BBC
|
|
Ông Robert Broadfoot, giám đốc phụ trách Perc nói việc thi hành luật ở địa phương tại Việt Nam còn rất yếu |
Việt Nam gần 'đội sổ' về môi trường pháp lý ở châu Á theo điều tra của Perc, tổ chức tư vấn chuyên đánh giá
rủi ro kinh tế và chính trị.
Trong báo cáo mới nhất ra tuần này, Perc đặt Hong Kong và Singapore lên đầu bảng, trên cả Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan và Philippines trong khu vực.
Còn Việt Nam, với 8.10 điểm, chỉ trên được nước kém nhất là Indonesia (8.26).
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 15/09, ông Robert Broadfoot, giám đốc điều hành cơ quan ra báo cáo nói từ Hong Kong
rằng điều tra của Perc chỉ tập trung vào các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Vì thế, ông chia sẻ ý kiến rằng môi trường pháp lý kém như Việt Nam có thể được một số doanh nhân địa phương
coi là 'tốt' và dễ làm ăn.
|
Singapore có chế độ độc đảng nhưng quan chức chính quyền và công chức chuyên nghiệp áp dụng chính luật chống
tham nhũng đối với bản thân họ
Robert Broadfoot
|
Perc đã hỏi tổng cộng 1537 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở châu Á để nghe đánh
giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng.
Perc cũng cho rằng tại Việt Nam và Trung Quốc (7.25) chính trị can thiệp mạnh vào môi trường pháp lý và "đảng
cộng sản đứng trên pháp luật".
Họ cũng nêu ra mối liên hệ giữa hệ thống pháp lý và các vấn đề như tham nhũng và bảo vệ tác quyền:
"Các hệ thống pháp luật tốt hơn thường đi đôi với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn, tham nhũng ít hơn
và nền kinh tế giàu mạnh hơn."
Dân chủ hay độc đoán?
Tuy nhiên, ông Broadfoot nói với BBC rằng hệ thống chính trị độc đảng hay dân chủ không nhất thiết thể hiện
trong việc đánh giá môi trường pháp lý.
|
Bảng xếp hạng của Perc
Hong Kong 1.45
Singapore 1.92
Nhật Bản 3.50
Hàn Quốc 4.62
Đài Loan 4.93
Philippines 6.10
Malaysia 6.47
Ấn Độ 6.50
Thái Lan 7.00
Trung Quốc 7.25
Việt Nam 8.10
Indonesia 8.26
|
Ông nói Hong Kong dù thuộc Trung Quốc và các quyết định cuối cùng là do chế độ cộng sản ở Bắc Kinh duyệt
nhưng có nền pháp lý đặc trưng đáng tin cậy.
Singapore theo chế độ độc đảng nhưng chính quyền lại thúc đẩy chống tham nhũng trong giới quan chức và cho áp
dụng luật pháp rất chặt chẽ.
Bởi
thế, như ví dụ của Việt Nam, ông nói chính việc không thi hành
luật nghiêm minh ở các cấp địa phương, nơi tham nhũng cũng rất
cao là yếu tố khiến toàn bộ hệ thống luật pháp bị coi là
còn rất yếu kém.
Ông nói:
"Trong nhiều trường hợp như ở Trung Quốc và Việt Nam thì chính
quyền địa phương gây sức ép lên các toà án, và chính công an
cấp địa phương dính vào tham nhũng, trong nhiều trường hợp thì
cấp trung ương không tác động được đến họ."
Tất nhiên
so với Trung Quốc thì ông Broadfoot cho rằng Việt Nam có một
lợi thế rằng Việt Nam là nước nhỏ hơn nên sự lãnh đạo cấp
toàn quốc có thể đến cấp địa phương nhanh hơn, nhưng việc thi
hành luật ở địa phương vẫn là một vấn đề.
Ông cho rằng dù chính quyền trung ương ở Việt Nam đã nỗ lực cải tổ hệ thống pháp lý trong những năm qua nhưng
còn phải rất lâu, thậm chí hàng chục năm Việt Nam mới có môi trường tốt được.
Pinochio Có
vài bạn chưa đọc kỹ và hiểu bài viết của ông Robert. Ông ta không nói
là VN thiếu các Luật như bạn Giấu tên hiểu lầm, cái chính ở VN là Luật
không được thi hành nghiêm minh ở cấp địa phương khiến toàn bộ hệ thống
luật pháp bị coi còn yếu kém.
