Lời Thiên Chúa không bị xiềng xíchTrọng kính Quý Đức Cha, những vị Mục Tử kính yêu của chúng con,
Kể
từ biến cố lịch sử ngày 24.11.1960, ngày Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII
thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt nam, Hội Đồng Giám Mục Việt nam
đã khôn ngoan và kiên cường lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt
qua bao gian nan thử thách trong suốt 48 năm với bao thăng trầm, đổi
thay của lịch sử Đất Nước.
Trên chặng đường dài nhiêu khê của
lịch sử Giáo Hội hòa quyện với lịch sử của một dân tộc đã từng bị xâu
xé, rách nát do hậu quả của chiến tranh, của lòng đố kỵ hận thù ý thức
hệ, của sự mặc cảm tỵ hiềm trong niềm tin tôn giáo…quả thực Hội Đồng
Giám Mục Việt nam đã luôn đóng đúng vai trò của những người hoa tiêu
vững vàng, của những thuyền thưởng can đảm, của những mục tử nhân lành
và khôn ngoan để con thuyền Hội Thánh Việt nam vượt qua thác ghềnh, để
đoàn chiên Việt nam vẫn được an lành trên đồng cỏ cho dù chẳng mấy xanh
tươi, nhưng cũng no lòng chắc dạ.
Với biết bao định hướng mục vụ
chuẩn mực, phản ảnh qua những Bức Thư Chung vừa đầy ắp những tham chiếu
và cập nhật mang tính Truyền thống, vừa phong phú và tích cực mang tính
thời sự của nhịp sống đời thường, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thể
hiện vai trò Ngôn Sứ cách xuất sắc theo đúng yêu cầu và tiêu chí đi
liền với căn tính của chức Giám Mục, như giáo huấn của Công Đồng chung
Vatican II, trong “
Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội”:
“
Trong
khi thi hành chức vụ giáo huấn của mình, các Giám Mục phải loan báo cho
mọi người biết Phúc Âm Chúa Kitô, một nhiệm vụ trỗi vượt trên các chức
vụ chính yếu của các Ngài, bằng cách nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần
mời gọi họ chấp nhận đức tin hoặc làm cho họ vững mạnh trong đức tin
sống động. Các Ngài hãy trình bày cho họ toàn vẹn mầu nhiệm Chúa Kitô,
tức những chân lý mà nếu không biết tới là không biết Chúa Kitô, và
cũng phải trình bày con đường đã được Thiên Chúa mặc khải để làm vinh
danh Người và nhờ đó, họ được hạnh phúc trường cửu” (SL về Nhiệm vụ Giám Mục, số 12)
Nhưng
con thuyền Giáo Hội, nhất là Giáo Hội tại Việt nam hôm nay, cho dù đang
trôi trong một Đất Nước hòa bình, kinh tế phát triển, chính trị ổn
định… thì không phải không còn đối diện với những hiểm nguy và bất
trắc. Bằng chứng là thời sự mục vụ trong những ngày qua tại giáo xứ
Thái Hà và cơ sở Tòa Khâm Sứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đang là một
“điểm nóng” thu hút sự quan tâm và lo lắng của mọi thành phần Dân Chúa
Giáo Hội Việt nam cũng như của nhiều người đạo đời trên thế giới.
Qua
những sự kiện, tiến trình và phương cách giải quyết vụ việc, cùng với
một loạt chiến dịch tuyên truyền được hệ thống truyền thông mở hết công
suất, Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, thông qua các lãnh đạo Thủ đô Hà Nội,
đã và đang nhất quyết chọn con đường loại trừ sự hiện hữu và vị trí của
Giáo Hội Công Giáo Việt nam trong sinh hoạt và cộng đồng dân tộc.
