Thứ Hai, 2025-01-20, 8:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 22 » Phạm Thanh Nghiên - Yêu nước hay đe dọa an ninh quốc gia?
9:19 AM
Phạm Thanh Nghiên - Yêu nước hay đe dọa an ninh quốc gia?
Hiền Vy, phóng viên đài RFA
2008-09-21

Ngày 18/9/2008, nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên đã bị công an thành phố Hải Phòng khởi lệnh bắt giam khi đang tọa kháng tại nhà, trước hai khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và “Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng”.

phamthanhnghien-150.jpg
Cô Phạm Thanh Nghiên. Photo courtesy of ThanhNienLacViet
Hiền Vy hỏi chuyện Luật Sư Lê Trần Luật khi được biết cô Phạm Thanh Nghiên đã ủy nhiệm ông làm Luật Sư cho cô:

Luật Sư Lê Trần Luật: Trước khi bị bắt, cô Thanh Nghiên đã trao đổi với tôi rất nhiều. Tôi đã dự liệu tình huống cô ấy bị bắt và chúng tôi đã thống nhất nếu cô ấy bị bắt thì tôi sẽ là người Luật Sư bào chữa trên quá trình điều tra và cũng như là trong phiên tòa sắp tới.

Hiền Vy: Thưa ông như vậy thì việc bắt giam nhà dân chủ Phạm thanh Nghiên có đúng với pháp luật không?

LS Lê Trần Luật: Hiện nay trong tay tôi đang giữ cái biên bản của cô Phạm thanh Nghiên, đã chuyển cho tôi trước ngày bị bắt. Nhìn vào cái tờ lệnh này thì cũng có vài vấn đề về mặt thủ tục.

Đúng ra, người ta cần phải khởi tố vụ án, phải có bị can, rồi dựa vào đó người ta mới ra lệnh khám xét. Nhưng mà họ đã ra lệnh khám xét và giữ những đồ đạc của nhà cô Nghiên trước khi ra lệnh bắt, vì vậy có cái gì đó không bình thường nhưng ít ra tôi phải đọc hồ sơ của vụ án thì mới biết được vì sao họ tiến hành như thế, chứ bây giờ tôi chưa thể bình luận được là họ bắt như vậy là đúng hay sai.

Tuyên truyền chống nhà nước?

Hiền Vy: Vâng, xin cám ơn ông, nhưng tại sao tọa kháng tại nhà lại bị bắt, thưa ông?

Người bị bắt có quyền nói hay trả lời hay nói chuyện bình thường chứ không có qui định nào muốn nói phải chờ phép của người bắt mình đâu. Không có qui định là khi anh bị bắt thì anh muốn nói gì thì phải chờ người bắt anh cho phép. Không có qui định đó. Chuyện đó rất là sai.

LS Lê Trần Luật

LS Lê Trần Luật: Tôi nghĩ vấn đề không phải là tọa kháng tại nhà mà vấn đề là người ta bắt cô ấy vì cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cái tội này có nội dung qui định cho một người nào tàng trữ hay làm ra các tài liệu mang nội dung chống lại nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể phạm vào điều đó, là điều 88.

Hiền Vy: Vâng thưa ông, tôi có nghe được đoạn băng ghi âm lúc họ đến bắt cô Nghiên. Thưa như vậy là theo hiến pháp Việt Nam là sau khi có lệnh bị bắt thì không được nói điều gì nếu không có phép của người đã ký bản lệnh bắt giam đó sao?

LS Lê Trần Luật: Không! Không có qui định đó. Người bị bắt có quyền nói hay trả lời hay nói chuyện bình thường chứ không có qui định nào muốn nói phải chờ phép của người bắt mình đâu. Không có qui định như thế.

Cái chuyện bắt là hành động khác với lại cái chuyện cấm đoán kia. Không có qui định là khi anh bị bắt thì anh muốn nói gì thì phải chờ người bắt anh cho phép. Không có qui định đó. Chuyện đó rất là sai.

Hiền Vy: Như vậy thì nhân viên an ninh nói với cô Nghiên là cô ấy không được nói gì hết, không được làm gì hết nếu không có phép của ông ta, là không đúng, phải không ạ?

