Thứ Ba, 2024-11-05, 8:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 17 » Chính quyền cấp Xã: Bầu trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng!
8:31 AM
Chính quyền cấp Xã: Bầu trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng!
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-09-16

Chương trình thí điểm liên quan đến việc bãi bỏ cơ cấu Hội Đồng Nhân Dân cấp Quận, Huyện và bầu trực tiếp chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Xã, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng.

AFP PHOTO

Sinh hoạt dân chủ tại Việt Nam chỉ mang tính hình thức, quyền lực thật sự nằm trong tay đảng Cộng sản, mà đứng đầu là các Tổng Bí Thư.


Theo ý kiến kết luận mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc bầu lãnh đạo cấp Xã, phải làm rõ quan điểm “sự lãnh đạo của Đảng trong qui trình giới thiệu người ứng cử.”  Vậy thì, “sự lãnh đạo của Đảng” có mâu thuẫn với ý nghĩa “bầu cử trực tiếp” hay không?

Thí điểm bầu Chủ tịch Xã

Hồi trung tuần tháng Tám, Việt Nam cho biết sẽ chọn bốn thành phố trực thuộc trung ương cùng sáu tỉnh để thực hiện thí điểm xoá bỏ tổ chức Hội Đồng Nhân Dân cấp quận, huyện, đồng thời bầu trực tiếp chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân cấp Xã.

Những thông tin về các cải cách này tạo nên luồn dư luận tương đối tích cực về những cải tổ có thể có, không chỉ về mặt hành chánh mà còn về mặt chính trị, của Việt Nam.

Khái niệm tổng quát liên quan đến đề án thí điểm, có lẽ, tập trung vào một ý nghĩa duy nhất: dân chủ tập trung. Bỏ Hội Đồng Nhân Dân Quận Huyện, bầu trực tiếp Chủ Tịch Xã là duy trì “mối quan hệ trực tiếp với từng nhóm cử tri,” theo nhận định của luật sư Phạm Duy Nghĩa, từ Hà Nội:

Phải đợi cho đến khi có một chủ tịch xã được bầu lên bởi nhân dân, “dân chủ trực tiếp” mới thực sự được ứng dụng … Nếu đề án này được thông qua thì nó sẽ là một tín hiệu “cải cách”, vì không thể có một “chính quyền của dân” nếu chính quyền đó không “do dân.”

Nhà báo Huy Đức

“Bỏ Hội Đồng Nhân Dân Quận Huyện là để có dân chủ trực tiếp. Hội Đồng Nhân Dân nào tồn tại là khi họ có quan hệ trực tiếp với từng nhóm cử tri, ví dụ Hội Đồng Nhân Dân cấp Xã, Phường. Còn Quận Huyện thì không gắn trực tiếp với người dân.”

Đặc biệt liên quan đến thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Xã, dư luận cho rằng, đây có thể là thí điểm căn bản, đi từ cơ cấu chính quyền ở cấp thấp nhất. Nhà báo Huy Đức, trong một bài viết trên blog, đưa ra nhận định, rằng:

“…Phải đợi cho đến khi có một chủ tịch xã được bầu lên bởi nhân dân, “dân chủ trực tiếp” mới thực sự được ứng dụng … Nếu đề án này được thông qua thì nó sẽ là một tín hiệu “cải cách”, vì không thể có một “chính quyền của dân” nếu chính quyền đó không “do dân.””

Dân chủ đảng trị

Nhiều ý kiến cho rằng, thí điểm này, nếu được thực hiện, thì đó là một bước tiến dân chủ thể hiện ý chí chính trị của chính phủ Việt Nam.

Và cho đến hôm 15 tháng Chín, thì thông tin mới liên quan đến các cải cách vừa đề cập cho thấy còn quá sớm để có thể kỳ vọng vào một ý chí chính trị liên quan đến cải cách.

Ngày 15 tháng Chín, truyền thông trong nước cho biết, Văn Phòng Chính Phủ truyền đạt ý kiến của Thủ Tướng, “yêu cầu tập trung làm rõ quan điểm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quy trình giới thiệu người ứng cử và phê chuẩn kết quả bầu cử.”

