Bối
cảnh
Mục đích của luật
chống rửa tiền và ngăn chặn tài trợ tài
chính cho khủng bố AML/CTF Act (Anti Money Laundering/Counter
Terrorism Financing Act 1966) nhằm khám phá và ngăn chặn
việc rửa tiền và tài trợ cho bọn khủng
bố trên thế giới. Rửa tiền
được trá hình, che đậy dưới nhiều
hình thức tội phạm khác nhau như buôn ma túy, trốn
thuế và tham nhũng, và làm cho số tiền nầy trở
nên chính đáng và hợp pháp. Rửa tiền và tài
trợ cho khủng bố đều là tội phạm, tuy
nhiên nếu số tiền bất chính đó lọt vào tay bọn khủng bố thì hậu quả
sẽ càng nguy hiểm hơn.
Thực ra việc kiểm soát
đồng tiền bất chính đã có từ FTR Act
(Financial Transaction Report Act 1988), nhưng vì lĩnh vực tài
chành phát triển quá nhanh trong những năm qua, với
kỹ thuật cải tiến và hoàn hảo hiện nay
người ta có thể chuyển tiền trực tiếp
qua Internet, các máy rút gởi tiền tự động mà không
cần phải đến ngân hàng. Cho dù chuyển tiền
qua Internet hay các máy tự động, các dữ kiện
đó cũng lưu lại trong trung tâm lưu dữ
kiện (Data bank) ngân hàng, và từ đó sẽ tự
động chuyển qua hệ thống computer của Liên
Hiệp Quốc. Đi vòng, tắc, ngang,
dọc rồi cũng sẽ về lại một nơi.
Các
hình thức rửa tiền tiêu biểu
·
Trả nợ với
một số tiền lớn do chính chủ nợ hay
từ người khác (Third parties)
·
Tiền chuyển
từ ngoại quốc, có thể dưới hình thức
trúng số hay của thừa kế
·
Xin gia tăng tín
dụng bất thường và rút một số tiền
lớn nhanh chóng
Các chuyên viên bài
trừ tội phạm quốc tế cho biết hệ
thống luật pháp chống rửa tiền của Cộng Sản
Việt Nam (CSVN) có rất nhiều sơ hở. Hầu như mọi việc giao dịch buôn bán
đều dùng tiền mặt, vì thế Việt Nam có
thể trở thành một miền đất rất thích hợp
để những
kẻ bất chính rửa tiền mà
chính phạm là bọn lãnh đạo đảng.
Cố Vấn cho văn phòng Liên Hiệp Quốc
về Ma Túy và Tội Phạm tại Việt Nam UNODOC (UN
Office for Drugs and Crime) cho rằng những biện pháp
chống rửa tiền lấy lệ sẽ không có hiệu
quả ở Việt Nam. Ngỏ lời trong buổi hội thảo vừa
qua tại Hà Nội, văn phòng Liên Hiệp Quốc
Việt Nam cho rằng nếu việc rửa tiền không
được kiểm soát nghiêm nhặt, sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín và việc
đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam.
Nếu hệ thống chống rửa tiền không
hữu hiệu sẽ khuyến khích đồng tiền
bất hợp pháp đổ dồn về Việt Nam. Đồng tiền bất hơp pháp đó sẽ
được chuyển đến các ngân hàng và công ty tín
dụng, và sẽ nhanh chóng chuyển đi nơi khác. Chừng ấy Việt Nam sẽ trở thành
một quốc gia trung gian để chuyển tiền
lậu đến các quốc gia trên thế giới. Trong nhiều trường hợp, những số
tiền lớn chuyển đến và đi nhanh chóng, có
thể làm cho cả hệ thống tiền tệ Việt Nam
sụp đổ.
Trung tâm chống rửa tiền của ngân hàng Nhà
Nước Cộng Sản Việt Nam được thành
lập vào tháng 3 năm 2007. Đến nay đã điều tra 20 trường
hợp tình nghi rửa tiền, nhưng không tìm thấy
bằng chứng hay dấu vết phạm tội trong các
trường hợp nầy. Sắc Lệnh chống
rửa tiền do nhà cầm quyền CSVN ký hôm tháng 6 năm
2005 buộc các ngân hàng phải báo cáo về trung tâm bất
cứ vụ chuyển tiền mờ ám nào bằng tiền
mặt, hoặc ngoại tệ và vàng trị giá trên 200
triệu đồng Việt Nam, và các trương mục
tiết kiệm có trên 500 triệu đồng Việt Nam. Trung tâm chống rửa tiền ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam
cũng cho biết là sẽ cố gắng thi hành nhiệm
vụ hoàn hảo hơn trong tương lai với sự
trợ giúp của Tổ chức Thương Mại
Thế Giới WTO.
Phê bình
về các trường hợp chuyển tiền mờ ám mà
trung tâm chống rửa tiền điều tra năm
rồi, văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
cho rằng con số 20 trường hợp đã
được điều tra còn quá ít so với 6 triệu
trường hợp tình nghi đã được báo cáo
trong năm. Một son số quá lớn gây kinh
ngạc cho giới ngân hàng và tài chính thế giới.
