Thứ Hai, 2025-01-20, 8:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 24 » Việt Nam 'tham nhũng hơn Trung Quốc'
11:33 AM
Việt Nam 'tham nhũng hơn Trung Quốc'
 
 
Hình minh họa
Tham nhũng được đánh giá là thách thức ở châu Á
Bảng đánh giá mức độ tham nhũng mới nhất của tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 121 / 180, thứ hạng gần như không đổi so với năm 2007.

Tại châu Á, Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2008 đánh giá 32 nước, và Việt Nam xếp thứ 20, với 2.7 điểm.

Trung Quốc đại lục xếp thứ 12 trong vùng, và đứng thứ 72 trên toàn cầu, với 3.6 điểm.

Anh quốc xếp thứ 16, trong khi Hoa Kỳ xếp thứ 18 ngang với Nhật.

Đánh giá

Năm nay ba nước – Đan Mạch, New Zealand và Thụy Điển – cùng xếp thứ nhất, với 9.3 điểm.

Trong nhóm Top 10, Singapore xếp thứ tư, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Sĩ, Iceland, Hà Lan, Úc, Canada và Luxembourg.

10 nước xếp đầu châu Á
New Zealand
Singapore
Australia
Hong Kong
Nhật Bản
Đài Loan
Nam Hàn
Macao
Bhutan
Malaysia

Chỉ số năm ngoái, đánh giá 179 quốc gia, xếp Việt Nam đứng thứ 123, với 2.6 điểm.

Tính theo thời gian, điều tra mức độ tham nhũng của quan chức dưới dạng chỉ số nhận thức tham nhũng này đã đặt Việt Nam cao hơn một chút.

Năm 2005, Việt Nam chỉ đạt 2.4 điểm, sau đó tăng 0.2 điểm (2.6) vào năm 2006.

Nói chung về châu Á, Minh bạch Quốc tế năm nay ghi nhận trong 32 quốc gia, có tới 22 nước bị điểm dưới 5.

Nam Hàn và Tonga có điểm cao hơn hẳn so với năm trước, chứng tỏ giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng đã có cải thiện trong hành vi của viên chức.

Nhưng Hong Kong, Macao, Maldvies và Timor lại bị đánh giá thấp hơn trước.

Năm nước xếp chót tại châu Á là Lào, Papua New Guinea, Campuchia, Afghanistan và Miến Điện.

Miến Điện cũng bị xếp áp chót trên tổng số 180 quốc gia, chỉ trên Somalia.

Minh bạch Quốc tế, có trụ sở ở Berlin, ghi nhận trong số các nước giảm điểm đáng kể so với 2007 có Bulgaria, Burundi, Phần Lan, Pháp, Italy, Macao, Maldvies, Na Uy, Bồ Đào Nha, Somalia, Timor và Anh quốc.

Chỉ số thường niên này tập trung vào tham nhũng trong khu vực công và định nghĩa tham nhũng là sự lạm dụng quyền chức để tư lợi.


Hoang Xa
VN nạn tham nhũng rất phổ biến, đặc biệt là trong các DNNN hiện nay, người ta tham nhũng bằng nhiều hình thức trắng trợn. NN không thực hiện chống tham nhũng tại khu vực này, của "chùa" thể hiện nhiều nhất ở đây. Khi nào Chính phủ VN mới quan tâm?

Anfa
Nhiều người đổ lỗi cho dân Việt Nam có thói quen hối lộ. Vậy hãy giải thích tại sao những người Việt Nam ở Mỹ lại không có thói quen đó?

TK
Việt Nam mà được vị trí này tôi e rằng không khéo đã có tham nhũng, đút lót trong khi xếp hạng. Chỉ cần một ông tổ trưởng ở khu phố thôi cũng đã ăn của đút rồi. Việt Nam được xếp hạng 121 thì cao quá, nếu đúng phải 175/180. Ôi tự hào Việt Nam (Tôi không dám cảm thấy nhục, hay xấu hổ đâu nhé, sợ lắm!)

Su That, TP HCM
@Mr Neo, Hnam : thật buồn cười khi đọc các suy nghĩ cuả các anh, các suy nghĩ này đúng là suy nghĩ của các quan chức.Tham nhũng ở VN tràn lan là do nhân dân gây ra... Thử hỏi người dân thấp cổ bé họng biết làm gì khi muốn làm việc gì đó cho thuận tiện thì bị hạch hoẹ, gợi ý, đến đe doạ....thì mới xong. Nếu CAGT của chúng ta cũng nghiêm như các nước Âu, Mỹ...xem tôi đố ông cố, ông cóc các anh sống lại cũng không dám xì tiền hối lộ khi vi phạm luật giao thông đó. Tôi nói thật tham nhũng ở VN nó nghiêm trọng đến nỗi nếu mà đánh nó chết thì đồng nghĩa với việc đánh chết đảng CS cầm quyền vì thế chống tham nhũng chỉ là hô hào suông thôi.

