Thứ Tư, 2024-12-04, 3:29 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 21 » Tự do tôn giáo tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ
4:20 PM
Tự do tôn giáo tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ
2008-09-20

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ hôm qua công bố bản phúc trình thường niên 2008 về tự do tôn giáo thế giới. Và riêng về Việt Nam, bản phúc trình mở đầu rằng tình trạng tôn trọng tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục được cải thiện đáng kể.

RFA PHOTO

Hôm 19-9-2008, Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đã công bố bản phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới.

Bản phúc trình viện dẫn một số tiến bộ như VN đã gia tăng việc thực hiện khuôn khổ pháp lý về tôn giáo được đề ra hồi các năm 2004, 2005, chính phủ Việt Nam công nhận thêm một số Giáo Hội, cho phép đăng ký thêm 4 giáo phái Tin Lành.

Ghi nhận các tiến bộ

Phúc trình của Mỹ cũng ghi nhận việc Ủy ban Tôn giáo Nhà nước đã tổ chức một số chương trình đào tạo tu sĩ, cũng như giúp các chính quyền địa phương thực hiện khuôn khổ pháp lý tôn giáo vừa nói…

Lên tiếng tại một buổi thuyết trình hôm qua về bản phúc trình này, ông John Hanford, Đại sứ lưu động đặc trách Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ giải thích lý do Bộ Ngọai giao cảm thấy Việt Nam đáng được rút tên khỏi CPC, tức danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về hành động đàn áp tôn giáo.

Ông Hanford đại ý cho biết đã chứng kiến tình hình tôn giáo ở Việt Nam có thay đổi trong vài năm qua, mà theo kinh nghiệm của ông, là một diễn tiến vượt bực chỉ trong giai đọan khỏang 2-3 năm của nhà nước đương nhiệm.

Ông Hanford viện dẫn rằng vào lúc ông bắt đầu đảm nhận chức vụ như hiện giờ, thì ở nhiều nơi tại VN đã xảy ra tình trạng hàng chục ngàn tín đồ bị cưỡng bức từ bỏ Đức Tin, cả ngàn cơ sở thờ phượng bị đóng cửa, hàng chục trường hợp tù nhân tôn giáo.

Nhưng hiện giờ, những chính sách như vậy đã thay đổi. Nhà nước Việt Nam đề ra các luật lệ mới về tôn giáo, cho mở cửa lại đa số những nơi thờ phượng từng bị cấm cản, và bắt đầu cho đăng ký các giáo phái mà trước đây không có, hay bị đặt ra ngòai vòng pháp luật.

Mặc dù khuynh hướng tôn giáo ở Việt Nam đang trong chiều hướng tích cực, nhưng nó diễn ra trì chậm hơn mong đợi.

Đặc sứ John Hanford

Cần mở rộng thêm

Vẫn theo đặc sứ John Hanford, thì mặc dù khuynh hướng tôn giáo ở VN đang trong chiều hướng tích cực, nhưng nó diễn ra trì chậm hơn mong đợi. Ông tin rằng chính phủ VN, ở cấp cao, đã quyết định mở rộng thêm tự do tôn giáo cùng hoạt động hành đạo của tín đồ.

Mặc dù cho rằng tình hình tôn giáo ở VN có cải thiện quan trọng, nhưng bản Phúc trình vừa nói của Bộ Ngọai Giao Mỹ cũng khẳng định rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề tôn giáo nghiêm trọng ở Việt Nam.

Theo đó, chính quyền tiếp tục không cho nhiều Hội Thánh Tin Lành đăng ký, các quan chức tiếp tục gây rắc rối, nhất là hù dọa, hành hung các tín đồ.

Giới chức VN tiếp tục áp dụng những biện pháp hạn chế gắt gao đối với Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhất, các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, những Hội Thánh Tin Lành ở Tây Nguyên… giữa lúc một số chính quyền địa phương không thực hiện khuôn khổ pháp lý về tôn giáo đã được trung ương đề ra.

Bản phúc trình đặc biệt lưu ý rằng trong khi hiến pháp VN có quy định về tự do tôn giáo, nhưng nhà nước tiếp tục áp dụng những biện pháp hạn chế hoạt động tôn giáo tại VN.

Danh sách CPC

Trong khi đó, Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới thuộc Quốc Hội Mỹ USCIRF đã ca ngợi việc Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình này, nhưng bày tỏ quan ngại rằng Bộ Ngọai giao đã không đưa bất kỳ nước nào vào danh sách những xứ cần quan tâm đặc biệt về hành động đàn áp tôn giáo kể từ tháng 11 năm 2006 – là năm mà Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ xóa tên VN khỏi danh sách CPC.

Luật lệ mà Hà Nội đưa ra không được thực thi đều khắp, không được tuân thủ ở địa phương, nơi các quan chức tiếp tục sách nhiễu, hạn chế mạnh mẽ tự do tôn giáo.

USCIRF

Hồi tháng Năm vừa rồi, Ủy ban đã gởi văn thư cho Ngọai trưởng Mỹ Condoleezza Rice, tiếp tục đề nghị bà, trong phạm vi quyền hạn, hãy đưa 11 quốc gia vào danh sách CPC, trong đó có Việt Nam.

Theo Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới thì việc Bộ Ngọai giao Mỹ xóa tên Việt Nam khỏi CPC hồi năm 2006 là quá sớm và không cơ sở.

Ủy ban lưu ý rằng sau chuyến đi Việt Nam hồi mùa Đông năm ngóai, các viên chức của cơ quan này đã đi đến kết luận rằng mặc dù Việt Nam đạt được tiến bộ đáng kể trong một số lãnh vực, nhưng sự cải thiện đó chưa trải rộng tới tất cả cộng đồng tôn giáo, tới các tỉnh hay những khu vực sắc tộc thiểu số.

Ngòai ra, theo nhận xét của Ủy ban, thì luật lệ mà Hà Nội đưa ra không được thực thi đều khắp, không được tuân thủ ở địa phương, nơi các quan chức tiếp tục sách nhiễu, hạn chế mạnh mẽ tự do tôn giáo.

Ủy ban nhận định rằng trong khi các viên chức Hoa Kỳ tiếp tục ca ngợi tiến bộ của Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới vẫn cần phải thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam nhanh chóng chấm dứt hành động đàn áp tự do tôn giáo, nới lỏng các biện pháp hạn chế và phóng thích những tù nhân tôn giáo.

Theo Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới thì việc Washington đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về hành động đàn áp tôn giáo sẽ là một tín hiệu cho thấy vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền là ưu tiên hàng đầu trong mối bang giao Mỹ-Việt.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1065 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 5
Khách: 5
Thành Viên: 0