Dễ hiểu vì có Luật mà không được thi hành nghiêm minh thì giống như không có Luật; thậm chí còn tệ hơn!
Nhưng với quy luật kinh doanh thì nơi nào có nhiều rủi ro (luật chưa nghiêm minh, rõ ràng và tham nhũng cao) thì nơi đó dễ
kiếm được lợi nhuận cao.
Cho nên chúng ta sẽ còn thấy nhiều nhà đầu tư kiểu cơ hội đua nhau vào VN làm ăn, nhưng chúng ta vẫn hy vọng trong tương lai
thì VN sẽ chấn chỉnh việc này. Cái chính là nó nhanh (10-20 năm) hay chậm (nửa thế kỷ trở lên).
Giấu tên Việt Nam là đất nước trong giai đoạn chuyển mình để phát triển. Những hiến pháp và pháp luật đưa ra chỉ sau 1 thời gian là
không còn phù hợp với nền kinh tế đang phát triển.
Vì
vậy, mới ban hành ra Luật thì vài hôm sau đã có Nghị định, thông tư
điều chỉnh bổ sung Luật. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ cầu thị,
lắng nghe những ý kiến của người dân để điều chỉnh cho phù hợp. Buồn
cười là nhiều người chưa bao giờ đọc Luật thì cứ hay nói đến Luật.
Conan Pháp
luật mù mờ thì tham nhũng mới sống được. ĐCS có thể thiết lập hệ thống
pháp luật nghiêm minh nhưng lúc đó các quan sẽ không tham nhũng được mà
các quan không tham nhũng thì sẽ không hết lòng bảo vệ đảng (dân bây
giờ không dại gì hy sinh cho đảng nữa) thì đảng sợ bị thay đổi. Người
ta nói tham nhũng để nuôi chế độ mà.
Thang, Hà Nội Phải vậy thôi, trong một xã hội mà cái gì cũng có thể mua được bằng tiền từ án tử hình cho tới bằng khen, huân huy chương
của Nhà nước thì hệ thống Pháp luật nước đó chẳng có ý nghĩa gì về mặt pháp lý.
Người
ta sẵn sàng bóp méo Luật pháp, uốn cong công lý nhằm vụ lợi cho bản
thân và gia đình. Nếu có một cuộc khảo sát về tài sản và thu nhập của
các thẩm phán, chánh án tại Việt Nam chắc không một cá nhân nào có thể
giải trình nổi khối tài sản khổng lồ của mình từ đâu mà có nếu chỉ từ
thu nhập từ lương bổng. Xét cho cùng thì kết cục chỉ khổ cho dân đen
thấp cổ bé họng mà thôi.
Pinochio Đúng như ông Robert nhận xét: mặc dù Singapore có chế độ độc đảng nhưng vẫn có hệ thống pháp luật nghiêm minh, khác với các
chế độ độc đảng của các nước theo CNXH hay CNCS.
Lý
do rõ ràng dễ thấy là tuy độc đảng nhưng đảng cầm quyền của Singapore
không đứng trên pháp luật. Điều này rất quan trọng, nó thể hiện trước
pháp luật thì mọi người đều bình đẳng. Các nước CS muốn có nền pháp
luật khá hơn thì phải đặt đảng CS nằm dưới luật pháp; còn không thì nó
chỉ là biến thể của chế độ vua chúa thời xưa mà thôi!
Quang Còn
hơn Indonesia là được rồi! Thấy chưa, Indo là nước tư bản mà đội sổ về
pháp luật thì ta có đủ lý do để theo đuổi CNXH cho đến cùng...(khổ).
Vẫn còn đủ lý do để cho dân ta thấy sự lãnh đạo tài tình của đảng. Hạnh
phúc thay được sống dưới sự dẫn dắt của "đỉnh cao trí tuệ loài người!"
Unknow TP HCM Chúng
ta có một cái bệnh cứ có gì xấu thì đổ thừa cho cộng sản. Nhìn
Indonesia thử xem chẳng phải cộng sản nắm quyền mà chỉ số còn sau Việt
Nam đó. Tất nhiên chẳng người dân nào có thể chịu đựng mãi sự bất bình
đẳng và vô lý mãi được. Thay đổi hay là chết.