Trong bài viết trên blog của nhà báo Huy Đức, điều này đã được nêu lên trước đây, nguyên văn “không đơn giản cứ để dân đi bỏ phiếu bầu là có được một chính quyền của dân, nếu trước khi bỏ phiếu, người dân không thấy, không biết, không nghe và không tin vào người mà họ đang được giao quyền lựa chọn…”

Một số người quan sát cho rằng, việc “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quy trình giới thiệu người ứng cử…” đã khiến chương trình thí điểm không còn hấp dẫn và không mới mẻ gì so với qui trình bầu cử trước đây.

Một nhà báo phân tích, rằng cần phân biệt ý nghĩa của hai hành động “bầu” và “bỏ phiếu thông qua” khi xét đến bản chất các cuộc bầu cử tại Việt Nam:

Dân chúng chỉ bầu Hội Đồng Nhân Dân. Còn quan chức chính quyền thì do Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân bỏ phiếu thông qua, chứ không phải bầu. Lý do là vì các viên chức chính quyền phải được giới thiệu, và sự giới thiệu họ phải được sự đồng ý của cấp uỷ đảng tương đương.

“Về nguyên tắc, dân chúng chỉ bầu Hội Đồng Nhân Dân. Còn quan chức chính quyền thì do Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân bỏ phiếu thông qua, chứ không phải bầu. Lý do là vì các viên chức chính quyền phải được giới thiệu, và sự giới thiệu họ phải được sự đồng ý của cấp uỷ đảng tương đương.”

Sự chi phối của tính Đảng trong tiến trình chọn lựa, bầu cử vào các vị trí chính quyền có mặt trong hầu hết các hoạt động chính trị tại Việt Nam. Bảo đảm “sự lãnh đạo của Đảng” trong việc giới thiệu ứng cử viên tranh cử chức vụ chủ tịch xã chỉ là một ví dụ.

Vụ Nguyễn Việt Tiến và PMU 18 là một ví dụ khác. Từ khi vụ PMU 18 nổ ra, ông Tiến nhận được đến 3 quyết định của Đảng ở 3 thời điểm khác nhau, trong đó quyết định đi sau phủ định hoàn toàn quyết định đi trước.

Và chỉ cho đến khi Ban Bí Thư Trung Ương Đảng họp xét kỷ luật và cách tất cả các chức vụ Đảng của ông Nguyễn Việt Tiến, thì sau đó ông này mới bị cách chức thứ trưởng, một chức vụ thuộc ngành hành pháp.

Trở lại câu chuyện Chủ Tịch Xã và Hội Đồng Nhân Dân. Một nhà báo phân tích chức năng và quyền hạn của cơ cấu Hội Đồng Nhân Dân hiện nay, và nhận định rằng quyền lực “bãi nhiệm” là quan trọng để một cơ cấu có được thực quyền:

“Nếu như đơn thuần chỉ trình bày ý kiến phản biện, để mọi người cảm thấy được quan tâm bởi cơ quan đại diện, thì điều này chưa đủ. Ngoài chức năng giám sát, Hội Đồng Nhân Dân còn phải có thực quyền.

Chẳng hạn quyết bỏ phiếu bãi nhiệm một quan chức chính quyền, cho đến này Hội Đồng Nhân Dân chưa làm được chuyện đó. Hội Đồng Nhân Dân không thể làm được chuyện đó.”

Quy trình bầu cử trong các chương trình thí điểm được đề cập có nhắc đến sự “đề cao trách nhiệm cá nhân của chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân kèm theo cơ chế giám sát và bãi nhiệm.”

Câu hỏi cần phải được đặt ra, là liệu trách nhiệm cá nhân có thể được đề cao, và cá nhân ấy có thể hiện được trách nhiệm cao nhất đối với cử tri của mình, khi mà cá nhân này được giới thiệu trong một qui trình “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng?”

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1401 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0