Trong
một nhận định được đưa ra gần đây, một giáo sư kinh tế Hoa Kỳ nói rằng,
dầu hỏa luôn là vấn đề khiến quan hệ Việt Nam và Trung Quốc “băng
lạnh.”
Photo courtesy of hoangsa.org
Thanh
niên Sinh viên Việt Nam biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội
hôm 9-12-2007, phản đối Bắc Kinh xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa.
Gần đây có tin tức là 2 chính phủ đã ký kết các thỏa thuận kinh tế,
trong đó có “hợp tác chiến lược giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập
Đoàn Trung Hoa Chiêu Thương Cục về hợp tác đầu tư.” Biên tập viên Thiện
Giao tìm hiểu và có bài trình bày sau đây.
Thỏa thuận “chiến lược”
Việt
Nam và Trung Quốc vừa ký kết biên bản “chiến lược” giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt
Nam và Tập Đoàn Trung Hoa Chiêu Thương Cục về hợp tác dầu khí.
Hợp
tác chiến lược liên quan đến dầu khí giữa 2 quốc gia Việt Nam – Trung Quốc chắc
hẳn sẽ tạo nhiều luồng dư luận khác nhau; vì một hợp tác như vậy liên quan trực
tiếp đến vấn đề chính trị và chủ quyền lãnh thổ.
Việt Nam là một nước nhỏ ở
sát nách một Trung Quốc khổng lồ nên không thể có thái độ khiêu khích đối với Trung
Quốc nhưng cũng phải cố bảo vệ độc lập chính trị và vẹn toàn lãnh thổ.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Mối
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, theo cách nhìn của một số nhà quan sát, là “ấm
áp” về mặt kinh tế, nhưng mỗi khi đụng chạm đến vấn đề dầu hỏa, mà qua đó là Biển
Đông, là Hoàng Sa và Trường Sa, thì lại trở nên “băng giá.”
Nhận định này đã từng
được tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư kinh tế, giảng dạy tại Đại Học University of California, Irvine, đưa ra trong lần trả
lời phỏng vấn gần đây.
“Rõ ràng là các hoạt động kinh tế đã và
đang giúp hâm nóng quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Nhưng hễ nhắc đến dầu lửa
thì mối quan hệ lại “băng giá.” Người Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam hồi thập niên 1970s khi hai miền Bắc – Nam Việt Nam có nội chiến.”
Tiến sĩ Navarro, chuyên viên
nghiên cứu về Trung Quốc, là tác giả của cuốn sách “The Coming China Wars” nói
rằng các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác khai thác tài
nguyên tại Biển Đông.
“Trong bài báo trên tờ Asia Times, tôi đã viết rằng, rất
tiếc là Trung Quốc, Việt Nam cùng một số quốc gia khác không hợp tác được tại
khu vực này, vì cả vùng đều rất cần dầu hỏa. Chẳng hạn trường hợp Việt Nam,
chúng ta thấy là giá dầu đã tăng rất cao gần đây. Như vậy, mối quan hệ về kinh
tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xem là tốt, nhưng khi nói đến dầu hỏa,
thì các mâu thuẫn lại hết sức căng thẳng.”
Bạc nhược chính trị!
Một số nhà quan sát trong nước,
mà cụ thể là một nhà báo, thì cho rằng quan niệm hợp tác thuần tuý kinh tế giữa
Việt Nam và Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trên biển có thể hiểu được cho những
ai không phải người Việt Nam. Nhưng đã là một người Việt Nam, theo nhà báo này,
thì một hợp tác như vậy “hợp lý về kinh tế nhưng bạc nhược về chính trị.”
Nhiều tháng qua, nhất là từ
những ngày cuối tháng 12 năm 2007, phong trào chống Trung Quốc ngày càng lên
cao tại Việt Nam. Cho đến những ngày gần đây, phong trào ấy lại nổi thành một
cao trào khi một trang mạng của Trung Quốc, có tên là sina.com, đăng tải một kế
hoạch dùng quân sự xâm lăng Việt Nam.