Huy Hoang, VN Thủ
tục hành chính của Việt Nam đã cải cách trong nhiều năm qua, nhưng vẫn
không có tiến bộ gì đáng kể. Bởi, tư duy quản lý hành chính cũ, cán bộ
quản lý trình độ không theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Tiếp tục
đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quản lý nhà nước, sao cho thật sự minh bạch, rõ ràng, có như
vậy, mới mong không bị "đội sổ" trong những lần xếp hạng sau.
Nobody À,
luật pháp của kẻ mạnh. Này nhé: Nếu chính phủ mạnh hơn dân thì dân
không cãi được chính quyền và phải làm theo chính quyền. Nếu dân mạnh
hơn chính quyền thì chính quyền không cãi được và phải làm theo dân.
Tương tự như vậy, Nếu VN mạnh hơn Mỹ thì Mỹ sẽ làm theo VN, nếu Mỹ mạnh
hơn VN thì VN phải làm theo Mỹ. Các bạn biết thừa rồi mà còn giả bộ
viết, hỏi. Đừng thắc mắc nữa nhé.
Le Phuc Duy, HCM Nói như bạn Long cũng chưa đúng. Hiện nay ở Việt Nam, Chính phủ (Nhà nước - Đảng) mới sợ dân, vì hơn 80% dân Việt Nam sống
dưới mức nghèo khổ (theo chuẩn Việt Nam) thì có gì mất đâu mà sợ?
Bằng
chứng là đã có hàng ngàn cuộc đình công của công nhân, hàng trăm cuộc
xuống đường của nông dân đòi lại ruộng đất. Chỉ cần một mồi lửa nhỏ,
đám cháy sẽ bùng phát.Và điều này Nhà nước Việt Nam đang lo ngại nhất
chứ không phải là vấn đề lạm phát hai chữ số hay tăng trưởng kinh tế
thụt lùi. Một bên cố giữ ngôi vị, một bên không còn gì để mất thì luật
pháp làm sao được ai tôn trọng?
DT Ông
bạn Maida ở Hoa Kỳ có vẻ "dễ bị nhục và dễ bị đau" nên mới tìm một nơi
có "hệ thống luật pháp vinh và sướng" như ở Hoa Kỳ để nương náu!!! Nếu
ai cũng như ông bạn Maida này thì chắc nước Việt Nam này tiêu vong, vì
như thế thì người Việt Nam toàn là thứ "bỏ của chạy lấy người" hết!
Quay trở lại chuyện pháp luật "đội sổ châu Á",rõ ràng Việt Nam còn rất
nhiều vấn đề pháp luật cần phải cải thiện!
Chính vì vậy
mới có chuyến viếng thăm của những người như Bộ trưởng Jack Straw gần
đây! Tôi chỉ nhắn nhủ đến quý vị luôn luôn vỗ ngực tự xưng là "nhà dân
chủ" hãy dành chút thì giờ đọc nhận xét của Robert Broadfoot (trong
box) về đất nước Singapore để từ đó có cái nhìn khách quan và toàn diện
hơn về chế độ độc đảng!
Maida, Hoa Kỳ Nói về hệ thống luật pháp ở VN là một nỗi đau và một nỗi nhục! Đau vì ai cũng thấy mình dễ dàng bị xâm phạm nhân phẩm nếu
mình có tư duy về tự do dân chủ, đối kháng với độc tài đảng trị.
Nhục vì mọi người đều biết thay vì "thượng tôn pháp luật" thì nhà nước lại "thượng tôn Đảng luật" nhưng tâm lý sợ hãi đã bị
đảng CSVN khống chế trên toàn xã hội mà chưa có cách gì tự giải thoát được.
Hoan Tam quyền phân lập là biện pháp duy nhất để mọi người tôn trọng pháp luật. Ngày nào còn có loại pháp luật đè bẹp Hiến Pháp
để phục vụ một nhóm lợi ích nào đó thì chuyện thượng tôn pháp luật cho mọi người là bất khả thi.
Long Trên thế giới có 3 loại xã hội: 1 - Chính phủ sợ dân.( Mỹ.......) 2 - Dân sợ chính phủ.( Trung quốc, Bắc hàn) 3 - Không thằng
nào sợ thằng nào - duy nhất ở xã hội Việt Nam ( Quan tham - gặp Dân gian).
|