Sở dĩ con số chuyển tiền quá giới hạn
đến 6 triệu lần trong năm là vì Việt Nam là
một xã hội với nền kinh tế tiền mặt,
và vì hệ thống ngân hàng vẫn còn trong thời kỳ
ấu trĩ và xa lạ với người dân. Việt Nam
đã tích cực bài trừ các hoạt động rửa
tiền và đã được các tổ chức quốc
tế tài trợ về kỹ thuật và tài chính để
gầy dựng một tổ chức chống rửa
tiền với khả năng qui mô và hữu hiệu
hơn.
Bằng cách nào LHQ có
thể kiểm soát CSVN rửa tiền?
Liên Hiệp
Quốc tài trợ kỹ thuật và tài chánh cho CSVN không
chỉ đơn giản là trao tiền mặt và hỗ
trợ về kỹ thuật mà thôi. Nhưng
các chuyên viên kỹ thuật IT (Information Technology) thiết
lập hệ thống computer và phương trình nối vào
hệ thống ngân hàng CSVN để có thể kiểm soát
và ghi nhận tất cả các dữ kiện chuyển
tiền đến và đi từ các ngân hàng. Từ
đó nếu một lần chuyển tiền (Transaction)
trên 200 triệu đồng Việt Nam
hoặc một trương mục tiết kiệm có trên
$500 triệu đồng Việt Nam như CSVN đã ký
kết, sẽ tư động chuyển những dữ
kiện (Data) đó sang hệ thống computer của Liên
Hiệp Quốc.
Việt Nam
luôn chối tội là không hề liên quan đến các
vụ rửa tiền, và đây là một số dẫn
chứng về việc làm bất chính của họ:
·
7/06 Việt Nam Airlines
chuyên chở 10.5 triệu Úc kim về
Việt Nam.
·
9/10/06 Việt Nam Airlines
chuyên chở 93
triệu Úc kim về Việt Nam.
·
4/4/08 Phi công Việt Nam
Airlines chuyên chở 3.7 triệu Úc kim
về Việt Nam.
·
21/7/08 Tòa án Hoa Kỳ xử một Văn
phòng du lịch Houston, Taxas chuyển
500,000 Mỹ kim về Việt Nam
Chính
quyền Việt Nam cho rằng họ rất quan tâm
đến vấn đề rửa tiền như họ đã
chấp nhận các quy định về việc bài trừ
rửa tiền, đặc biệt là Điều
Khoản 251
Luật Hình Sự 1999, Điều Khoản 19
Luật Tín Dụng 1997 của Tổ Chức Tín Dụng và
Sắc Lệnh của nhà cầm quyền CSVN ban hành năm
2005. Tuy nhiên, các cơ quan hành pháp CSVN chưa được
phép hợp tác, cho nên họ không thể làm việc hữu hiệu trong
việc chống rửa tiền. Việc nầy dễ hiểu là
đảng CSVN điều hành tất cả cơ chế
nhà nước thì cơ quan hành pháp là bọn tay
sai Công An không thể bắt giữ thượng cấp
của chúng khi phạm pháp.
Văn phòng Liên Hiệp Quốc
tại Việt Nam
cho rằng rất khó có thể tìm thấy những bằng
chứng rửa tiền vì người chuyển tiền
dùng nhiều hình thức khác nhau. Trước nhất là cần
tìm ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào
của người rửa tiền. Ví
dụ, các viên chức chính quyền có trương mục
với ngân hàng và tiền lương được
trả đều đặn vào đó. Nếu
thấy chuyển bất thường một số
tiền lớn vào trương mục, đó có thể là
tiền tham nhũng hoặc tiền kiếm
được từ những việc làm bất chánh.
Tuy nhiên đảng Cộng sản Việt Nam
kiểm soát tất cả ngân hàng, công ty tín dụng và
nếu đảng viên là tội phạm, dĩ nhiên họ
sẽ được bao
che.
Giới chức của văn phòng Liên
Hiệp Quốc về ma tý và tội phạm đề
nghị áp dụng rộng rãi các biện pháp chống rửa
tiền theo tiêu chuẩn quốc tế. Liên Hiệp Quốc cũng nêu ra sự cần
thiết phải đưa việc chống rửa
tiền vào khuôn khổ để có thể chống tham
nhũng và tội phạm. Như vậy mới có
thể bảo vệ an toàn cho các ngân hàng
quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam và củng cố niềm
tin của giới đầu tư vào đất
nước nầy.
Việt Nam
đã gia nhập Tổ Chức chống rửa tiền Á
Châu Thái Bình Dương và đang tổ chức một
hệ thống chống rửa
tiền theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các chuyên viên chống rửa tiền cũng đề
nghị nhà cầm quyền CSVN nên thay đổi cách thanh
toán các dịch vụ buôn bán bằng cách dùng ngân phiếu hay
điện tử thay vì tiền mặt .
Mai Vĩnh
Thăng
Viết theo tin tức đài ABC Úc
và các nguồn tin tức khác
|