Không
phải chúng ta cường điệu quá đáng để bi đát hóa vấn đề, nhưng qua những
thực tế đã đang và xảy ra từng giờ, từng ngày tại một nơi là trung tâm
và đầu nảo của Đất Nước và Giáo Hội: Biểu tượng còn lại cuối cùng sự
liên hệ với Mẹ Hội Thánh là Tòa Khâm Sứ bị dẹp bỏ, vị lãnh đạo thuộc
hàng cao nhất của Giáo Hội Việt nam bị xúc phạm nặng nề… chỉ với hai
dấu chỉ nầy, đủ nói lên và cho thấy ý chí hận thù và đố kỵ Công Giáo
của tập đoàn lảnh đạo Cộng Sản được ngụy trang và che dấu bấy lâu nay
bây giờ đã lộ rõ.
Chắc chắn, qua sự kiện đặc biệt nầy, những
đầu óc chính trị của người Cộng Sản còn muốn lợi dụng để nhắm tới thêm
một mục tiêu khác: lợi dựng việc đánh phá người Công Giáo để hướng dư
luận quần chúng đi xa điểm nhạy cảm chính trị đang là rất bất lợi cho
vai trò lãnh đạo của người Cộng Sản Việt Nam: Nhượng đất, nhượng biển
cho Tàu ô, như nhận xét của tác giả Ngu Lão-Daklak trong bài viết “THÁI
HÀ- TÒA KHÂM SỨ: CHUYỆN NHỎ”
(Xin trích): “
Không gì tuyệt vời
cho bằng tập trung sự chú ý vào cái việc đòi đất, đòi nhà của mấy người
Công Giáo. Nhân dân ta theo Công giáo chỉ là thiểu số. Bà con Phật tử
chính danh thì cũng không nhiều. Giữa người đạo này và đạo khác cũng có
đó nhiều sự không thuận thảo, chưa kể là vẫn có đó sự ganh tị tiềm
tàng. Khi ta đánh dân Công giáo thì ít nữa là có rất nhiều người cùng
đảng phái hay đang nắm quyền ủng hộ ta. Chưa kể số người có lập trương
trung dung, con số người vì sợ hãi không dám lên tiếng ở nước ta thì
đầy dẩy. Đánh vào đám dân Công giáo, bất chấp người vai vế, chức vị
nào, tuy có hơi bất nhân, hơi vô đạo, nhưng một mủi tên mà trúng hai
mục tiêu, nhất là mục tiêu chuyển hướng sự quan tâm của người dân ra
khỏi chuyện mất đất, mất đảo là ta thắng lớn…”
Đứng trước
một hiện tình mục vụ nghiêm trọng như thế, chắc chắn cuộc họp thường
niên của Hội Đồng Giám Mục Việt nam đang diễn ra tại Tòa Giám Mục Xuân
Lộc, sẽ đặt các Mục Tử của Giáo Hội Việt nam trước những lo lắng và
thận trọng, tỉnh táo và khôn ngoan để có thể đề xuất một định hướng mục
vụ thích hợp khả dĩ dẫn dắt Dân Chúa vượt qua được thác ghềnh hiểm nguy
trong những tháng ngày sắp tới, đồng thời đáp ứng những nguyện vọng và
khát khao của muôn người thành tâm thiện chí trong nước và trên toàn
thế giới.
Ngoài việc cầu nguyện tha thiết để xin ơn Chúa Thánh
Thần tác động trên Quý Đức Cha, với tư cách là đứa con thảo hiếu trong
mái nhà Giáo Hội, con xin được mạo muội đạo đạt vài ý kiến thô thiển,
như một đóng góp nhỏ bé, một que củi nhỏ trong bếp lửa đức tin to lớn
mà Quý Đức Cha đang nhen lên giữa lòng Giáo Hội.
