Theo
bảng chào giá ngày 11/9 trên mạng lúa gạo quốc tế, gạo 25% tấm của VN
chỉ còn 500 đô la một tấn, loại gạo ngon 5% tấm cũng chỉ báo giá 550 đô
la/tấn giảm 70 đô la so với hai tuần trước. Sự kiện này phản ánh tình
trạng hàng triệu tấn lúa ở miền tây nam bộ đang bị ép giá và khó tiêu
thụ, ảnh hưởng đời sống người dân .
Giá
lúa giảm đến mức thấp nhất
Nông
dân 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chất
đống các bao lúa của vụ hè thu vừa thu hoạch xong. Giá lúa tiếp
tục giảm đến mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Anh Ba một trung nông của
vựa lúa miền tây mô tả tình trạng đầy khó khăn mà ngừời nông dân đang
hứng chịu:
“
Hôm nay 9 tây giá lúa còn có 4.000đ/kg, hỏi anh làm sao bán được…họ mua
mà số lượng ít lắm, hồi trước ghe thì một con kênh chỗ tôi mỗi ngày khoảng ba chục chiếc ghe thì bây giờ chỉ còn ba chiếc, rất là ít thành
thử họ ép giá tới mức đó.”
Nông
dân 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chất
đống các bao lúa của vụ hè thu vừa thu hoạch xong. Giá lúa tiếp
tục giảm đến mức thấp nhất
Báo
Tiền Phong Online còn đưa ra số liệu bi quan hơn, theo đó vào ngày 7/9/2008
nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân chỉ bán được lúa khô với giá
3.700đ/kg và lúa tươi với giá 2.800đ/kg.
Với
giá lúa như thế các hộ trồng lúa gần như hoà vốn, vì các chuyên gia tính toán
rằng, giá thành 1kg lúa vụ hè thu cũng
mấp mé mức giá lúa.
Báo
đài Nhà nước đưa tin sai
Người
nông dân đồng bằng sông Cửu Long cho rằng mình được cung cấp thông tin sai lầm,
khi báo đài Nhà nước đưa tin chính phủ chỉ đạo doanh nghiệp mua 4
triệu tấn lúa cho dân với giá 5.000đ trở
lên:
“
Tình hình bây giờ bán không được nữa, nông dân bị khó khăn vì cái giá như
thế, khó khăn quá cách đây chừng hai tháng chính phủ cho giá
5.000đ, thông tin vô tình làm khó tụi
tui. Phải chi đừng có cái thông tin đó thì khi thu hoạch xong, lúc đó giá 4.700đ,
4.800đ/kg mình đã bán rồi. Ông nào cũng
chờ nhưng mà thương lái trả chưa được giá đó thành thử không ai bán, đến thời
điểm này nó lại càng sụt thêm nữa, thử
hỏi làm sao mà bán được.”
Các
chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn
tới tình trạng thị trường lúa gạo trầm lắng.
“ Nông dân kêu trời không thấu luôn, phải
chịu mà chưa biết tính làm sao. Anh biết không, bây giờ có một số nhà bây giờ
đại lý vật tư vô tới nhà để xiết nợ. Đó là tôi thấy ở chính địa phương tôi đó.”
Cấm
xuất khẩu lúc giá lúa thế giới lên cao
Như
chuyện dự báo sai, chính phủ cấm xuất khẩu trong ba tháng từ tháng 4 đến
tháng 7 bỏ lỡ cơ hội bán gạo với giá cao nhất hơn 1 ngàn đô la tấn, đến sự kiện
giá thế giới đang giảm nhanh, đầu ra bế tắc, lãi suất ngân hàng quá cao doanh
nghiệp khó tiếp cận tín dụng, cũng như chuyện các công ty lương thực không
có khả năng mua gạo để trữ, chưa kể tình
trạng kho chứa nhỏ hẹp, lại đang tồn nhiều gạo mua từ thời gian vụ đông xuân đầu năm. TS Lê Văn
Bảnh Viện Trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“ Nhà nước đang đưa ra nhiều giải pháp,
nhưng thực chất tình trạng này có thể kéo dài, làm cho người dân cũng có bị
thiệt trong vấn đề sản xuất lúa gạo.”
Có
những ước tính cho rằng vài triệu tấn
lúa đang tồn đọng trong dân và tình
trạng này gây khó khăn nghiêm trọng cho các nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Người
trồng lúa cho chúng tôi biết.
Nông
dân kêu trời
“ Nông dân kêu trời không thấu luôn, phải
chịu mà chưa biết tính làm sao. Anh biết không, bây giờ có một số nhà bây giờ
đại lý vật tư vô tới nhà để xiết nợ. Đó là tôi thấy ở chính địa phương tôi đó.”
Trước
tình hình bế tắc, ngày 10/9 Bộ Công Thương đề nghị Hiệp Hội Lương Thực VN làm mọi cách
đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tìm thêm thị trường mới, cũng như nhanh chóng thương thảo thêm các hợp đồng cấp
chính phủ. Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ Tướng chỉ đạo Hiệp hội lương thực
VN điều hoà tiến độ giao hàng từ nay đến cuối năm, đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu
định hướng trọn năm là 4 triệu 500 ngàn tấn gạo, không đặt hạn mức từng tháng.
Theo
tin chúng tôi nhận được, có khả năng chính phủ sẽ cho xuất khẩu nhiều hơn chỉ tiêu từ 500 ngàn
tới 1 triệu tấn gạo nữa.
Về
vấn đề dự báo, TS Lê Văn Bảnh viện trưởng viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
đưa ra nhận xét:
“
Theo báo cáo của thống kê thì có những sai biệt so với thực tế và có những cái
không kịp thời nữa. Thành ra chính những cái đó cũng là yếu tố làm cho dự báo
không chính xác. Thí dụ như hiện nay nói còn 4 triệu tấn lúa của dân, thực chất
là bao nhiêu thì cũng là một con số chưa chính xác. Khâu tính toán thống kê, ước
lượng dự báo…không phải là khó lắm nhưng vì cái hệ thống…thấy rằng cái này có
vấn đề cần phải chấn chỉnh để cho nó chính xác hơn thì cái dự báo mới
tốt.”
các bộ ngành hữu quan đã tính toán theo
phương pháp lạc hậu cho ra các số liệu không đúng thực tế.
Thanh Niên Online
Mặt
khác báo Thanh Niên Online nhận định, các bộ ngành hữu quan đã tính toán theo
phương pháp lạc hậu cho ra các số liệu không đúng thực tế. Tờ báo dẫn các số
liệu cho rằng hiện nay VN đang dư thừa
gạo và có khả năng xuất khẩu 10 triệu tấn gạo thay vì 4 triệu 500 ngàn tấn như
định hướng.
Tuy
vậy nhiều chuyên gia thị trường cho rằng,
gạo VN đang bị bạn hàng nước ngoài ép giá vì họ nắm vững tình hình lúa
hè thu được mùa và tình trạng lúa ế
tồn đọng quá lớn ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long.