Lm Gioan
Baotixita Đinh Xuân Minh
Lời ngỏ:
Khi chúng tôi
cho đi tựa đề hôm nay: „Sức mạnh chống cộng hữu hiệu cao nhất“,
là chúng tôi chỉ dám đưa lên quan điểm và cách nhìn
từ góc cạnh của một Linh Mục Thiên Chúa Giáo.
Ngoài ra, chúng tôi không dám hàm hồ vơ đũa cả
nắm để cho rằng, đây là phương cách
chống cộng duy nhất. Có thể đây là cách đấu
tranh có tính cách đặc thù, nhưng không phải là cách đấu
tranh duy nhất cho mọi người, mọi tôn giáo hay mọi
tổ chức. Tuy nhiên, cá nhân chúng tôi cũng cố gắng
mạnh dạn đưa ra những lý luận cách đấu
tranh của chúng tôi, ngõ hầu cầu mong được
sự hỗ trợ đông đảo của mọi tầng
lớp quần chúng, tu sĩ cũng như giáo dân, già
trẻ lớn bé, từ trong nước ra hải ngoại.
Nếu họ nhận thấy đây là một trong
những phương cách đấu tranh hữu hiệu
nhất, dễ khả thi nhất và có chức năng cao
nhất, thì chúng tôi tin rằng, công cuộc đấu tranh đòi
hỏi Công Lý và Hòa Bình chắc chắn sẽ thành công.
Khi chúng tôi trình bày sức mạnh đấu tranh
hữu hiệu nhất, không có nghĩa là chúng tôi phủ
nhận những công tác cần thiết quan trọng như
quốc tế vận, biểu tình, đình công, chuyển
đạt thông tin, viết sách báo, vạch trần tội
ác Cộng Sản, lập ra những Ủy ban bảo
vệ tài sản Giáo Hội… Mỗi một việc làm chống cộng, dù to
hay nhỏ, dù âm thầm hay
công khai, đều có tác động lớn nhỏ và có ý
nghĩa chung của nó: thay đổi triêt để
guồng máy cai trị độc tài gian ác tham nhũng hiện
nay của Cộng Sản Việt Nam.
Trong thời
gian qua, chúng tôi cho đăng nhiều bài về những
phương cách chống cộng. Có một vài người
(Việt gian?) khá „bức xúc“ và cho rằng chúng tôi cứ rê
ra mãi vài kiểu chống cộng này. Xem ra độc
giả sẽ chán nản. Chúng tôi quan miện rằng,
chống cộng như chống cơn bệnh hủi. Chúng
ta luôn phải bốc liều thang thuốc, phải trị
liệu thuốc thang để chặn đứng căn
bệnh nan y này. Mỗi việc làm của chúng ta là
phương cách ngăn chận sự lan „truyền
bệnh dịch Cộng Sản“ đến mọi
người, vì thế, cần phải làm liên tục, cần
phải đấu tranh bền bỉ, và cần phải sẵn
sàng ứng chiến.
Cũng có
người cho rằng, chúng tôi thích chống cộng. Xin
thưa: Không riêng gì chúng tôi, mà có hằng trăm, hằng
ngàn, hằng trăm triệu người yêu Công Lý chuộng Hoà Bình trên thế
giới thích chống cộng. Ai chẳng thích
chống cộng!? Vì chống cộng là một nghệ
thuật cao cả hủy diệt cơ chế gây sự
ác, sao lại không thích!? Hằng ngày chúng tôi giảng về
„văn hóa yêu thương“, cổ võ cho nền „văn hóa
của sự sống“, và dạy bảo „văn hóa đức
công bằng“… Nếu chúng tôi giảng về những văn
hóa này, mà lại không là chúng tôi đấu tranh thực tiễn
cho quyền con người, thì không lẽ chúng tôi làm chứng
dối?
Nếu chúng
tôi chỉ thuyết mà không thực hành, thì chẳng nhẽ
chúng tôi trông mong để kẻ Cướp Việt Cộng
giảng sự công bằng, để kẻ hung hăng bạo
lực giảng yêu thương, và chờ cho kẻ gian giảng
sự ngay chính?! Thật là lố bịch, khi Cộng Sản
cướp của giết người mà ra bộ lên lớp
giảng về đạo đức yêu thương! Khi chúng
cướp của cướp nhà, đòi giảng về sự
thật công chính! Khi chúng dâng đất bán biển, đòi ao
ước xây dựng đất nước tự do độc
lập, giầu sang thịnh vượng.