1. Đã đến lúc
Giáo Hội tại Việt nam qua tiếng nói chính thức của HĐGMVN phải lên
tiếng mạnh mẽ bênh vực cho những quyền tự do căn bản của con người mà
toàn dân Việt nam đang khao khát và thiếu vắng. (Con xin được mở ngoặc
như sau: Chúng con cám ơn HĐGMVN đã nhiều lần lên tiếng chung, nhưng
tiếng nói có khi còn lẻ tẻ, còn chung chung, chưa trực diện, chưa xuyên
xuất... ). Chúng con chắc chắn sau dịp họp này chúng con sẽ được nghe
một tiếng nói xác tín để hướng dẫn chúng con, nhất là qua những sự kiện
đang diễn ra tại Tổng giáo phận Hà Nội.
2. Đã đến lúc Giáo Hội
tại Việt Nam phải can đảm vạch trần những luận điểm sai lầm và tai hại
của chủ nghĩa Mác-Lê đang được Nhà Nước Cộng Sản nhồi nhét và triển
khai rộng khắp trong mạng lưới giáo dục hiện thời. Giáo hội Công giáo
đã có cả một Học thuyết về công lý xã hội và nền Thần học căn bản chống
lại lý thuyết vô thần. Nhưng chúng con cũng xin HĐGMVN một lần nữa xác
quyết cho những người chưa biết rõ hay chưa hiểu biết về lập trường của
Giáo hội được hiểu rõ hơn.
3.
Đã
đến lúc Giáo Hội tại Việt nam với tinh thần ái quốc và thiện chí xây
dựng Đất Nước, cương quyết tố cáo hệ thống chính trị độc tài, cổ hũ, đã
dẫn đưa Đất Nước đi vào những bế tắc, suy đồi, có nguy cơ trở thành nô
lệ cho tập đoàn cộng sản Tàu ô. Về điểm này, chúng con rất biết ơn một
số các Đức Cha đã công khai lên tiếng, tỉ dụ như ĐHY Tổng giám mục giáo
phận Saigòn, nhưng nếu có tiếng nói chung của HĐGMVN thì chắc chắn nó
sẽ mang lại hiệu quả là sẽ sẽ thúc đẩy và góp phần tích cực vào cho
việc canh tân xã hội và đổi mới đất nước.
4. Đã đến lúc Giáo
Hội tại Việt nam không được phép chỉ tìm và sống bình yên cho riêng
mình, nhưng là liên đới, đồng cảm, chen vai sát cánh với các anh chị em
dân tộc ít người, các nhóm tôn giáo thiểu số không được công nhận, các
tôn giáo và các giáo hội khác, như Tin lành, Phật giáo, Phật giáo Hòa
hảo và Cao đài giáo..., những nhà tranh đấu cho Dân chủ, tập thể các
dân oan những người trẻ, những trí thức, những chức sắc tôn giáo, những
nông dân và công nhân bị bóc lột… để cho họ cảm thấy Giáo Hội Công Giáo
luôn là anh em, là bạn đồng hành.
