Thứ Ba, 2024-11-05, 8:33 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 19 » Chiến dịch đàn áp là hành động sai lầm và tai hại cho kẻ cầm quyền
5:51 PM
Chiến dịch đàn áp là hành động sai lầm và tai hại cho kẻ cầm quyền

Gửi vào ngày Thứ Sáu, 19 Tháng 9, 2008.

New crack-down on Vietnamese dissidents: wrong and harmful action for the ruler
của Phạm Hồng Sơn do Khánh Ðăng lược dịch.

Chiến dịch đàn áp mới đây đối với các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam : hành động sai lầm và tai hại cho kẻ cầm quyền

Ðảng cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) –là đảng duy nhất đang cai trị Việt Nam hàng thập niên qua, đã bị đặt vào một tư thế chẳng đặng đừng kể từ khi nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định thành lập một thành phố ở cấp quận huyện tên là Tam Sa, trong đó bao gồm cả các quần đảo của Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa, vào tháng 12 năm ngoái. Thật ra thì Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần của Trường Sa trong nhiều năm qua. Ðể duy trì mức tăng trưởng trên 7 phần trăm, ÐCSVN phải có chiều hướng nghiêng về phía thế giới Tây phương mang nhiều giá trị dân chủ đối nghịch lại với quyền cai trị độc đảng.

Nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực độc đoán, ÐCSVN phải bám chặt lấy cái chỗ dựa lý tưởng từ Trung Quốc, nhưng thật trớ trêu Trung Quốc lại có vẻ rất hung hăng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Viêt Nam. Sau những thái độ hèn nhát ngần ngại không dám lên tiếng phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc và ra tay đàn áp tàn bạo những người muốn tổ chức các cuộc biểu tình công khai chống lại bọn bá quyền Bắc Kinh, ÐCSVN mới đây cho thấy có vài hành động đáng khen ngợi: khẳng định về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa của một thứ trưởng ngoại giao để phản ứng lại sự phản đối của Trung Quốc về dự án hợp tác thăm dò dầu khí ở vùng biển quanh đảo Trường Sa giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và công ty ExxonMobil, và việc triệu tập các viên chức ngoại giao Trung Quốc ở Việt Nam để lên tiếng về một bài báo đầy gây hấn khích động được đăng tải trên sina.com –một trang mạng do Ðảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát, đưa ra một kế hoạch rất chi tiết nhằm tấn công và xâm chiếm Việt Nam trong vòng 31 ngày. Cả hai hành động hiếm có này đã mang lại một sự tín nhiệm tuy nhỏ nhoi nhưng đáng giá cho ÐCSVN. Nhưng chiến dịch đàn áp các nhà tranh đấu mà ÐCSVN vừa mới phát động hôm 10 tháng Chín có nhiều nguy cơ làm thiệt hại thêm đến tính chính đáng của họ.

Chiến dịch đàn áp này được bắt đầu chỉ có 2 ngày sau khi một người khách Trung Quốc vừa đến Việt Nam, ông Wang Yang –một uỷ viên Bộ chính trị trung ương Ðảng cộng sản Trung Quốc đồng thời là Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ðông, bằng vụ bắt giữ vào giữa đêm khuya 4 nhà bất đồng chính kiến : ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn 59 tuổi vừa mới đoạt giải Hellman- Hammett, ông Phạm Văn Trội một cử nhân xã hội học và là một nhà hoạt động nhân quyền lâu năm, ông Nguyễn Văn Túc một nông dân nghèo bị đấu tố và anh Ngô Quỳnh một sinh viên ủng hộ dân chủ. Cộng thêm vào chiến dịch đàn áp này, trước đó trong cùng ngày, một blogger khá nổi tiếng tên Nguyễn Văn Hải (có biệt danh là Ðiếu Cày) được biết đến nhiều qua các hoạt động chống Trung Quốc, đã bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam. Nhiều ngày kế tiếp, một số các nhà bất đồng chính kiến khác bị gọi lên các đồn công an và nhiều người bị theo dõi cặn kẽ hoặc bị hạn chế đi lại. Ngay khi lúc bài này đang được viết thì có thêm hai nhà bất đồng chính kiến khác, cô Phạm Thanh Nghiên, một phụ nữ 31 tuổi vẫn còn đang bị đau yếu, và ông Vũ Hùng một giáo viên 42 tuổi, đã bị còng tay dẫn đi sau khi bị sách nhiễu nhiều ngày trời, riêng ông Vũ Hùng bị bắt đi với một biểu ngữ có hàng chữ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”.

Tất cả các nạn nhân bị bắt giữ được biết là nằm trong số những người sẵn sàng hăng hái tham gia vào các cuộc xuống đường có nhiều khả năng xảy ra, theo một lời kêu gọi được loan truyền rộng rãi cách đây nhiều tuần lễ trên mạng internet, để biểu tình bên ngoài các văn phòng ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn vào ngày 14/9/08 –nhằm đánh dấu lần thứ 50 ngày ký bản thông báo của cựu Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Ðồng công nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên vùng biển trong đó có các quần đảo của Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa, vào lúc đó thuộc về Việt Nam Cộng Hoà. Lời kêu gọi biểu tình trên có lẽ cũng là một phản ứng mạnh mẽ đối với bài báo đã đề cập trên mạng sina.com. Như sự việc đã xảy ra, cuộc biểu tình dự kiến đã không biến thành hiện thực trong khi một lực lượng thuộc đủ mọi thứ an ninh mật vụ được điều động đến các khu vực chung quanh sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán của họ ở Sài Gòn.

