|
|
Lực lượng cảnh sát và an ninh đông đảo đã có mặt tại hiện trường |
Trong một động thái bất ngờ, nhà chức trách bắt đầu tiến hành công việc mà họ gọi là 'quy hoạch dự án
xây dựng công viên cây xanh' tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội.
Một nhân chứng cho hay nhân viên công quyền đã tới địa điểm 40-42 Nhà Chung từ sáng sớm.
Nhân chứng này nói: "Hiện nay họ đã chặn hai đầu đường trên phố Nhà Chung, không cho dân vào, để bên trong họ
tiến hành công việc dỡ rào chắn và một số đồ vật khác".
Hình ảnh trên trang web của Thông tấn xã Công giáo VietCatholic cho thấy chính quyền huy động cả xe tải và cần
trục.
Cũng có tin các linh mục và tín đồ đã đổ tới hiện trường. Tòa Tổng Giám mục đã gửi thư khiếu nại khẩn
cấp tới chủ tịch nước, thủ tướng Việt Nam và UBND TP Hà Nội.
Tòa Tổng giám mục Hà Nội trong một thời gian dài đã yêu cầu xin lại tòa nhà từng được dùng làm văn phòng
của đại diện tòa thánh Vatican.
Câu trả lời chính thức chỉ mới được đưa ra vào hôm thứ Năm 18/9, khi UBND quận Hoàn Kiếm công bố quy hoạch dự án
xây dựng công viên cây xanh tại phần đất tranh cãi này.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, được trích lời nói tổng diện tích khu đất gần bảy
ngàn mét vuông 'sẽ được xây dựng thành công viên vườn hoa, tiểu cảnh hài hòa với tòa nhà ba tầng hiện có'.
Nhà chức trách cũng dự kiến sẽ chuyển khu nhà của Tòa Khâm sứ cũ thành thư viện.
Chỉ chưa đầy một ngày sau khi UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức công bố quyết định quy hoạch này, công việc giải
phóng mặt bằng dường như đã bắt đầu.
Cầu nguyện đòi đất
Bắt đầu từ dịp Giáng Sinh năm ngoái, hàng ngàn giáo dân đã tụ họp cầu nguyện để đòi khu đất Tòa Khâm sứ
cũ về cho Tòa Giám mục Hà Nội.
Khu vực này gồm một biệt thự kiểu Pháp và khoảng một hécta đất xung quanh, có thời kỳ đã được cho sử dụng
để kinh doanh và cả làm bãi để xe.
|
Hiện nay họ đã chặn hai đầu đường trên phố Nhà Chung, không cho dân vào, để bên trong họ tiến hành công việc
dỡ rào chắn và một số đồ vật khác.
Một nhân chứng
|
Đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt từng giải thích với BBC trong một cuộc phỏng vấn rằng đây là đất
của Tòa Giám mục cho Đức Khâm sứ mượn, vì vậy Tòa Giám mục có quyền đòi lại.
Hơn nữa, theo Ngài, các cơ sở thờ tự hiện nay của Tòa Giám mục đang trở nên quá chật chội.
Giới chức tôn giáo nhà nước cũng từng thừa nhận rằng đòi hỏi về đất đai của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội để
có một trụ sở làm việc là một "nhu cầu có thực".
Các
cuộc cầu nguyện đông người hồi đầu năm kéo dài tới hơn một
tháng và chỉ dừng khi có thư của Tòa thánh Vatican kêu gọi
giáo dân kiềm chế và có tin chính quyền sẽ trả lại khu đất
này cho Tòa Giám mục.
Một số nguồn tin Công giáo cũng cho rằng Chính quyền sẽ đối thoại để trao lại quyền sử dụng Tòa Khâm sứ, nhất là
sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp tới thăm hiện trường.
Thế nhưng những gì đang xảy ra tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ cho thấy hy vọng này đã không thành hiện thực.
Dân Việt Nếu
quang minh chính đại thì không việc gì phải làm việc gấp gáp
như thế. Vụ việc Thái Hà bỏ vào túi riêng không xong nên trở
thành công viên trong vòng một ngày. Nếu các việc khác mà
người thực thi pháp luật Việt Nam làm nhanh như thế thì tốt
biết bao cho dân lành, và người dân nước Việt đã không còn đói
nghèo tới bây giờ.
Dan Viet HN Cảm
ơn BBC đã cung cấp thông tin cập nhật. Tôi vô cùng buồn vì sự cố chấp
của chính quyền trong vấn đề giải quyết các tranh chấp dân sự. Người
Công giáo họ cũng là con dân đất Việt, chỉ có điều họ có thêm một niềm
tin vào Thiên Chúa với mục đích duy nhất là kính Chúa và yêu người (căn
bản của 10 điều răn). Với một nhu cầu nho nhỏ là xin được mở rộng cơ sở
thờ tự trên cơ sở mảnh đất cũ (nhà nước đã thu nhưng chưa sử dụng) thế
mà cũng không được đáp ứng.
Vậy thử hỏi
mỗi người dân Việt chúng ta hy vọng điều gì vào cái nhà nước này? Thật
buồn cho người Công giáo vì sự đấu tranh ôn hoà đã không làm thay đổi
được quan điểm của nhà nước đối với nguyện vọng của Dân Việt nói chung
và người Công giáo riêng.
Thanh Gia Không bị mang tiếng là cướp, không bị mang tiếng là đàn áp, lại được tiếng là chăm sóc tới không gian cho người dân!!!
Có
thật thế khi giờ dân trí người Việt đã có nhiều đổi thay, với những
người hiểu biết họ luôn có cái nhìn riêng nhìn thẳng vào vấn đề, nhà
nước đang làm gì,liệu rằng các khu đất tranh chấp mà không giải quyết
được thì quy hoạch làm vườn hoa cây xanh, trong khi ngay cạnh đó, nhà
nước đã làm gì để bảo vệ không gian hồ Gươm?