Tại sao
chúng tôi không nên ao ước đấu tranh và cổ võ cho
một nền thể chế chính trị nhân bản
chứ?! Mọi người, nhất là những vị lãnh
đạo tinh thần, những vị tu sĩ nam nữ,
những vị yêu chuộng Công lý và Hòa bình đều ao
ước chống cộng. Cơ hội, thời gian, và
chiến thuật là nguyên nhân (khách quan) họ thờ ơ hay
tích cực chống cộng.
Trở lại đề tài của chúng ta.
Đâu là sức mạnh chống cộng hữu hiệu
nhất?
1. Giới
thiệu về bốn cột trụ quan trọng nhất trong
một quốc gia
Trong mọi xã hội, chúng tôi nói về
một xã hội trên bình diện quốc gia, luôn có bốn cột trụ căn
bản và rất quan trọng. Đó là THẦN QUYỀN,
THẾ QUYỀN, GIÁO QUYỀN và NGÔN LUẬN QUYỀN.
Bốn cột trụ này giữ vai trò tất
yếu của một quốc gia. Chúng hỗ trợ cho nhau
cần thiết tới mức độ, thiếu một
trong bốn, một tập thể xã hội sẽ rơi
vào cảnh hỗn loạn, đạo đức sẽ
băng hoại; Và nền giáo dục sẽ bị lợi
dụng cho một sự truyên truyền xảo trá, tạo
ra những con người chỉ như cái máy phục vụ
cho sự gian manh giả dối. Nhưng, nếu thiếu một
trong bốn, lại có lợi cho một tập thể
nhỏ (ngắn hạn), tập thể lãnh đạo, tập
thể cán bộ vai vế. Bốn cột trụ này không những
hỗ trợ nhau mật thiết, song chúng còn kiểm soát
lẫn nhau.
Quyền là nội dung hiện diện tự
do của nó trong một tập thể xã hội.
a) Cột
trụ GIÁO QUYỀN có thể sai lầm, thiếu
xót, bởi vì thừa tác viên của Giáo quyền chỉ là
thụ tạo mặc lấy bản tính con người
yếu đuối tội lỗi. Nhưng cột trụ THẦN
QUYỀN là cột trụ chân chính linh thiêng tuyệt
đối, bất khả phân dịch. Thần quyền
tự có, không ai cho.
b) THẾ
QUYỀN được thành lập qua hai cách: Do
người dân tự do bầu ra và qua bạo lực.
* Quyền lựa chọn của người
dân phải diễn ra trong tự do, không bị ảnh
hưởng bởi một thế lực đen tối,
không một cơ quan nào ảnh hưởng hoặc tạo
áp lực làm ảnh hưởng đến quyền
quyết định lựa chọn của người dân.
* Cách thứ hai để tạo thế
quyền là do nhờ bạo lực. Chúng ta còn gọi là “cướp”
quyền. Thế quyền thành lập trên phuơng cách này là
Thế quyền của kẻ cướp, đúng nghĩa
của nó. Chúng ta nhận xét qua những cuộc tòa án nhân
dân vừa qua, trong vụ xử án Lm Nguyễn Văn Lý, Kỹ
sư Nguyễn Phong, anh Nguyễn Bình Thành, Ls Lê Thị Công
Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài. (Trông kìa! Kẻ cướp
bắt người công chính, kẻ cướp xử người
ngay, kẻ cướp kết tội người chính
trực! Nực cười!)
Một khi Thế quyền gầy dựng
trong bạo lực, thì cũng cai trị dân theo bạo
lực, theo quy luật của kẻ cướp. Bạo lực
là phương cách trị dân. Ai sinh ra bạo lực,
cũng chết trong bạo lực nhục nhã.
Vì, Thế Quyền
tạo dựng qua bạo lực, nên thế quyền bất
chính. Chế độ Cộng Sản là chế độ
bất chính!
Chúng ta hãy quan sát thế giới thú vật!
Chúng tạo „thế quyền“ của chúng như thế nào?