LS Lê Trần Luật: Không đúng! Vì lệnh bắt đó là lệnh bắt để tạm giam chứ không phải lệnh bắt truy nã. Bắt cô Nghiên là loại bắt để tạm giam tức là mục đích bắt là để giam cầm người này và khi người ta bị giam là bị tước đoạt tự do điều đó không có nghĩa là bị tước đoạt những quyền khác. Quyền nói, quyền trả lời là của người ta, không thể cấm được.

Hiền Vy: Thưa Luật Sư, gia đình của cô Phạm Thanh Nghiên có được thăm nuôi không ạ?

LS Lê Trần Luật: Trong luật không có điều khoản nào cấm gia đình đi thăm nuôi nhưng tôi chắc là họ sẽ không cho thăm nuôi cho đến khi nào họ đã điều tra xong hết rồi thì họ mới xem xét coi có thăm nuôi được không.

Theo tôi thì với hai hành động đó thì không thể truy kết tội này được, nếu không muốn nói đây là hành động yêu nước chứ không phải là hành động chống lại nền an ninh quốc gia.

LS Lê Trần Luật

Thăm nuôi có 2 mặt, thăm là gặp mặt trực tiếp hay không là một, và thứ hai là có được gửi vật dụng hay thức ăn cho người bị giam cầm hay không. Và theo tôi thì họ phải kết luận điều tra xong thì họ mới cho.

Hiền Vy: Thủ tục như vậy là thông thường cho tất cả mọi người bị bắt hay chỉ dành riêng cho những nhà dân chủ thôi, thưa ông?

LS Lê Trần Luật:  Trong bộ luật hình sự, chương đầu tiên có nói tội nặng nhất là tội liên quan đến an ninh quốc gia. Thông thường nếu là tội này thì họ sẽ từ chối còn những tội khác thì họ vẫn cho bình thường. Có thể là trong lúc điều tra thì họ không cho gặp mặt, nhưng chuyện tiếp tế thức ăn, thì tôi nghĩ là cho hết.

Đe dọa an ninh quốc gia?

Hiền Vy: Liên quan đến việc an ninh quốc gia! Thưa ông, như vậy thì có làm gì bạo động không như là có bom, có súng, có đạn gì không, mà lại bị tôi ấy?

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì họ không chờ đợi cái chuyện bom đạn, súng ống hay là cái gì đó. Tàng trữ hay làm ra các tài liệu có nội dung chống đối nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì đây là một điều hết sức vô lý nhưng dù sao nó đã được qui định trong điều luật.

Ví dụ như người ta có hành động nào cụ thể hay những diễn biến cụ thể liên quan trực tiếp đến nền an ninh quốc gia hay suy tồn của một chế độ thì mới kết tội chứ còn bây giờ chỉ tàng trữ tài liệu mà đã qui kết rồi thì rõ ràng là điều luật đó không ổn. Theo tôi điều 88 là không ổn.

Hiền Vy: Những gì tôi nghe được qua các cơ quan truyền thông, thì thưa Luật Sư, hai cái khẩu hiệu cô Nghiên có là “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, và “Phản đối công hàm của ông Phạm văn Đồng”. Hai cái khẩu hiệu đó liên quan đến an ninh của quốc gia hay sao, thưa ông?

Cũng có nhiều vấn đề, là liệu tại Việt Nam có ai yêu nước mà bị tù không, thì tôi có thể trả lời sơ bộ là có, chứ không phải là không.

LS Lê Trần Luật

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì với hai hành động đó thì không thể truy kết tội này được, nếu không muốn nói đây là hành động yêu nước chứ không phải là hành động chống lại nền an ninh quốc gia.

Hiền Vy: Thưa ông tại Việt Nam bây giờ có ai bị tù vì hành động yêu nước của mình không ạ?

LS Lê Trần Luật: Cũng có nhiều vấn đề, là liệu tại Việt Nam có ai yêu nước mà bị tù không, thì tôi có thể trả lời sơ bộ là có, chứ không phải là không.

Hiền Vy: Thưa theo như Luật Sư thì có hy vọng gì để cô Phạm thanh Nghiên được trả tự do hay là có một phiên tòa trong tương lai rất gần không?

LS Lê Trần Luật: Theo tôi thì việc cô Thanh Nghiên hay các nhà dân chủ khác được tự do hay không, phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên là truyền thông và sức ép của một số tổ chức phi chính phủ khác cũng như là các tổ chức của những quốc gia khác can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền Việt Nam.

Hiền Vy: Vâng, xin cảm ơn ông.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 1222 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 23
Khách: 23
Thành Viên: 0