Thứ Sáu, 2024-11-22, 4:07 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 25 » Luật sư: Có thể “cảnh cáo” ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội trong vụ Toà Khâm Sứ
2:27 PM
Luật sư: Có thể “cảnh cáo” ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội trong vụ Toà Khâm Sứ

Wednesday, September 24, 2008

medium_vn_250908_khamsu.jpg

Mưa gió, công an vẫn không thể ngăn cản giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân đổ về cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ. (Hình: VietCatholic News)


Giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân có thể bắt giam những kẻ mạo danh “thường dân” phạm pháp

Hà Nội (NV) - Hôm qua, sau khi một luật sư Việt Nam trích dẫn các qui định pháp luật hiện hành để chứng minh, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã lạm quyền, có dấu hiệu bạo hành trong quản lý hành chính khi ban hành hai công văn, một công văn “cảnh cáo” Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, một công văn “cảnh cáo” bốn linh mục thuộc Tu viện Thái Hà của Dòng Chúa Cứu thế, hôm nay, trong thư gửi đến VietCatholic News, một luật sư khác tại Việt Nam tiếp tục lên tiếng xác nhận, luật pháp hiện hành tại Việt Nam không thừa nhận việc sử dụng hình thức “cảnh cáo” bằng công văn. Cơ quan hành chính chỉ có thể áp dụng hình thức “cảnh cáo” bằng một “quyết định xử phạt vi phạm hành chính”, sau khi đã lập “biên bản vi phạm hành chính”.

Luật sư này cho rằng, trước pháp luật, ông Nguyễn Thế Thảo - chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là những công dân bình đẳng với nhau, có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Theo cách mà ông Nguyễn Thế Thảo đã dùng, bất chấp những qui định pháp luật hiện hành, ngang nhiên “cảnh cáo” Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục thì luật sư này cũng có quyền “cảnh cáo” ông Nguyễn Thế Thảo.

Luật sư vừa kể nhận định, dùng công văn để cảnh cáo là sai nhưng “buồn cười là hàng loạt nhà báo vẫn nhắm mắt đăng, điều đó chỉ quảng cáo cho sự ngu dốt nhưng lại trịch thượng của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội”. Theo ông, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế có thể kiện ông Thảo ra Tòa Hành Chính, yêu cầu thu hồi các công văn đã ban hành. Kể cả khởi kiện Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cũng như nhiều cơ quan truyền thông về hành vi “vu khống”, đồng thời dựa theo luật hình sự, đề nghị khởi tố các hành vi “xâm phạm quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân” hay “phá hoại chính sách đoàn kết”. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội nên nhờ luật sư để làm những điều đó “dù thắng hay không thì đó cũng là hành vi yêu nước, vì nhân dân mà làm”.

Liên quan đến vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, trước tình trạng từ ngày 21 Tháng Chín đến nay, hàng trăm người lạ mặt mặc thường phục như “thường dân” đã kéo đến bao vây nhà thờ Thái Hà, nơi có Tu Viện Dòng Chúa Cứu thế và giáo xứ Thái Hà chửi bới, hò hét đòi... “giết Tổng Giám Mục Kiệt, Linh Mục Phụng”, nhổ nước bọt, đánh lén cả giáo dân lẫn tu sĩ, linh mục rồi tràn vào khu đất đang tranh chấp, phá các lều, đánh trọng thương một số cụ già đang đọc kinh, cầu nguyện, đập ảnh tượng, hôm qua, trả lời RFA, một luật sư Việt Nam nhận định: Những hành vi của các “thường dân” bất thường như thế có dấu hiệu của nhiều tội đã được quy định trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành như: “Gây rối trật tự công cộng”, “Làm nhục người khác”, “Cố ý gây thương tích”, thậm chí là “Giết người”...

Khi chính quyền “ngoảnh mặt làm ngơ”, các nạn nhân có thể dựa vào một số căn cứ pháp lý để tự bảo vệ mình trong khuôn khổ pháp luật. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam có quy định về việc bắt người “phạm tội quả tang”: “Ðối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện Kiểm Sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Cũng theo Luật Tố Tụng Hình Sự: “Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”.

Luật sư kể trên giải thích: “Sở dĩ công dân có quyền bắt giữ những người ‘phạm tội quả tang’ vì luật hình sự qui định ‘Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm’. Việc bắt giữ những người ‘phạm tội quả tang’ không chỉ là quyền mà còn là ‘nghĩa vụ’, nhà làm luật đòi hỏi mọi công dân phải ‘tích cực’ thực hiện ‘nghĩa vụ’ này. Tuy nhiên, để giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước có cơ sở xem xét trách nhiệm hình sự của người ‘phạm tội quả tang’, nạn nhân nên chụp ảnh, quay phim và lưu giữ thật kỹ chứng cứ. Ðồng thời, nên tham khảo thêm qui định về 'phòng vệ chính đáng' của luật hình sự. Theo đó, ‘phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm’. Song cần lưu ý, nếu 'hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Có một số dấu hiệu cho thấy tranh chấp tài sản giữa Tổng Giáo Phận Hà Nội, Dòng Chúa Cứu thế với chính quyền CSVN đã chuyển sang một giai đoạn mới. Kể từ khi chính quyền CSVN cao giọng về việc sẽ “áp dụng pháp luật”, một số người, một số giới bắt đầu đối chiếu các qui định pháp luật hiện hành với thực tế hành xử của chính quyền CSVN để chứng minh việc “áp dụng pháp luật” của chính quyền CSVN hoàn toàn phi pháp. (G.Ð.)

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1011 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0