Vật nào mạnh, vật đó “lãnh đạo”! Nhưng
khi sức mạnh không còn, thì vật khác sẽ hạ chúng cho
đo ván. Kẻ „thắng“ tự ban trao quyền cho chính mình.
Cứ thế, bạo lực sẽ luôn quay quẩn trong vòng
xoáy, không bao giờ chấm dứt. Cảnh thế tranh dành
quyền lực nhờ qua sức mạnh sẽ luôn ngự
trị trong thế giới thú vật không bao giờ chấm
dứt. Nó luôn theo quy luật mạnh được
yếu thua, thắng làm “quan” thua làm “giặc con”. Trong
bối cảnh này, không bao giờ tập thể xã hội tìm
ra được sự cạnh tranh lành mạnh.
Bạo quyền Cộng Sản Việt Nam có
khác gì thế giới thú vật!? Họ đã dùng cách thứ hai để tự tạo
cột trụ Thế quyền: Dùng sức mạnh bạo
lực thay đổi thế quyền. Sự thay
đổi Thế quyền kiểu này sẽ luôn tái
diễn trong bạo lực, nằm trong quy tắc: mạnh
được yếu thua; Thế Quyền Bạo Lực
sẽ không bao giờ tạo dựng dựa theo tiêu
chuẩn chọn người hiền tài anh dũng do
người dân nhận định lựa chọn. Chúng ta
đều nhận ra cung cách tranh chấp quyền lực
tại Việt Nam hiện nay, trải qua những chặng
đường lịch sử của chế độ
Cộng Sản. Không một sự thay đổi quyền
lực nào không thấy cảnh thanh trừng nội bộ.
Đó là quy luật của chế độ gian manh:
Trồng người gian, thì sẽ gặp kẻ ác!
c) NGÔN LUẬN QUYỀN là quyền căn bản bẩm sinh và là quyền thiên
nhiên thuộc con người, của mỗi con
người và cho mỗi con người. Ai cũng có
quyền này, không trừ một ai! Nó là tiếng nói, là tiếng gọi lương tâm.
Con người khác con vật đặc biệt ở
quyền này. Con vật cũng có quyền sống như
mọi thụ tạo khác, vì thế Thượng
đế đã tạo dựng những nhu cầu môi
trường cần thiết cho chúng sinh tồn, nhưng
chúng không có quyền nói cho lương tâm, vì Thượng
đế không ban cho chúng quyền này. Hổ mẹ có
thể ăn thịt con mà không tỏ sự hối
tiếc, hoặc cảm thấy lưong tâm bị ăn
năn cắn rứt.
d) GIÁO QUYỀN
được trao khác với Thế quyền. Giáo
quyền trực tiếp do Thượng đế ban. “Ta
trao cho ngươi chìa khoá nước trời. Những gì
ngươi ràng buộc dưới đất, trên trời
cũng ràng buộc. Những gì người tha trên trần
thế, trên trời cũng sẽ tha thứ.” (Máthêu
16, 19; 18, 18)
Chìa khoá là biểu
tượng quyền hành. (Thánh Phêrô cầm chìa khoá biểu
tượng Giáo quyền). Quyền này, Thiên Chúa ban cho
những thừa tác viên đặc biệt của Ngài qua
thiên chức Linh Mục. (Gồm có Hàng Linh Mục, Hàng Giám Mục,
Hồng Y, Đức Giáo Hoàng). Họ gián tiếp được
chính Đức Giêsu giao quyền này từ Thần quyền.
Như vậy, Linh mục, vừa có Thế quyền trong
nghĩa rộng và Giáo quyền, quyền tha tội nhân qua
bí tích giải tội. Thế quyền trong nghĩa
rộng, là bởi vì họ có chỗ đứng xã hội trong
mọi sinh hoạt tập thể xã hội văn minh dù lớn
nhỏ.
2. Vai trò của các thế quyền trong một tập
thể xã hội
Nhà nước là một “tập
hợp xã hội” với cấu trúc của một nhà
nước, với mô hình của một quốc gia.
Cũng vậy, tôn giáo là một tập hợp xã hội
của những người cùng một đức tin, và
cũng có những cấu trúc tổ chức hành chánh riêng
biệt. Hoặc những cơ sở nghiệp đoàn,
những hội đoàn, trường học, nhà
thương, hội thể thao vv. Đó là những „tập
hợp xã hội” của một số người với
những tiêu chuẩn ấn định trong một tập
thể xã hội đó, và họ cũng có cấu trúc
tổ chức hành chánh riêng. Đó là chúng ta đang bàn
về những tập hợp xã hội nhỏ trong một
quốc gia.
