|
|
AP nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nhà báo của hãng vi phạm pháp luật |
Hãng thông tấn Mỹ đăng ảnh nhà báo Ben Stocking sau khi ‘bị đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ trong khi Việt Nam tuyên bố
không có việc hành hung ký giả này.
Trong bản tin mới nhất hôm 21/9, Associated Press (AP) cho biết tiếp tục bảo vệ lời kể của nhà báo Stocking rằng ông bị hành
hung.
Hãng này cũng nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông vi phạm pháp luật khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo
dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ.
Hãng thông tấn Mỹ thuật lại rằng sau hai tiếng rưỡi ở đồn cảnh sát, trưởng đại diện AP ở Hà Nội ra về với nhiều vết máu dính
trên quần áo và đầu.
Ap nói ông Stocking cũng bị một vết rách trên đầu và phải khâu bốn mũi tại một phòng khám tư.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói rằng “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành
hung ông Ben Stocking".
|
Hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking
Phát ngôn viên Lê Dũng
|
Thông
cáo báo chí trên website Bộ Ngoại Giao Việt Nam trích lời ông Dũng
nói: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, sáng ngày 19/9/2008, phóng
viên Ben Stocking đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình
chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm".
"Những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã nhắc nhở nhưng ông Ben Stocking cố tình không tuân thủ".
Phản đối
Hãng tin Mỹ nhấn mạnh việc đối xử với ông Stocking là “không thể chấp nhận được” và là một “hành động quá đà của cảnh sát”.
Hôm 19/9, nhà báo Stocking nói với văn phòng của hãng tại Bangkok qua điện thoại rằng ông bị công an ngăn vì ở
nơi cấm chụp hình nhưng 'vì đây là tin nóng nên tôi vẫn vào'.
Đoạn video được đăng trên trang YouTube chỉ cho thấy phần đầu vụ bắt giữ nhà báo 49 tuổi.
|
Họ bảo tôi là tôi đang chụp hình ở chỗ không được phép, nhưng vì sự việc chính là tin nên tôi vẫn vào
Phóng viên Ben Stocking
|
AP nói trước khi bị cảnh sát mặc thường phục giải đi, đoạn video cho thấy ông Stocking đứng chụp ảnh vụ biểu tình bên một
sĩ quan an ninh giữa ban ngày. Nhà báo này cũng không chống lại khi bị đưa đi.
Hãng thông tấn này đã yêu cầu phía Việt Nam xin lỗi và hoàn trả tài sản của phóng viên.
Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã yêu cầu phía
chính phủ Việt Nam ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Trong
bản tin mới, AP cũng trích báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở
ở Mỹ ra hồi tháng Năm về “một loạt các vụ bắt bớ, giam giữ và xét xử
phóng viên” của chính phủ Việt Nam, đi ngược lại với hiến pháp, vốn
“bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận”.
Sau vụ nhà báo Ben Stocking 'bị đánh', các tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
đều đều đã lên tiếng phản đối.
|