| ĐTGM Hà nội phát biểu trước UBND 20/9/08 | Tôi
hết sức cám ơn ông Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cũng như
là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chung tôi
một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình. Những lời ông
Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn,
thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên
muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà
phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng: những cái tính toán nó đúng
mực nó mói là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải
tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi
cung xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ
tịch.
Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Uỷ ban nhân dân TP
đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm
qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhân trong những năm gần
đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều
kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi
ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người
được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều
đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự
do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho”.
Cái
thứ hai, ông chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật
và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất
đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như
thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì
cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. Ông chủ tịch có nói rằng: đất đai
thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến thời Giáo Hội
Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó.
Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là
đây được cấp. Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng
phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể
thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi
chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Không
có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo
nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là
trưng thut trao cho cơ quan nào… hoàn toàn không có. Thực ra có thể nói
việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản
là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng
tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng
tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! phải có giấy
tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề
đất 42 chúng tôi chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải
sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời
chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng
phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái
văn bản đó.
Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch có nói rai ngoài
vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư sử theo tình người, nguyện vọng của
người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng
tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và
hội đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất
đó gắn bó với chúng tôi nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là
chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói
đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông chủ tịch đưa ra rất
hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.
Chúng
tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch
có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là
quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu,
vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như
cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh
Pôn chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao
giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách
san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh
doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi
kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái
trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân
thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước.
Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái
trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó
phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó,
chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại
đoàn kết dân tộc.
"Chúng
tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ
chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng
tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm
cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn
Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong
đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để
cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.
Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải
có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần
nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành
Phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng
và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng
như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho Thành Phố Hà Nội
chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ,
xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và
làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.
Tôi xin cám ơn.
|