Thứ Năm, 2024-04-18, 8:39 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 17 » TQ xuyên tạc cử chỉ hữu nghị
10:22 PM
TQ xuyên tạc cử chỉ hữu nghị
 BBC
 
Ký tên tham gia biểu tình
Các cuộc biểu tình phản đối TQ về lãnh thổ cuối 2007 và đầu 2008 đã thu hút thanh niên tham gia
Một nhà ngoại giao kỳ cựu đã nghỉ hưu của Việt Nam phản đối việc Trung Quốc dùng công hàm cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc nói về hải phận cách đây nửa thế kỷ để nói về chủ quyền.

Chủ nhật vừa qua là đúng 50 năm ngày Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ủng hộ quyết định lãnh hải của Trung Quốc.

Bản công hàm gửi ngày 14/9/1958 nay bị cho là 'văn bản thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc', nhất là đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đã có nhiều kêu gọi phản đối và hủy bỏ văn bản gây tranh cãi này.

Nội dung công hàm ngắn do ông Phạm Văn Đồng ký, nói "Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc".

Tuyên bố 4/9/1958 khẳng định hải phận 12 hải lý, trong có Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Đài BBC đã có cuộc phỏng vấn nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi, cựu trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam (1978-1989) về bản công hàm này.

Ông Lưu Văn Lợi: Bản công hàm này rất đơn giản. Lúc đó ông Chu Ân Lai ra tuyên bố rằng lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý, ông Phạm Văn Đồng gửi thư cho ông Chu Ân Lai nói đại ý VN ghi nhận và chỉ thị cho các cơ quan tôn trọng hải phận đó. Chỉ có thế thôi.

Trong tuyên bố 12 hải lý của Chu Ân Lai có bao gồm cả bốn quần đảo TQ gọi là của mình, nhưng ông Phạm Văn Đồng không nói gì tới lãnh thổ hay quần đảo, mà chỉ nói tôn trọng quyết định của TQ.

BBC: Vâng nhưng nay TQ sử dụng công hàm đó như một minh chứng là VN đã công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa...

Ông Lưu Văn Lợi: Đó là họ xuyên tạc. Nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ có ba câu thôi, có nói gì đến lãnh thổ hay quần đảo nào đâu.

BBC: Nếu nay có kêu gọi hủy bản công hàm này thì có thể thực hiện được về luật pháp không, thưa ông?

Ông Lưu Văn Lợi: Tôi chưa hiểu chính phủ quyết định ra sao, nhưng theo nội dung công hàm mà tôi hiểu thì không nói đến lãnh thổ hay quần đảo.

BBC: Thưa ông, tại sao ông Phạm Văn Đồng lại quyết định gửi công hàm vào thời điểm đó?

Ông Lưu Văn Lợi: Đây là một điều đáng buồn. Lúc bấy giờ đang xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Biểu tình phản đối TQ
VN vẫn tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa

Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lãnh thổ TQ là Kim Môn và Mã Tổ. Hải quân Mỹ đến vùng eo biển Đài Loan, khiến TQ lo sợ rằng Mỹ có thể tấn công xâm phạm chủ quyền của TQ. Và đó là lý do ông Chu Ân Lai ra tuyên bố về hải phận.

Công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ TQ trong lúc Mỹ đưa hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan mà thôi.

BBC: Gần đây có chỉ trích là chính phủ VN đã nhượng bộ quá nhiều trong đàm phán lãnh thổ với TQ. Là người chịu trách nhiệm về lĩnh vực này trong thời gian dài, ông nghĩ sao ạ?

Ông Lưu Văn Lợi: Hoàn toàn không có chuyện đó. Các đàm phán đều thực hiện trên phương pháp quy định hai bên đã thỏa thuận, thống nhất từ trước. Không có chuyện nhân nhượng TQ.

BBC: Thưa Chủ nhật vừa rồi là đúng 50 năm ngày ông Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho TQ. Cảm xúc của ông nhân ngày này ra sao?

Ông Lưu Văn Lợi: Tất nhiên chúng tôi phản đối việc sử dụng công hàm này (với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo). Đó là một sự xuyên tạc, biến một cử chỉ hữu nghị của ông Phạm Văn Đồng thành tuyên bố chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là chuyện của chính phủ, chúng tôi thì đã về hưu lâu rồi. Nhưng nhất định đây là một điều không hay.

Ông Lưu Văn Lợi, sinh năm 1913, là nhà báo, cựu Chánh văn phòng-Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989). Ông là nhà báo và tác giả của nhiều cuốn sách, bài viết về chủ đề biên giới. Các bài liên quan, kể cả ý kiến của giới nghiên cứu Trung Quốc có ở bên phải trang
Category: Chính trị | Views: 1086 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0