Giới cầm quyền ở Viêt Nam, những kẻ vẫn ưa thích một trò chơi hai mặt, lợi dụng sự mở rộng kinh tế về phía được Tây phương ủng hộ và tiếp tục duy trì sự khép chặt chính trị lệ thuộc vào Trung Quốc, có lẽ nghĩ rằng chiến dịch đàn áp này là việc làm đúng. Một mặt, chiến dịch đàn áp có thể đã reo rắc thêm nhiều sợ hãi cho những người có ý định đứng lên tranh đấu cho tự do. Mặt khác, chiến dịch đàn áp vào lúc này có thể làm dịu bớt đi nhiều lo ngại của quan thày Trung Quốc về lòng trung thành trên mặt chính trị của Hà Nội đối với họ, sau khi Việt Nam có nhiều hành động xích lại gần Hoa Kỳ mới đây.

Tuy nhiên, trong thực tế, kể từ năm 2000 thì tất cả các chiến dịch đàn áp đối với các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam đều có vẻ như là giúp làm nảy nở thêm ra nhiều nhà bất đồng chính kiến và tranh đấu kiên cường khác. Ba nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi bị bắt trong chiến dịch đàn áp năm 2002 ở lứa tuổi vừa mới hơn 30, rồi lại thấy có nhiều kẻ đồng chí hướng với họ trong đó nhiều người thuộc thành phần có học thức cao hơn và trẻ trung hơn. Và bây giờ rất rõ ràng để nhận thấy rằng nhiều nhà bất đồng chính kiến khác bao gồm nhiều sinh viên đang tiếp tục con đường tranh đấu sau khi có chiến dịch đàn áp “tồi tệ nhất” (theo quan điểm của Hội Ân xá Quốc tế) kể từ 20 năm qua đang xảy ra, bắt đầu từ năm 2006.

Vào năm 2002, việc loan truyền êm thắm đến mọi người một bài viết của các nhà bất đồng chính kiến được coi là một sự thành công, thì hiện thời mọi người lại cảm thấy không thoả mãn với vài tập san xuất bản định kỳ chỉ có khoảng 30 trang giấy khổ A4. Và một điều khác, quan trọng hơn đáng được đề cập tới, là ước muốn và khát vọng cho một xã hội rộng mở đã trở nên vang vọng và quyết tâm hơn. Các đảng phái không cộng sản, các hội đoàn tư nhân, các buổi cầu nguyện chung cho quyền dân sự và các cuộc biểu tình rộng lớn phản đối chính quyền địa phương, mặc dù vẫn còn rải rác, ở mức độ nhỏ và thường bị đe doạ, thì không còn chỉ là một giấc mơ.

Không một ai chắc chắn rằng các vụ bắt bớ trong chiến dịch đàn áp vừa qua có phải là nguyên nhân chính làm cho cuộc xuống đường ngày 14 tháng Chín bị thất bại hay không, nhưng mọi người Việt Nam yêu nước đều tin chắc rằng các vụ bắt bớ này đã làm hài lòng quân xâm lược Trung Quốc. Do đó chiến dịch đàn áp vừa qua đã mang lại một sự nhục nhã to lớn cho ÐCSVN mà tính chính đáng của họ chỉ còn sót lại rất ít ỏi.

Trong lúc này, ÐCSVN có thể làm ngơ những lời lên án của phương Tây về các vụ xúc phạm nhân quyền vì quyền lợi kinh tế hình như có sức quyến rũ hơn các giá trị tinh thần của nhân loại trong thời buổi khủng hoảng hiện nay, và thế giới Tây phương đang bận rộn tìm cách đối phó với các sự kiện quan trọng như chiến tranh lạnh.

Nhưng tất cả mọi chế độ dám khinh thường quyền lợi của đất nước và chỉ dựa vào sự ủng hộ của nước ngoài sẽ không thể nào đứng vững. Và trong lịch sử nhân loại, người ta có thể tha thứ cho một kẻ cầm quyền về nhiều lỗi lầm hoặc ngay cả các tội ác, nhưng người ta không bao giờ tha thứ cho một “lỗi lầm” phản bội tổ quốc hoặc âm mưu thông đồng với kẻ xâm lược. Một nhà triết học theo đạo Khổng ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Thiên Chúa giáng sinh, Tuân Tử, đã nói rằng, “Dân là nước quan là thuyền. Nước đẩy thuyền đi nhưng nước cũng có thể làm lật thuyền”. Do đó nhìn từ mọi khía cạnh, chiến dịch đàn áp mới đây của ÐCSVN là sai lầm và tai hại cho chính họ.

Phạm Hồng Sơn
Việt Nam ngày 18/9/08


http://www.archive.org/download/phamhongson/NewCrack-down.pdf
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 990 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 59
Khách: 59
Thành Viên: 0