Trong một quốc gia có vô số những
tập thể xã hội nhỏ như thế. Tập
thể xã hội quốc gia là tập thể xã hội
lớn nhất. Đơn vị nhỏ nhất của
một sinh hoạt tập thể xã hội, đó là gia
đình.
Mọi
tập thể xã hội, dù lớn hay nhỏ đều có
quyền sinh hoạt độc lập và dựa vào bốn
cột trụ: Thế quyền, giáo quyền, thần
quyền và ngôn luận quyền. Cho dù đó
là một tập thể xã hội nhỏ, nếu thiếu
một trong bốn cột trụ này, tập thể đó
sẽ bị xáo trộn về mọi mặt, từ
đạo đức luân lý đến nền tảng đạo
đức giáo dục.
Ngôn luận
quyền là quyền căn bản, là chìa khoá mở mọi
quyền khác. Thiếu nó, mọi quyền khác con người
chỉ thực thi trong cảnh áp đặt, và mọi hành
vi con người buộc chỉ phục vụ cho một
mục đích tuyên tuyền vụ lợi xấu nào đó
của một tập thể xã hội, không kiểm soát.
Trong một
quốc gia độc tài như Việt Nam hiện nay, thì THẾ
QUYỀN quy tụ GIÁO QUYỀN và NGÔN LUẬN QUYỀN vào
một. Thế quyền vừa kiểm soát vừa khống
chế Giáo quyền và Ngôn quyền luận. Bạo
quyền Cộng Sản Việt Nam còn đang muốn thâu
nhập Thần quyền vào Thế quyền bằng cách
họ lập ra những lăng mếu thờ Hồ Chí Minh,
hoặc đưa tượng hình HCM vào đền
miếu cho dân thờ. Nguời dân gốc miền Bắc
gọi chiêu bài thánh hóa họ Hồ, là „chó nhảy bàn độc“.
Rất may là thủ đoạn này của họ chưa thành
công. Người tín hữu vẫn còn sáng suốt
để nhận định đâu là Tà Thần và đâu
là Thần Ngay.
Bất cứ tôn giáo nào, Phật Giáo Cao
Đài Hào Hảo, hay Thiên Chúa giáo. Nếu cột trụ GIÁO
QUYỀN không thực thi đúng chức năng độc
lâp của mình, thì cột trụ này sẽ dễ đóng vai
trò là dụng cụ tuyên truyền của/cho cột trụ
Thế quyền. Giáo quyền độc lập như thế
nào? Ví dụ: Tong một Giáo phận, Thế quyền không
cho phép thuyên chuyển ngôi vị Giám mục, Linh Mục, hay
truyền chức Linh Mục vv.., nhưng Giáo quyền vẫn
không khuất phục tuân theo. Có được như vậy
mới biểu lộ tính Giáo quyền độc lập.
Cột trụ NGÔN LUẬN QUYỀN hiện
nay tại Việt Nam hiện đậm rõ nét nhất. Nó chỉ
là cột trụ dụng cụ tuyên truyền cho chế
độ gian ác Việt Cộng, làm tay sai và tiếp tay cho
cơ chế sinh con „ác“ đẻ con „dữ“.
May thay, hiện nay Việt Cộng vẫn
chưa thành công trong việc thu gọn Thần quyền vào
Thế quyền. Chính vì vậy, trong cuộc chiến
giữa Thiện và Ác, chúng ta phải đặt hết
niềm tin sức mạnh vào Thần quyền:
Thượng đế, Thiên Chúa, những vị thánh
thần linh.
3. Ý nghĩa
và sức mạnh động lực của cầu
nguyện
Lời cầu nguyện với Đấng
Tối cao hiện nay là phương thức cần thiết
nhất, để củng cố và gìn giữ đức
tin kiên trường chống lại sự xảo trá gian
manh của tập đoàn Cộng sản. Vì chúng ta biết,
cả hệ thống truyền thanh truyền hình báo trí đều
là dụng cụ truyên truyền sống sượng cho chế
độ đương thời,
kiểu nói dối không gượng miệng. Những „bộ
phận này“ đã phải bẻ cong ngòi bút, uốn lưỡi
vặn mồn, lừa dối lương tâm để hưởng
lương tháng.