Trong một phát biểu trên đài
Á Châu Tự Do cách đây không lâu, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư Chính Trị Học
tại Đại Học George Mason, Hoa Kỳ, cũng đã đưa ra những nhận định về thái độ của
Việt Nam trong vai trò một láng giềng của Trung Quốc trong bối cảnh bang giao Việt
– Mỹ đang ngày càng phát triển.
“Việt Nam là một nước nhỏ ở sát nách một Trung Quốc khổng
lồ nên không thể có thái độ khiêu khích đối với Trung Quốc nhưng cũng phải cố bảo
vệ độc lập chính trị và vẹn toàn lãnh thổ.”
Đe nẹt trước khi thỏa thuận?
Cách đây không lâu, ngay sau
khi thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, thì
có tin công ty dầu hỏa Exxon Mobil của Mỹ có thể sẽ hợp tác với Việt Nam trong
việc thăm dò dầu khí tại các mỏ dầu ngoài khơi vùng biển miền Trung Việt Nam.
Trung Quốc không bao giờ để
cho bất cứ ai khai thác dầu tại đây. Để điều ấy xảy ra thì đó không phải là
Trung Quốc. Họ đã từng làm điều đó với Nhật Bản, cho đến khi họ đạt được một thỏa
thuận tốt hơn với Tokyo. Còn trước đó, họ dùng tàu chiến đe doạ Nhật Bản. Đối với
Việt Nam thì sao? Thẳng thắn mà nói, tôi tin là họ cũng sẽ dùng cách thức tương
tự.
Tiến sĩ Peter Navarro
Ngay lập tức, phía Trung Quốc
đã có phản ứng, bằng cách liên tục tạo áp lực lên Exxon Mobil, yêu cầu công ty
này rút lại những quyết định của mình.
Trước đó, một hãng dầu khác là
BP của Anh Quốc, cũng gặp phản ứng tương tự và cuối cùng phải bỏ cuộc nửa chừng
hồi năm ngoái.
Nhận định về sự cố Exxon
Mobil và BP, giáo sư Peter Navarro nói rằng cách thức của Trung Quốc luôn luôn
là “đe nẹt trước khi thỏa thuận,” và rằng Việt Nam rồi đây sẽ rơi vào trường hợp
tương tự Nhật Bản khi đi tìm một thỏa thuận với Trung Quốc liên quan đến khu vực
Biển Đông.
“Trung Quốc không bao giờ để cho bất cứ
ai khai thác dầu tại đây. Để điều ấy xảy ra thì đó không phải là Trung Quốc. Họ
đã từng làm điều đó với Nhật Bản, cho đến khi họ đạt được một thỏa thuận tốt
hơn với Tokyo. Còn trước đó, họ dùng tàu chiến đe doạ Nhật Bản. Đối với Việt
Nam thì sao? Thẳng thắn mà nói, tôi tin là họ cũng sẽ dùng cách thức tương tự.”
Thỏa
thuận “chiến lược” giữa Việt Nam và Trung Quốc về hợp tác dầu khí, có phải là hệ
quả của một “đe nẹt chiến thuật” hay không? Một số nhà báo tại Việt Nam cho rằng
cũng còn sớm để có thể nói về điều này, nhất là khi không có thông tin cho biết
sự hợp tác này có bao gồm việc khai thác dầu hỏa trên Biển Đông hay không.
Hợp
tác giữa Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập Đoàn Trung Hoa Chiêu Thương Cục chỉ
là một trong nhiều thỏa thuận được ký kết giữa 2 chính phủ, và được Bí Thư Tỉnh
Uỷ Quảng Đông loan báo trong một chuyến dẫn đầu 600 doanh nghiệp sang thăm Việt
Nam cách đây ít hôm.