Ronald Bruce St John Bài viết cho BBC Tiếng Việt
|
|
|
|
Việt Nam được xem là câu chuyện thành công trong mấy năm qua |
Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt sau khi ký hiệp định thương mại song phương với
Hoa Kỳ và Mỹ trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).
Mặc
dù kinh tế nở rộ, nhưng tiến trình phát triển kinh tế không đồng đều.
Tất cả người dân đều được hưởng ít nhiều từ tỉ lệ tăng trưởng, nhưng
ngày càng có khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, người giàu và người
nghèo, người có quyền và người không quyền.
Đảng Cộng
sản có thể chỉ ra vài thành công hạn chế của chống tham nhũng, nhưng để
chống tham nhũng thì cần những thay đổi sâu rộng về trách nhiệm giải
trình của viên chức, sự minh bạch trong quyết định của chính phủ - đều
là những điều mà Đảng không thể hoặc không muốn làm.
Xã
hội Việt Nam hiện đại nổi bật bởi sự đối lập giữa cởi mở kinh tế và đàn
áp chính trị, hiện đại và truyền thống, chủ nghĩa tư bản và cộng sản.
Một hệ thống tinh hoa cứng nhắc, quyết tâm duy trì quyền lực, đã thành
công đến giờ trong việc bảo đảm vị trí bằng những quyết định kinh tế
khá tốt.
Đảng có vẻ đã đưa ra một thỏa thuận ngầm với dân – quý vị có cơ hội làm giàu, và hãy để chúng tôi giữ sự kiểm soát chính trị
tuyệt đối.
Từ phép thần đến ảo ảnh
Năm nay, một trong những câu chuyện kinh tế thành công nhất khu vực đang có nguy cơ trở thành một trong những thất bại lớn
nhất.
Vì giá thực phẩm, nhà cửa, xăng dầu tăng cao, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam lên tới 27% tháng Bảy, cao nhất từ 17 năm qua.
Mới đây chính phủ tăng giá xăng dầu, quay ngoắt lại lời hứa là giữ nguyên giá cả cho đến hết năm.
|
|
Quyết định tăng giá xăng dầu không được lòng dân |
Quyết định mất lòng dân này sẽ đưa giá dầu trong nước gần hơn với giá thế giới, nhưng nó cũng sẽ tiếp tục đẩy lạm phát lên
cao. Một số kinh tế gia nay dự đoán lạm phát cả năm có thể vượt mức 30%.
Đồng thời, lại đang có thâm hụt mậu dịch khổng lồ vì tình trạng nhập siêu.
Bong bóng bất động sản nay đe dọa sắp vỡ, mà nếu xảy ra, sẽ đem tới hậu quả khôn lường cho các ngân hàng nội địa.
Bổ sung thêm tỉ lệ đầu tư nước ngoài giảm đáng kể và giá chứng khoán trong nước giảm, và ta thấy một cơn bão kinh tế gần hoàn
hảo.
Các nhà quan sát cho rằng nguyên nhân thất bát là sự thiếu quản lý, và những chính sách nhấn mạnh thành tích ngắn hạn thay
vì ổn định kinh tế vĩ mô trung hạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong trung tâm trận bão.
Lên
chức năm 2006, ông là thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Khi đó
gốc rễ miền Nam của ông, một khu vực thấm đậm chất tư bản hơn, đã được
nhiều người xem là thể hiện việc Đảng chấp thuận cải tổ kinh tế, tài
chính nhanh và rộng hơn.
Về mặt chính sách, ông Dũng đã hành động như trông chờ, xem cải tổ kinh tế và chống tham nhũng là ưu tiên.
Nhưng trong quá trình làm thủ tướng, phong cách quản lý đậm tính cá nhân và không cần đồng thuận của ông đã làm mất lòng ban
lãnh đạo lớn tuổi trong Đảng và ở các tỉnh.
Các nhóm bảo thủ đã chặn nỗ lực của ông Dũng muốn bổ nhiệm các đồ đệ trẻ hơn, phóng khoáng hơn vào các vị trí có ảnh hưởng.
Được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dẫn dắt, phe bảo thủ chiếm ưu thế trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.
Canh bạc chính trị
Vật giá leo thang, cùng giá xăng dầu tăng mới đây, dẫn tới sự bất bình trong dân chúng.
Những người nghèo, thua thiệt khốn đốn nhất bởi lương bổng, thu nhập bị trôi đi trong cơn lũ lạm phát.
Một thập niên trước, suy giảm kinh tế đã tạo nên bất ổn kinh tế xã hội trên toàn quốc.
Nhận thức rõ lịch sử, chính phủ và Đảng rất lo ngại sự bức bối trong dân chúng có thể lại đưa tới bất ổn.
|
Bất ổn xã hội gia tăng từ giảm sút kinh tế có thể dẫn tới một số cải thiện bề ngoài về nhân quyền và chính trị.
|
Cách phản ứng của ông Dũng là kêu gọi thắt lưng buộc bụng, và đưa ra chính sách tiền tệ nghiêm khắc hơn.
Đây có thể là liều thuốc kinh tế đúng, nhưng với nhiều người Việt, thuốc đắng có khi còn tệ hơn căn bệnh.
Trong khi tương lai Thủ tướng Dũng không chắc chắn, khủng hoảng hiện nay chắc chắn củng cố thêm ảnh hưởng vốn đã đáng kể của
lực lượng bảo thủ trong Đảng.
Điều đó sẽ làm chậm lại cải cách kinh tế, và làm cải tổ chính trị càng khó xảy ra.
Bất ổn xã hội gia tăng từ giảm sút kinh tế có thể dẫn tới một số cải thiện bề ngoài về nhân quyền và chính trị.
Nhưng viễn cảnh có thay đổi thực sự có ý nghĩa và lâu bền thì không rõ.
Về phía mình, mục tiêu tối hậu của chính quyền ít ra là trong tương lai gần vẫn là kiểm soát quyền lực và
phục hồi ổn định kinh tế và chính trị.
Ronald
Bruce St John từng làm tư vấn và nghiên cứu ở Việt Nam từ thập
niên 70. Cuốn sách mới nhất của ông về Đông Nam Á là
"Revolution, Reform, and Regionalism in Southeast Asia: Cambodia, Laos,
and Vietnam", xuất bản ở Singapore năm na
|