Để làm bật nổi mục tiêu khi
nêu những ý kiến trên, con xin được ghi lại những lời tâm huyết của một
cán bộ cộng sản ẩn danh tại Hà Nội, trong Thư chia sẻ đăng trên mạng
VietCatholic News (Thứ Hai 22/09/2008 20:32)
“
Người Công
giáo trước hết là người Việt Nam, nỗi đau vì bất công mà người Công
giáo gánh chịu là nổi đau của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, có một
khoảng cách được tạo ra giữa nỗi đau đó với nỗi đau chung của người dân
Việt Nam. Cơ quan thông tin nhà nước đã thành công trong việc tách
riêng Cộng đồng Công giáo, tạo cảm giác những yêu sách của họ như là
những yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó, xa rời nhân dân, liên
quan mật thiết với ngoại bang. Trong lúc các nhóm xã hội khác đang gánh
chịu nhiều bất công, như: nông dân, công nhân, giới trí thức, nhưng họ
không thể gây tiếng vang lớn như người Công giáo vì họ không có tổ
chức, không có niềm tin dẫn dắt và tập hợp. Thế mạnh của người Công
giáo là có hệ thống và đức tin làm cho họ có thể tập trung cùng nhau và
cùng nhau biểu lộ đòi hỏi của mình. Nhưng mặc khác thế mạnh này đồng
thời là điểm nhấn mà nhà nước đang đánh vào Công giáo. Họ tạo thành dự
luận để xem người Công giáo đang bị giật dây, ích kỹ, phục vụ lợi ích
nước ngoài, nếu không nói là các thế lực thù địch.Phải biến
những yêu sách của mình thành cuộc đấu tranh chống bất công, bảo vệ
pháp quyền, đòi công lý được thực thi. Cuộc đấu tranh đó là vì lợi ích
chung cả dân tộc, vì tất cả nhân dân Việt Nam, chứ không riêng gì những
người Công giáo. Xin hãy làm rõ thông điệp đó đến tất cả mọi người dân
Việt…”
Kính thưa Quý Đức Cha,
Chắc chắn, Quý Đức Cha
đã và đang cảm nhận mọi phức tạp và khó khăn mục vụ đè nặng trên đôi
vai mục tử của mình khi đối diện với một bối cảnh như thế của Giáo Hội
và xã hội Việt nam. Tuy nhiên, lịch sử của Giáo Hội suốt hai ngàn năm
vẫn luôn là một cuộc đối diện như thế để thực thi trọn vẹn mệnh lệnh
của chính Chúa Giêsu: “
của Xê-da, trả về cho Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21)
Hơn
lúc nào hết, Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt nam, và muôn triệu người
thành tâm thiện chí trên thế giới đang hướng về Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam để hy vọng và trông chờ tiếng nói “Ngôn Sứ” can đảm và khôn ngoan,
để định hướng cho con tàu Giáo Hội và dẫn dắt đoàn chiên đi đúng đường
trên cuộc hành trình về vĩnh cửu.
Thiết tưởng đó không là một
chuyện thời sự đột xuất, bất đắc dĩ, dưới áp lực của các vấn đề chính
trị, xã hội đang nổi cộm, mà chính là áp dụng cụ thể những lời dạy của
Công Đồng qua Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Giám Mục được ghi trong số 13 như
sau:
"
Các Ngài phải cố gắng dùng những phương tiện khác
nhau sẵn có trong thời đại chúng ta để loan báo giáo thuyết Kitô giáo,
trước hết là việc giảng thuyết và việc dạy giáo lý: cả hai luôn luôn
giữ một địa vị chính yếu; sau đó trình bày giáo thuyết trong các học
đường, các học hội, qua các buổi thuyết trình và những cuộc hội họp
dưới mọi hình thức; và đừng quên phổ biến giáo lý đó bằng những bản
tuyên ngôn nhân một vài biến cố, cũng như bằng báo chí và những phương
tiện truyền thông xã hội khác nhau; cần phải hoàn toàn tận dụng các
phương tiện nầy để rao truyền Phúc Âm” (SL về Nhiệm vụ Giám Mục, số 13)
Dưới
ánh sáng và động lực mục vụ khởi đi từ “Năm Thánh Phaolô” mà toàn thể
Giáo Hội đang hân hoan cử hành, con xin cầu chúc Quý Đức Cha, trên con
đường chu toàn sứ vụ Tông Đồ và Mục Tử, được luôn khôn ngoan và đầy
tình yêu Chúa Kitô, và luôn cảm nhận sâu sắc chính di ngôn của Thánh
Phaolô Tông Đồ, vị Ngôn sứ vĩ đại, đã trối lại cho người đồ đệ yêu dấu
là Giám mục Timôthê:
“
Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu đau khổ, tôi
còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng Lời Thiên Chúa
đâu bị xiềng xích ! Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những
người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô
Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2 Tim 2,9-10).
Trọng Kính.
Một con chiên nhỏ trong đàn chiên Hội Thánh tại Việt nam