Thứ Ba, 2024-11-05, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 13 » Thất vọng về Thứ trưởng Mỹ'
12:49 PM
Thất vọng về Thứ trưởng Mỹ'
 BBC
 
Nguyễn Khắc Toàn
Thời gian quản chế với ông Toàn kết thúc vào tháng Giêng 2008
Một nhà bất đồng chính kiến lâu năm nói ông thất vọng về những tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Negroponte khi ở thăm Hà Nội.

Thứ trưởng Mỹ, trong chuyến thăm và làm việc bốn ngày tại Việt Nam, nói với truyền thông rằng Việt Nam có bước chuyển đổi kinh tế ấn tượng.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu 12/9, tại Hà Nội, ông Negroponte thúc giục Việt Nam cải thiện tự do chính trị và cải cách hệ thống luật pháp.

Ông Nguyễn Khắc Toàn được trả tự do năm 2006 sau án tù bốn năm với tội danh "làm gián điệp cho nước ngoài".

Nói với đài BBC chiều thứ Sáu, ông Toàn nói những lời lẽ “né tránh” của chính phủ Mỹ không đủ để khuyến khích phong trào dân chủ ở Việt Nam.

Trước đó vào hôm 8 tháng Chín, ông Toàn đã có cuộc tiếp xúc với ông Christian Marchant của Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Theo ông Toàn, sau nhiều phút tranh luận giữa công an và ông Toàn, người đang bị quản chế sau án tù, phía an ninh đồng ý để nhà ngoại giao Mỹ và ông Toàn nói chuyện tại một quán cà phê gần nhà ông.

Nguyễn Khắc Toàn: Tại đây, do sự có mặt của an ninh, nên nội dung trao đổi giữa chúng tôi có phần hạn hẹp. Tuy nhiên, tôi trình bày những vi phạm nhân quyền, những cản trở cuộc sống của tôi. Quan trọng nhất, Sở Công an Hà Nội không cho tôi làm hộ chiếu qua Mỹ chữa bệnh theo lời mời của Hội Y khoa Việt Mỹ.

Tôi cũng nói với phía Mỹ rằng ở Việt Nam, muốn phát triển bền vững, chỉ có con đường dân chủ hóa.

Hơn 20 năm qua, Đảng Cộng sản đạt được một số thành tích, nhưng nó không xứng đáng với tiềm năng của dân tộc này.

Đảng vẫn duy trì đường lối chuyên chế thế này, thì đất nước không thể phát triển lành mạnh, và vẫn sẽ còn hố sâu ngăn cách trong vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc.

BBC:Khi anh trình bày những điều như vậy, phía Mỹ phản ứng như thế nào?

Chúng tôi nói chuyện hơn một giờ đồng hồ. Ông ta rất nhẹ nhàng lắng nghe, và ông nói, qua người phiên dịch và cũng tự nói bằng tiếng Việt, rằng tôi rất vui gặp anh, được anh chia sẻ hiểu biết về nhân quyền, dân chủ và những khó khăn của anh.

Ông ấy nói sẽ báo cáo với tòa đại sứ và bộ ngoại giao và mong tôi sớm có mặt ở Mỹ để chữa bệnh. Ông ấy nói hy vọng những tiến bộ dân chủ, nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo, sớm thành hiện thực.

Thứ trưởng Negroponte tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hà Nội

BBC:Anh có tin những điều người Mỹ hứa hẹn?

Cũng về phía tôi, tôi trả lời công cuộc dân chủ hóa ở Việt Nam rất cần hỗ trợ của chính phủ, quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ. Tôi hy vọng phía Mỹ sẽ có những xúc tiến, áp lực cụ thể với chính phủ Việt Nam.

BBC:Hôm thứ Sáu, tổ chức họp báo ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte nói ông lạc quan về mối quan hệ, đánh giá cao phát triển kinh tế. Ông cũng nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các quan chức Việt Nam, nhưng không đề cập trường hợp cụ thể nào. Anh có hy vọng lẽ ra Mỹ tuyên bố cứng rắn hơn không?

Tôi rất thất vọng về cuộc họp báo chung của ông Negroponte. Thông tin trên báo chí nhà nước cũng nói đúng như vậy. Phía Mỹ phải có những phát biểu kiên quyết hơn thì chính phủ Việt Nam mới ngần ngại khi đàn áp.

Mới tuần này, Việt Nam đã có chiến dịch bắt bớ một loạt các anh chị đấu tranh dân chủ, như Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, vân vân. Rõ ràng Việt Nam thách thức dư luận.

Chính phủ Mỹ cần nhận thức với Đảng Cộng sản Việt Nam, không nên dùng biện pháp nhẹ nhàng, lời lẽ ngoại giao có tính né tránh. Như vậy vô tình giúp chính quyền mạnh tay hơn với phong trào dân chủ trong nước. Những tuyên bố kiểu của ông Negroponte không làm họ lo ngại nữa.

BBC:Khi anh tiếp xúc với người Mỹ, anh có cảm thấy họ thực tâm chia sẻ những nhận định của anh không?

Chẳng hạn năm 2006, khi tôi mới ra tù, đã gặp ông bí thư thứ hai của sứ quán Mỹ. Ông ấy nói cuộc gặp lúc đó là để thu xếp cho tôi gặp đại sứ Michael Marine. Nhưng sau đó thăm dò chính phủ Việt Nam, họ ngần ngại và không tổ chức cuộc gặp.

 Một mặt gặp chúng tôi để động viên phong trào dân chủ, nhưng mặt khác, họ cũng tế nhị, né tránh không làm căng thẳng quan hệ giữa hai chính phủ
 

Bây giờ là những tuyên bố ngoại giao của ông Negroponte. Theo tôi, chính phủ Mỹ đã thực thi “Tiêu chuẩn kép”. Một mặt gặp chúng tôi để động viên phong trào dân chủ, nhưng mặt khác, họ cũng tế nhị, né tránh không làm căng thẳng quan hệ giữa hai chính phủ vì họ đang có lợi ích thương mại, buôn bán.

Cho nên, công cuộc dân chủ hóa dựa vào sự đấu tranh của dân tộc này là chính. Sự hỗ trợ của bên ngoài là phụ mà thôi.

BBC:Trong xã hội bây giờ, ai là những người ủng hộ các anh?

Thứ nhất là những người trí thức có lương tâm. Thứ hai là tầng lớp dân nghèo, người ở tầng lớp dưới, những người lao động, đồng bào dân oan. Sự ủng hộ hiện nay là một đợt sóng ngầm rất lớn đang lan tỏa trong xã hội.

Những người được hưởng lợi từ chế độ, ví dụ tầng lớp cán bộ đảng viên đang hưởng lợi ích thì họ dứt khoát không ủng hộ chúng tôi. Các doanh nhân gắn chặt với chính quyền, họ cũng không ủng hộ.

Trong giới quân đội, công an, lớp binh sĩ bên dưới, lương kém, bị chèn ép, họ cũng ủng hộ chúng tôi vì họ thiệt thòi trong công cuộc cải cách này.

BBC:Và anh có tin là cán cân sức mạnh sẽ thay đổi hay không?

Bao giờ cũng thế, bắt đầu là thiểu số “châu chấu đá xe”. Nhưng những người thiểu số đó nắm chân lý, lẽ phải. Tôi tin sẽ có những thời điểm lịch sử để giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi đặt ra.

Category: Chính trị | Views: 1171 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 518
Khách: 518
Thành Viên: 0