Một ấn tượng cá nhân
William B. Ketter – Trà Mi lược dịch.
Khi những đoàn quân của Hồ Chí Minh tiến vào Sài Gòn 33 năm trước dể
thống nhất Việt Nam, người chiến thắng cộng sản đã tính sai một bài
toán quan trọng: Chiến thắng quân sự sẽ đem lại ấm no cho người dân của
một nước đã mệt mỏi vì dãi dầu chinh chiến.
Ngược lại, nền kinh tế ngày đã thêm tệ hại, nạn đói kém tràn lan trên
toàn cõi Việt Nam, và “cả nước hy sinh” đã trở thành dấu ấn tiêu biểu
cho Việt Nam cả hai miền Nam Bắc trong một thời gian dài, đen tối sau
cuộc chiến.
“Chúng tôi đã phải phấn đấu gian khổ trong nhiều năm sau khi người Mỹ
đã bỏ đi,” Nguyễn Ngọc, con trai của một sĩ quan nhiều huân chương miền
Bắc nói. “Chính phủ đã phải hạn chế lương thực. Một bát gạo phải kéo
dài cả tuần lễ; một mẩu thịt phải ăn đủ cả tháng. Bạn phải bóp cổ gà
không một tiếng động nếu không muốn phải chia phần ăn với láng giềng.”
Chắc chắn đây không phải là giấc mơ xã hội chủ nghĩa mà “Bác Hồ” đã nói
trước lúc đau tim chết năm 1969 và những học trò trung thành đã nhất
mực thực hiện cho được bằng những kiểm soát chặt chẽ của chính phủ
trong mọi sinh hoạt buôn bán, kinh doanh sau khi chiến thắng.
Làm kinh tế tự do và thói quen buôn bán của người miền Nam trong thời
còn Pháp và Mỹ đã phải tìm đường tháo chạy cho nhanh, và đã bị chủ
nghĩa đại đồng đè bẹp. Tất cả mọi đầu tư cá nhân, hay của thương nghiệp
đều tàn rụi.
Mãi đến thập niên 1990 Viêt Nam mới hồ hởi bước theo con đường kinh tế
thị trường kiểu Trung Quốc cùng lúc nắm chặt quyền cai trị theo chế độ
cộng sản, độc đảng, độc tài. Ngay cả những người đã bỏ nước chạy đi –
Việt Kiều (một số vẫn xem mình là người tị nan cộng sản – TM) – được
mời gọi đầu tư vào Việt Nam. Và họ đã bỏ tiền đầu tư thật, khoảng 7 tỉ
đô-la mỗi năm theo thống kê của chính phủ.
| Ngày nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo đói nhất.
Nguồn: globusjourneys.com
|
Ngày nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo đói nhất, nhưng
chuyến nghỉ hè 2 tuần mới đây, kể cả 8 ngày đi xe máy dọc đường mòn Hồ
Chí Minh cho thấy những chứng thực đất nước này đã sáng mắt về việc
phải mở cửa cho cả thế giới.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ giầu như người Mỹ các ông,” Ngọc nói.
“Nhưng, hôm nay chúng tôi đã có cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi có thể có
tài sản, mở doanh nghiệp, làm ra tiền. Chúng tôi có trà, cà phê, gạo,
cao su và dầu hỏa.”
Những nguồn tài nguyên xuất khẩu này thúc đẩy những phát triển và đổi
mới; từ đó, sinh ra các tờ báo, tập san, và chương trình truyền hình
Anh ngữ. Dĩ nhiên không có báo đài nào có tự do báo chí như chúng ta đã
biết. Những tờ báo này, tuy nhiên, rất hăng say đưa tin về tội phạm, về
tham nhũng và thiên tai. Và báo đài ở Việt nam cũng không che dấu những
thử thách về mặt kinh tế của Việt Nam hiện nay.
“Đúng là người cộng sản nắm toàn quyền kiểm soát giới truyền thông
thật. Nhưng che đậy thông tin và những sự kiện mà mọi người có thể tìm
thấy tên Internet là điều chẳng lợi ích gì cho đảng cộng sản hay quốc
gia Việt Nam hết.”
Ngọc đang làm trưởng đoàn du lịch và cũng là người thông ngôn cho công
ty du hành bằng xe máy, là môt thí dụ tiêu biểu của một Việt Nam mới,
phát triển nhanh thứ nhì châu Á, sau Trung Quốc, từ năm 2002.
34 tuổi, Ngọc không biêt chút gì về cuộc chiến đã giết hại 3 triệu
người Việt Nam, cả quân đội và thường dân và gần 60.000 người lính Mỹ
đã cùng chiến đấu với người miền Nam Việt Nam.
Tốt nghiệp đại học, rành tiếng Anh và Pháp, Ngọc đọc, nghe thông tin
bằng cả ba ngôn ngữ, đang sống với vợ và con gái 3 tuổi trong một căn
hộ trung bình ở Hà Nội. Ngọc được xem là một chuyên gia về du lịch,
đang làm tư vấn cho các công ty du lịch và còn là ông chủ một doanh
nghiệp mới thành lập có tên là Việt Nam theo đường mòn (Vietnamontrails.com) chuyên về du hành Việt Nam bằng xe máy.
Ngọc yêu nước Việt Nam, tôn sùng Hồ Chí Minh như George Washington của
Việt Nam, đam mê lái xe máy và ca ngợi núi rừng miền Bắc. Tuy nhiên,
Ngọc cũng không phải là môt đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai phần ba dân số 85 triệu người Việt Nam, như Ngọc, sinh sau cuộc
chiến với Mỹ đã chấm dứt từ năm 1973. Họ chỉ được cha anh và những
tượng đài và bảo tàng viện nhắc nhở về những cuộc giao tranh đẫm máu –
và tất cả đều hoan hô chiến thắng anh hùng trước “đế quốc Mỹ” Nhưng
cuộc chiến ấy đã không ghi dấu vào tâm tư người Việt như nó đã khắc vào
tâm khảm người dân Hoa Kỳ.
Hơn nữa những người cộng sản lãnh đạo hiện nay không còn đòi hoàn toàn
kiểm soát cuộc sống hàng ngày của người dân nữa. Ngời dân đươc khuyến
khích thi thố sáng tạo để tiến thân. Ngọc ưóc chừng có khoảng 3 triệu
đảng viên đảng Cộng sản trong cả nước.
“Bạn vào đảng nếu muốn làm chính tri hay muốn làm việc trong chính phủ.
Ngoài ra, vào đảng không phải là điều cần thiết,” Ngọc nói thế. “Là một
quốc gia, chúng tôi thỏa mãn với sự xếp đặc như hiện nay. Chúng tôi đều
muốn một Việt Nam giầu mạnh.”
© DCVOnline
|