Khi chúng ta đứng trước những công
việc khó khăn, chúng ta cần ơn Chúa, chúng ta mới đủ
can đảm bước thêm bước nữa. Mẹ Thánh
Teresa thành Calcutta đã tràn đầy nghị lực chăm
sóc những bệnh nhân bị bệnh hoạn ghẻ lở
dơ bẩn thối tha. Mẹ và các nữ tì Dòng Thừa Sai
Bác Ái, những con người bé nhỏ, đã làm những
việc cả thể, là vì họ nhờ ơn Chúa, họ
sống trong niềm tin. Cuộc đời của họ là
hy sinh dấn thân đem lại an vui và niềm tin hy vọng
cho người yếu đuối bị bóc lột không người
dòm ngó.
Một hôm, có nhà triệu phú nhìn thấy cảnh
Mẹ Teresa đang chăm sóc những người ghẻ
lở, bốc mùi chịu không nổi. Ông ta bị mũi, bộc
miệng nói: „Cho tôi bạc
triêu, tôi cũng không làm.“ Mẹ Teresa trả lời: „Tôi cũng giống ông. Ai cho tôi bạc
triệu tôi cũng không làm.“ Nhưng, mẹ Teresa đã làm.
Mẹ làm vì mẹ được ơn sức từ Thượng
Đế. Cũng vậy,
trong công cuộc chống lại tà thần Cộng Sản VN
hiện nay, lời cầu nguyện là sức mạnh
để chúng ta mạnh dạn dấn thân bước thêm
bước nữa: dấn thân cho lẽ phải, bênh
vực cho công lý, làm chứng cho sự thật và bảo
vệ nhân phẩm nhân quyền con người.
4. Kết
luận
Công cuộc đấu tranh đòi hòi Công Lý và
Hòa Bình hiện nay của đồng bào trong nước, và
đặc biệt của tòa Tổng Giám Mục Hà Nội,
Dòng Chúa Cứu Thế, và giáo dân xứ Thái Hà rất đúng
mực và cần thiết.
Họ là những chiến sĩ đức
tin, những ngôn xứ thời đại, những người
dám hy sinh dấn thân tranh đấu để đánh bại
những thế lực đen tối tay sai của Việt
Cộng, đem lại sự Chính thực cho con người.
Họ không chán nản buồn phiền nhụt trí, khi bộ
phận tuyên truyền Việt Cộng đả kích mạ
lỵ. Họ là những chiến sĩ gan lì, với tâm hồn
mãnh liệt trong cuộc chiến Thiện Ác. Sức mạnh
của họ là lời cầu nguyện. Như vậy, cầu
nguyện là phương thế, mà đồng bào giáo oan đã
dùng để đối phó với nghịch cảnh, đúng
như lời dạy của Chúa Giêsu: „Hãy yêu mến thù
địch và cầu nguyện cho những người bách
hại các con!“ (Mt 5, 44).
Ai xây dựng nền tảng xã hội công bằng,
nếu không là chúng ta!? Ai làm chứng nhân cho lẽ phải
cho sự thật, cho lương tâm, nếu không là những
vị lãnh đạo tu sĩ tôn giáo!? Ai dấn thân bảo
vệ quyền lợi con người, nếu không phải
là chính đồng bào chúng ta!?
Chẳng nhẽ chúng ta tin kẻ cướp
sẽ xây nhà dựng cửa, lo cơm tìm áo cho chúng ta?!
Chẳng bao giờ kẻ cướp ra tay
nghĩa hiệp bảo vệ người ngay chính. Chẳng
bao giờ kẻ cướp lại có tâm đạo đức
thương dân, vì dân và cho dân! Chẳng bao giờ!!!
Chẳng nói,
chúng ta cũng biết. Đảng Cộng Sản Việt
Nam là một băng đảng cướp!
Lạy
mẹ La Vang, Thánh Mẫu Giáo Hội Việt Nam. Xin mẹ
giải thoát dân tộc thân yêu của chúng con khỏi
bọn cướp của phá nhà!
(Đức Quốc, ngày 24 tháng 9 năm 2008)
|