Là kiến trúc sư tôi hổ thẹn cho quyết định của nhà nước!
Nam Chinh, London Xin
thưa bạn Thang, Hanoi! Bạn ở ngay Hà Nội mà sao lại không biết tí gì về
thông tin này vậy? Chính quyền đâu có mờ ám hay lén lút gì khi làm việc
này? Họ cho công bố công khai quy hoạch này trên báo đài, tivi và còn
mời cả nhân dân (trong đó gồm nhiều giáo dân) đến dự buổi thuyết trình
về dự án này đấy chứ.
Còn việc họ
tiến hành dự án thì phải san lấp mặt bằng, phải huy động các loại máy
xây dựng và phải rào xung quanh để đảm bảo an toàn thi công cho công
nhân và cho người dân, cũng như đảm bảo an toàn môi trường. Việc này
bất cứ công trình nào và ở bất cứ đâu cũng phải làm như thế, nên không
thể thấy máy móc đến làm việc lại nói là dùng "vũ lực" để cưỡng ép
được.
Thiết nghĩ,
nhà nước biến khu đất này thành một công viên cây xanh đẹp, có cả một
thư viện lớn nằm ở giữa là một việc đáng hoan nghênh. Công viên mở này
sẽ phục vụ cho lợi ích của nhân dân trong khu vực, đặc biệt là cho
nhiều giáo dân sống ở phố Nhà Chung và phố Nhà Thờ gần đó. Nó cũng sẽ
làm xanh và đẹp thêm thành phố. Vì vậy không có gì phải bàn cãi nữa.
Người HN Nghe
ra nhà nước đang dẹp các đạo rồi. Trước mắt dẹp đạo công giáo trước,
bằng chứng họ đang lấy đất nhà thờ Thái Hà. Hôm nay lại lấy đất của Nhà
Thờ Lớn. Sau đó chắc là nhà thờ Phát Diệm, Bùi Chu, rồi tiến vào SG. Họ
quyết tâm Nước Việt Nam sẽ không cho phép tồn tại một đạo nào. Nhưng
họ vẫn nói tự do tín ngưỡng (đó là nhà nước đang cho các đạo ăn kẹo
ngọt)sau đó họ sẽ dẹp một cách hợp lý.
Dinh Thai Binh, Hà Nội Người
Công giáo Hà Nội thật bất khuất. Ai có thể bảo rằng ngày mai khi cái
công viên làm vọi vàng này đã xong thì người công giáo không còn đấu
tranh cho công lý? Sức mạnh của họ ở chỗ không có gì ngoài lời cầu
nguyện ôn hoà và thiện chí đối thoại. Họ có thể bị cường quyền cướp
đọat đất đai hiện tại nhưng niềm tin và công lý và sự thật sẽ không bao
giờ mất. Khát vọng công lý sẽ càng cháy bỏng nơi những con người quả
cảm kia.
Tôi cảm thấy mình đớn hèn vì không gióng lên được một tiếng nói để bảo vệ chính mình và đòi hỏi cho quyền lợi chính đáng của
mình và người xung quanh mình như các giáo dân kia.
augustin Nguyen, Sài Gòn Tôi
đã im lặng như bao nhiêu người. Thực sự chúng ta có biết hết được sự
thật không? Thậm chí với chính thứ chúng ta nhìn thấy con chưa chưa
chắc đã là sự thật. Tôi chỉ xin chia sẻ những gì tôi nhìn thấy. Một
vũ trường để loa hương sang khu tu trì nhiều năm... Một quán phở nhoe
nhoét trên nền thánh địa.
Một thực tế
là nếu bạn thờ của nhà bạn hay tôi mà bị vứt rác vào thì lòng tự trọng
của chúng ta sẽ xử trí ra sao? Tại sao những bậc tu trì ấy lại chịu
đựng lâu đến vậy? Hy vọng là họ đừng chịu đựng quá lâu. Trước khi UBND
hợp thức hóa bằng cách lập dự án và bán đất cho ngân hàng... nếu không
hành động, mãi mãi chủ quyền của mảnh đất ấy bị hợp thức hóa.
Một câu chuyện đang diễn ra mỗi ngày tại VN. Nếu như bạn không tin, hay đến mà xem. Chúng ta có nên ngồi đó đoán mò, rồi đưa
nhận định linh tinh, tự biếm họa mình với chính sự thiển cận của bản thân.
Nam Long, Sài Gòn Thực
dân Pháp đã ra đi từ lâu thì toàn bộ đất đai là thuộc về dân tộc VN,
chứ không thuộc về một nhóm người nào cả. Việc làm của chính quyền VN
tuy không "lịch sự" nhưng là một hướng giải quyết trung hòa (tôi muốn
nói là đúng hay sai), và tôi nghĩ vườn hoa thì tốt cho mọi người dân ở
khu vực đó.
Bach Loc, Hà Nội Nếu
chính quyền làm việc công minh, đàng hoàng thì các phóng viên quốc tệ
hiện đang theo dõi phụ phá khu Toà Khâm Sứ đã không bị đàn áp. Công an
cấm không cho quay chụp hình, thu máy quay của phóng viên và dùng bạo
lực với phóng viên. Ôi, chính quyền ơi!!!
Hoanglong, Hà Nội Thật vô lý: đất đai là thuộc chủ quyền của việt nam được đánh đổi bằng bao xương máu của nhiều thế hệ. Tòa thánh Vatican đâu
có quyền can thiệp? Tòa Tổng Giám Mục lấy lý do gì để đòi lại những khu đất đó?
|