào trên thế giới đã có, chép vào trong hiến pháp của mình để
mị dân chứ không tổ chức thực hiện.
Luật sư Lê Trần Luật
Luật sư Lê Trần Luật: Vai
trò của người luật sư tại ViệtNam rất thấp, hầu như tất cả các cơ quan trong bộ
máy của nhà nước đánh giá cái vai trò này rất thấp vì người ta không coi luật
pháp ra gì hết. Người ta làm theo sự chỉ đạo của Đảng, nói chung, Đảng chỉ đạo
thì bất chấp luật pháp như thế nào.
Tất cả những người thực thi pháp luật này
có một chỗ để dựa lưng, đó là Đảng Cộng Sản. Họ dựa vào đó, cái gì mà ý của Đảng
rồi thì pháp luật không ý nghĩa gì.
Hiền Vy: Thưa ông có gì muốn chia sẻ với thính giả của đài Á Châu
Tự Do không ạ?
Luật sư Lê Trần Luật: Chúng
tôi không phải đấu tranh để đòi này đòi kia, mà chúng tôi đang đấu tranh với
quyền lực và phương pháp đấu tranh trong thời điểm này phương pháp đấu tranh bất
bạo động. Vũ khí bất bạo động chính là công luận mà một trong những phương cách
của công luận chính là truyền thông, và tôi chỉ có nhắn gửi với giới truyền thông
và quí vị nghe đài là hãy lên tiếng, lên tiếng vì sự phát triển, vì sự độc lập và
tự do của đất nước, của dân tộc mình.