Tran Quang Thien
Đi đâu cũng thấy, cũng gặp quan, từ quan ấp, quan công an khu vực, quan xây dựng, quan thanh tra, quan CSGT thì làm sao mà người Việt không hối lộ để "thông quan "? Người dân VN phải nuôi bao nhiêu quan trên vai mình. Sợ quá. Vòi bạch tuộc bủa vây tứ phía. Sao lại trách người dân. Lạy bằng miệng quan có nghe đâu nên phải chìa ngân lượng ra thôi. Tham nhũng là vấn đề biết rồi, khổ lắm nói mãi.

Minh Ngoc
Xin bổ sung ý kiến rất xác đáng của TTT. Một chính quyền thật sự của dân phải là chính quyền được vận hành và quản lý tách bạch khỏi sự can thiệp của ĐCS. Nơi nào có bàn tay đảng chỉ đạo càng sâu như luật pháp, truyền thông, giáo dục thì tính minh bạch, công bằng càng kém. Đảng có công rất lớn trong sự nghiệp trồng người XHCN hơn 70 năm! Trồng càng lâu thì người càng thêm khó sửa. Nếu có 1 tội có thể đổ cho người dân một phần đó là tội giỏi nhẫn nhục chịu đựng và thỏa hiệp với một chế độ phi nghĩa quá lâu đến nỗi người dân mất hẳn ý thức giá trị làm người người đứng thẳng. Các quốc gia càng sợ dân chủ, tự do thì càng xếp hạng cao về tham nhũng!

Linh Trung
@Mr Neo , nếu nói người dân có thói quen đưa hối lộ chứ không phải tại chính quyền thì tại sao cũng chính người đó khi sang Mỹ hoặc Âu châu sống họ chẳng phải hối lộ ai cả. Tự nhiên "bệnh" của họ mất tiệt!!

TTT
Tôi thấy nhiều người rất "khách quan" để nhìn phía "cộng tác" của chính quyền: Đó là lỗi do người dân góp phần. Theo tôi thì người dân chính là "nạn nhân" của 1 hệ thống ở phía trên tạo ra.

Ai tạo ra môi trường để người dân hối lộ? Hệ thống giáo dục của ai đào tạo người dân? Hệ thống, guồng máy rất quan trọng để tác động, tạo ý thức hệ cho cộng đồng, cho thế hệ. Một hệ thống, bộ máy thì rất nguy hiểm hoặc hữu ích vì nó có thể phá huỹ hoặc đào tạo thế hệ.

Mr. Neo
Dân Việt Nam từ rất lâu đã có những thói quen tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", nhìn cả giao thông Việt Nam cũng thấy rõ: mục đích luôn là chính, luật pháp và những người khác không bao giờ được tôn trọng.

Ngay cả cái thứ gọi là "tình cảm" giữa các quan chức với quan chức, quan chức với dân cũng không rõ ràng. Dân Việt Nam không có thói quen hoặc chưa quen sòng phẳng, chừng nào mọi chuyện đều giải quyết bằng tình cảm thì vẫn còn tham nhũng, vậy thôi.

Đừng trách Đảng hay ai đó lãnh đạo, hãy trách tại sao anh không thay đổi thói quen của chính anh.

HNam
Tôi đồng ý ở VN nạn tham nhũng còn tràn lan. Tuy nhiên đây ko phải chỉ vì chính quyền mà còn có lỗi của người dân nữa.

Tôi nhớ có bản báo cáo cách đây ko lâu chỉ ra rằng đa số người VN được hỏi đều cho rằng họ sẵn sàng hối lộ quan chức NN với mục đích có lợi cho lợi ích kinh tế của bản thân họ.

Duy Hạnh, Hà Nội
Đảng ta nói, quan chức là nô bộc của nhân dân, thực tế thì nô bộc bòn rút của chủ. Hỡi ơi, chủ mà không có quyền sa thải nô bộc, quyền con người ở đâu, nhân quyền ở đâu.

Nothing
Tham nhũng thế thì hỏi sao Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lại thấy "nhục" vì là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

TTT
Tôi không rõ tổ chức Minh bạch Quốc tế có minh bạch không chứ ở VN ông công an Ấp cũng Tham nhũng đó. Tôi nghĩ VN phải đứng 170 cơ. Cán bộ VN vào ngành tay trắng, rời ghế có giàu to, có ai nghèo đâu.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 1040 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 7
Khách: 7
Thành Viên: 0