Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 18 » VN tìm cách ngăn chận làn sóng phá sản doanh nghiệp
9:44 PM
VN tìm cách ngăn chận làn sóng phá sản doanh nghiệp
2008-09-18

Sau nửa năm áp dụng các biện pháp chống lạm phát, nay chính phủ Việt Nam đang đề cập tới chủ trương duy trì thắt chặt tiền tệ nhưng linh hoạt uyển chuyển.

Ngày 15-9, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam loan báo dành riêng nguồn vốn 33.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nay tới 2010. 

Nếu xem đây là một sự tiếp cứu, thì liệu chương trình này có kịp thời ngăn chặn làn sóng doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hay không.

Ảnh hưởng của chống lạm phát

Đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, biện pháp thắt chặt tín dụng để kiểm soát lạm phát đã thật sự ảnh hưởng xấu tới khả năng hoạt động của họ.

Lãi suất cho vay quá cao làm doanh nghiệp chùn tay, nhưng đây chưa phải là  khó khăn lớn nhất. Hệ trọng hơn cả  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn tín dụng.

Chủ công ty không chạm tay được vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng chưa nói tới vấn đề lãi suất cao. Sau khi chính phủ áp dụng 8 gói giải pháp chống lạm phát, bản thân các ngân hàng thương mại phải tuân thủ biện pháp thắt chặt tín dụng, doanh nghiệp vay vốn phải chứng minh được khả năng trả nợ một cách cụ thể, đây không phải là chuyện dễ dàng. 

Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay với lãi suất 21% sẽ phải làm ra lợi nhuận như thế nào  mới có khả năng tồn tại. Câu hỏi của chúng tôi được ông Phạm Văn Minh giám đốc công ty sản xuất chế biến thực phẩm  Phú An Sinh ở TPHCM  giải đáp:

“Cũng là một bài toán rất là rõ, nếu mà anh vay anh phải trả lãi 20% một năm, thì ít nhất lợi nhuận, tức là sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng phải từ 30% trở lên.

Chính quyền các địa phương và các cơ quan nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là các doanh nghiệp đang tạo phần lớn công ăn việc làm cho nguời lao động để duy trì được nguồn thu nhập cho người lao động, để cho họ có thể vượt qua được những khó khăn trứơc mắt này.

TS Lê Đăng Doanh

Điều  này không đơn giản không dễ dàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó đòi hỏi tuỳ thuộc vào các ngành nghề, tuỳ thuộc vào quản lý. Như trong thời gian vừa qua nó đòi hỏi các chủ doanh nghiệp, các quản lý phải hết sức là linh hoạt, tìm mọi cách để cắt giảm bớt những chi phí, tìm mọi cách nâng năng suất lao động lên, tìm mọi cách để duy trì công việc ổn định.

Lãi suất như vậy mới chỉ là một phần thôi, còn lại thì tất cả mặt bằng giá cả tăng lên thì anh cũng phải tăng lương cho công nhân, tăng thêm  phí, tăng thêm thu nhập cho công nhân thì họ mới duy trì, tiếp tục được công việc ở đơn vị anh.”      

Dựa vào các thông tin chính thức, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2007 là 56% thì qua năm 2008, con số này chỉ còn 30% tức là giảm gần một nửa.

Hơn nữa, lãi suất cho vay hồi năm ngoái chỉ khoảng 11% đã  tăng dần trong nửa đầu 2008  để đạt mức cao chót vót là 21% hiện nay.

Nhiều khó khăn trước mắt

Các số liệu được công bố gần đây cho thấy, tổng lượng vốn đưa  ra ở các ngân hàng thương mại giảm đi,  miếng bánh nhỏ đi thì cũng chỉ đủ cho ít người. Chưa kể  những  doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay, phải làm ăn có mức lời  cao mới  chịu được lãi suất cao. 

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội  nhận định về những  dự báo xấu có thể xảy đến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, cuối năm 2008 đầu 2009, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không còn đủ sức để tiếp tục hoạt động mà lúc này lại cận Tết nguyên đán: 

“Tôi nghĩ là tình huống đó có thể xảy ra. Vì vậy tôi rất mong chính quyền các địa phương và các cơ quan nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là các doanh nghiệp đang tạo phần lớn công ăn việc làm cho nguời lao động để duy trì được nguồn thu nhập cho người lao động, để cho họ có thể vượt qua được những khó khăn trứơc mắt này.”

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và đều đặn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phát triển mạnh và góp phần đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân nội địa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng năm tạo ra tới 92% công việc làm mới cho xã hội.

Thế nhưng kể từ đầu năm tới nay có thể đã có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương 70 ngàn doanh nghiệp đã biến mất hoặc ngừng hoạt động, 60% doanh nghiệp gặp khó khăn giảm sản xuất sa thải công nhân hoặc hoạt động cầm chừng và chỉ có 20% tức 70 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động tốt, đủ sức  đương đầu với lạm phát và biện pháp thắt chặt tín dụng. 

Việc một số doanh nghiệp nhất định sẽ bị phá sản cũng là một sự sàng lọc, tuy đau đớn nhưng cần thiết. Sẽ có một người chủ mới đến tiếp nhận doanh nghiệp đó, tái cơ cấu lại đầu tư  hiện đại hoá hơn và xã hội được hưởng ở một doanh nghiệp có năng lực cao hơn.

TS Lê Đăng Doanh

Sự sàng lọc cần thiết?

Ước tính này do ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ đưa ra trên Vietnam Net vào ngày 21/8.

Theo phòng thương mại và công nghiệp VN, cả nứơc hiện có khoảng 350 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo tiêu chí vốn không quá 10 tỷ và có tối đa 300 công nhân.  

Mặc dù rất ưu tư về tình trạng của người lao động bị mất thu nhập và mong muốn chính phủ có sự trợ cấp trợ giúp thích đáng, nhưng TS Lê Đăng Doanh  nhận định rằng: 

“Việc một số doanh nghiệp nhất định sẽ bị phá sản cũng là một sự sàng lọc, tuy đau đớn nhưng cần thiết. Trong kinh tế học thì ngừơi ta còn nhớ khái niệm của nhà kinh tế học Hoa Kỳ gốc Áo  Alois Schumpeter. Ông này có đưa ra khái niệm  là ‘ Sự tàn phá sáng tạo’ tức là ‘ Creative  destruction’, là khi phá sản thì nhà máy, nhà xưởng, máy móc và người lao động vẫn còn đó chỉ có ngừơi chủ kém năng lực thì sẽ phải thay đổi.

Sẽ có một người chủ mới đến tiếp nhận doanh nghiệp đó, tái cơ cấu lại đầu tư  hiện đại hoá hơn và xã hội được hưởng ở một doanh nghiệp có năng lực cao hơn, có năng lực cạnh tranh và đóng góp với xã hội nhiều hơn. Theo tôi đấy cũng là bứơc đi cần thiết trong thời gian sắp tới đây.”

Trở lại thông tin về  Chuơng trình hỗ trợ tín dụng dịch vụ  cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc ứng cứu vốn có thể mang lại nhiều lợi ích, kể cả trong giai đoạn sàng lọc như nhận định của TS Lê Đăng Doanh.

Ngay trong cấp thời một số doanh nghiệp vừa và nhỏ  có thể  tiếp tục  hoạt động  duy trì công việc làm cho ngừơi lao động.
Category: Kinh tế | Views: 1033 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 540
Khách: 540
Thành Viên: 0