Thứ Hai, 2025-01-20, 8:47 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2008 » Tháng Chín » 26 » UBHK về Tự do Tôn giáo Quốc tế yêu cầu chính phủ Mỹ đưa CSVN trở lại CPC
7:13 PM
UBHK về Tự do Tôn giáo Quốc tế yêu cầu chính phủ Mỹ đưa CSVN trở lại CPC
Chính phủ Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách là một trong những nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất, và thúc giục trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân liên quan.











HOA THỊNH ÐỐN -Việt nam tiếp tục biểu lộ một thái độ bất cần rất đáng lo ngại về những quyền làm người căn bản, với các hành vi bạo động của công an đối với những người biểu tình ôn hoà tại các buổi cầu nguyện ở các khu vực tài sản sở hữu của Giáo hộì Công giáo Việt nam trước đây, kéo dài việc giam cầm và quản thúc tại gia một số những người cổ vũ cho tự do tôn giáo, và vào đầu tháng này đã bắt giam nhiều nhà hoạt động dân chủ.


Thay vì trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân cũng là người vận động cho tự do tôn giáo hiện đang bị tù, thì nhà nước Việt nam lại đề nghị cho cô đi sống lưu vong ở nước ngoài, điều mà cô đã từ chối. Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế yêu cầu Bộ Ngoại Giao đưa Việt nam trở lại vào số những nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất và đòi phải trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân đáng quan tâm.

"Rất thường xuyên tại Việt nam, những cá nhân nào tổ chức và bày tỏ các quan điểm một cách ôn hoà về tự do tôn giáo và nhân quyền -cùng các quyền tự do cần có để bảo vệ họ - thì đều bị lưu giữ, bắt bớ hoặc đe doạ," theo lời bà chủ tịch Ủy Ban Felice D. Gaer. “Là một thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt nam nên tôn trọng nhân quyền một cách đầy đủ và không được xem các hành động ôn hoà để thăng tiến tự do tôn giáo là một mối đe doạ về vấn đề an ninh."

Giáo dân Công giáo Hà nội đã liên tục tổ chức các buổi cầu nguyện tại các khu vực tài sản của Giáo hội kể từ tháng 12, để đòi hoàn trả tài sản lại cho Giáo hội. Tài sản của Giáo hội đã bị chính quyền Cộng sản tịch thu từ giữa thập niên 1950s. Mặc dù những vụ va chạm ngắn với công an đã làm gián đoạn những buổi cầu nguyện ôn hoà tại các khu vực này, thì nhiều tin tức trong ba tuần lễ vừa qua cho biết rằng công an đã bắt giữ tám người trong sân của tu viện cũ của Dòng Chúa Cứu Thế.

Cộng thêm với việc bắt bớ, nhân viên an ninh đã dùng dùi cui để giải tán một buổi âm thầm cầu nguyện cho việc phóng thích những người bị bắt. Các tin tức do những người chứng kiến tận mắt cho biết rằng có ít nhất 12 người bị tạm giữ ở đồn công an sau buổi cầu nguyện, và một linh mục bị thương nặng. Ủy ban nhận được thêm nhiều tin tức đáng lo âu rằng nhà nước Việt nam đã cáo buộc Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là xúi giục các cuộc biểu tình và đe doạ sẽ có những “hành động khắc nghiệt” để chấm dứt các buổi cầu nguyện ôn hoà. Nhiều đoàn người đông đảo được thấy là đang tụ tập mặc dù có sự cảnh cáo.


Cô Lê Thị Công Nhân là một trong những tù nhân đáng quan tâm mà Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã gặp trong chuyến viếng thăm Việt Nam hồi cuối năm ngoái. Một số lớn các tù nhân như cô đã bị giam giữ trong tù ở Việt Nam vì các lý do liên quan đến việc họ thực hành hoặc cổ vũ cho tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, mà trong đó, chẳng hạn như việc kêu gọi cải thiện luật pháp để thằng tiến tự do tôn giáo, hoặc được tổ chức biểu tình ôn hoà phản đối các hạn chế tự do tôn giáo. Cô Lê Thị Công Nhân bị bắt cùng với Linh mục Nguyễn Văn Lý và anh Nguyễn Văn Đài vào tháng 3/2007 trong một phần của chiến dịch đàn áp rộng lớn hơn của nhà nước Việt Nam nhằm vào những nhà tranh đấu cho dân chủ, công đoàn, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và nhân quyền.

"Ðây thật là điều bất bình đáng lẽ ra cô Lê Thị Công Nhân không nên bị bắt, và cô vẫn chưa được trả tự do," theo lời bà Gaer. "Cô ấy và tất cả các tù nhân đáng quan tâm ở Việt nam phải được trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện, và không có cái việc quản thúc tại gia thường kèm theo sau khi bị kết án mà nhà cầm quyền Việt nam hay xử dụng để hạn chế quyền tự do của các nhà tranh đấu”

Ủy ban mới đây đã cho phổ biến Chính sách chú trọng vào Việt Nam, để thẩm định về tình trạng tự do tôn giáo ở Việt nam. Sau khi đến viếng thăm Việt Nam, Ủy ban kết luận rằng trong khi tiến bộ đã đạt được tại vài khu vực, nhưng sự cải thiện lại không nới rộng đến tất cả các cộng đồng tôn giáo, các tỉnh thành hoặc các sắc tộc thiểu số. Cộng thêm vào đó, các luật lệ được ban hành ở tầm mức quốc gia thì không được thi hành hoặc bị lơ là ở các địa phương, và liên tục có quá nhiều những sự ngược đãi, hoặc giới hạn về tự do tôn giáo mà các cộng đồng tôn giáo khác nhau đang phải trải qua, kể cả với những người cổ vũ ôn hoà cho tự do tôn giáo.

Các vụ vi phạm nghiêm trọng như thế cho thấy nhà nước Việt nam đã thất bại trong sự thử thách nhằm đáp ứng với các nghĩa vụ về tự do tôn giáo dưới các quy định quốc tế. Từ kết quả đó, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế tuy tôn trọng nhưng không tán thành quyết định gỡ bỏ Việt nam ra khỏi danh sách “Các quốc gia đặc biệt cần quan tâm” của Bộ Ngoại giao vào năm 2006, và việc Bộ Ngoại giao tiếp tục đánh giá cho rằng Việt nam rơi xuống "dưới mức quy định" để bị đưa vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Ủy ban hoan nghênh Phòng Tự do Tôn giáo Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại giao về các cố gắng bền bỉ nổ nhằm chấm dứt những vi phạm tự do tôn giáo tại Việt nam. Ủy ban thúc giục thêm Chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam:

- ngay lập tức và vô điều kiện phóng thích khỏi nhà tù và không quản thúc tại gia, cô Lê Thị Công Nhân và những người cổ vũ cho nhân quyền khác .

- chấp nhận cho Giáo hội Công giáo và các tổ chức tôn giáo khác được hoạt động tự do; và

- cho phép được tự do bày tỏ tư tưởng kể cả quyền được biểu tình ôn hoà.

Ủy ban kêu gọi nên đưa Việt Nam trở lại danh sách là một trong các nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất vì liên tục vi phạm một cách trắng trợn có hệ thống đến tự do tôn giáo và các quyền làm người khác.


Nguồn: United States Commission on International Religious Freedom
Category: Chính trị | Views: 1182 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0